Thương lắm học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú!
Hội nghị tổng kết 10 năm mô hình trường phổ thông dân tộc nội trú diễn ra ngày 18.12 khi vụ việc hiệu trưởng Trường Dân tộc nội trú THCS Thanh Sơn, Phú Thọ, bị tố xâm hại hàng loạt học sinh của mình đang gây phẫn nộ trong xã hội.
Học sinh Trường Dân tộc nội trú THCS Văn Chấn, Yên Bái – T.N
Phát biểu khai mạc hội nghị, ông Phùng Xuân Nhạ, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, nhấn mạnh vai trò, trách nhiệm của các trường nội trú trong việc giáo dục, bảo đảm an toàn và yêu thương học sinh (HS) như gia đình thứ hai của các em. Những chia sẻ của người đứng đầu ngành giáo dục so với những gì diễn ra trong thực tế càng thấy cay đắng.
Thầy cô phải như cha mẹ
“Các cháu trong trường nội trú, xa nhà, ở với thầy cô 24/24 giờ, nhiều hơn cả với bố mẹ, do vậy các thầy cô phải đóng vai trò như bố mẹ trong gia đình, nhưng nếu các thầy cô không gương mẫu, mà còn có những hành vi phi đạo đức như trên thì không thể chấp nhận được, dù đây là trường hợp cá biệt”, ông Nhạ bày tỏ.
Ông Nhạ khẳng định đội ngũ cán bộ, giáo viên trong các trường này hết sức quan trọng, ngoài việc đánh giá theo chuẩn chung về nghề nghiệp đạo đức, lối sống, các thầy cô trường phổ thông dân tộc nội trú còn có yêu cầu khác. Do đặc thù khi vào học trong trường nội trú, HS còn nhỏ nên bản thân các em và gia đình đều coi thầy cô như cha mẹ, chăm sóc, giáo dưỡng HS như cha mẹ trong gia đình. Do vậy, các trường phải có trách nhiệm đảm bảo cho HS được an toàn, được yêu thương như chính trong gia đình mình.
Ông Nhạ cũng lưu ý vai trò của thầy giáo, cô giáo trong các trường này không chỉ dạy chữ mà còn phải dạy người, dạy đạo đức lối sống cho HS dân tộc thiểu số. Do vậy cần những giáo viên có năng lực, phẩm chất tốt, ngoài giảng dạy chuyên môn còn phải có kỹ năng nghiệp vụ để giúp HS dân tộc thiểu số hòa nhập, tự lập và phát huy được các giá trị bản thân. Điều đó không chỉ cần trách nhiệm của ngành giáo dục mà cần sự hỗ trợ của địa phương, các ngành khác.
Video đang HOT
Hiệu quả đào tạo chưa cao
“Các điều kiện như bếp ăn nội trú, nhà vệ sinh, nhà ở nội trú nay đã được quy định cụ thể trong chính sách nhưng còn nhiều bất cập, trẻ còn thiếu nhiều điều kiện sinh hoạt nội trú”
Ông Nguyễn Văn Sơn, Vụ trưởng Vụ Giáo dục dân tộc, Bộ GD-ĐT
Trường phổ thông dân tộc nội trú là loại hình trường công lập, chuyên biệt trong hệ thống giáo dục quốc dân. Trường dành cho thanh, thiếu niên các dân tộc thiểu số với mục tiêu tạo nguồn đào tạo cán bộ và nguồn nhân lực có trình độ cho vùng dân tộc, miền núi. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển nhanh, mạnh của nền kinh tế thị trường, khoảng cách giữa miền núi, nông thôn và thành thị đã dần được thu hẹp khiến mục tiêu của mô hình trường đã có nhiều thay đổi đáng kể so với ban đầu.
Ông Nguyễn Văn Sơn, Vụ trưởng Vụ Giáo dục dân tộc (Bộ GD-ĐT) nhìn nhận hiệu quả đào tạo của trường chưa cao. Chẳng hạn, việc thành lập các trường liên cấp ở một số địa phương chưa có sự chuẩn bị tốt về điều kiện phục vụ, nuôi dạy HS, cán bộ quản lý, giáo viên của các trường liên cấp còn nhiều lúng túng trong tổ chức hoạt động của 2 cấp trường. Đào tạo liên tục HS từ cấp THCS lên cấp THPT trong trường phổ thông dân tộc nội trú còn thấp, số HS tốt nghiệp lớp 9 được vào học tiếp lớp 10 rất ít (chiếm 23%) gây lãng phí trong đào tạo cả về nguồn lực kinh tế cũng như cán bộ người dân tộc thiểu số. Số HS tốt nghiệp THPT chủ yếu vào học CĐ, ĐH. Tuy vậy, số sinh viên sau khi tốt nghiệp ĐH, CĐ có thể tìm kiếm được việc làm để nuôi sống bản thân và gia đình rất khiêm tốn.
“Các điều kiện như bếp ăn nội trú, nhà vệ sinh, nhà ở nội trú nay đã được quy định cụ thể trong chính sách nhưng còn nhiều bất cập, trẻ còn thiếu nhiều điều kiện sinh hoạt nội trú”, ông Sơn nói.
4 mô hình trường nội trú
Mong muốn có các tổ tư vấn tâm lý
Nhiều ý kiến phát biểu tại hội nghị rất muốn thành lập các tổ tư vấn tâm lý trong trường nội trú để hỗ trợ kịp thời những khó khăn, vướng mắc về tâm sinh lý của HS nhưng không có cơ chế cho việc tuyển dụng cũng như chi trả lương để thành lập được đội ngũ này. Theo báo cáo của Bộ GD-ĐT, hiện nay toàn quốc có 315 trường phổ thông dân tộc nội trú ở 49 tỉnh/thành phố với 109.245 HS.
Trong kế hoạch 10 năm tới, Bộ GD-ĐT khẳng định hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú nhất thiết phải tiếp tục duy trì và thực hiện một số giải pháp cấp bách để thực hiện hiệu quả mục tiêu tạo nguồn đào tạo cán bộ và nguồn nhân lực chất lượng cao ở vùng này. Muốn như vậy, sẽ phải nâng cao chất lượng của các trường nội trú, đảm bảo HS nội trú phải có “3 hơn” ở nhà: ăn ở, sinh hoạt tốt hơn; học tập tốt hơn và có cuộc sống vui hơn, tốt hơn.
Tuy nhiên, thay vì chỉ có một mô hình trường dành cho thanh, thiếu niên các dân tộc thiểu số như hiện nay, Bộ GD-ĐT đưa ra 4 mô hình khác nhau. Ngoài việc giữ nguyên mô hình như hiện nay, sẽ bổ sung 3 mô hình: trường có một bộ phận là HS phổ thông, mô hình HS dân tộc (nội trú) học tại trường phổ thông có cùng cấp với HS các dân tộc Kinh, mô hình trường trọng điểm (chất lượng cao) theo 4 vùng: Tây Bắc, Tây nguyên, duyên hải miền Trung và Tây Nam bộ. Đây sẽ là trường tạo nguồn đào tạo cán bộ, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở vùng dân tộc thiểu số, miền núi, hải đảo, biên giới, vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn.
Theo thanhnien
Cấp bách giáo dục giá trị cho học sinh
Ngày nay, qua truyền thông, chúng ta bắt gặp không biết bao nhiêu thông tin đau lòng liên quan đến tuổi vị thành niên. Chất gây nghiện, say game, đánh nhau, làm chết bạn, cướp của, thậm chí đày đọa người thân chỉ vì tiền. Phải chăng trong công tác giáo dục của chúng ta đang có điều gì đó khiếm khuyết, chưa tốt?
Nhà trường không chỉ là nơi dạy chữ mà còn là nơi bồi dưỡng cho học sinh cách sống - ĐÀO NGỌC THẠCH
Trong nỗ lực đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục, những người làm công tác giáo dục đã nhận thấy một lỗ hổng lớn trong việc dạy và học và đã thay cách truyền thụ kiến thức theo lối nhồi nhét, đọc chép bằng chương trình theo mô hình phát triển năng lực. Đó là một xu hướng đúng và cần làm. Tuy nhiên, đây chủ yếu vẫn nhằm khắc phục cách tiếp cận lấy kiến thức làm mục đích tự thân, trong khi mục tiêu của giáo dục không chỉ là truyền thụ kiến thức mà còn có vấn đề hình thành nhân cách hay nói rộng hơn là giáo dục giá trị.
Đừng coi nhẹ dạy người
Giáo dục giá trị là truyền lại cho thế hệ trẻ những giá trị mà các thế hệ đi trước đã tích lũy được cũng giống như giáo dục tri thức là cung cấp cho học sinh những kiến thức mà nhân loại có được trong quá trình khám phá tự nhiên, con người và xã hội. Nhà trường không chỉ là nơi dạy chữ, mở mang trí óc mà còn là nơi bồi dưỡng cho học sinh cách sống, thái độ, cách ứng xử với những người xung quanh, với môi trường. Giáo dục tri thức và giáo dục giá trị gắn chặt với nhau, hỗ trợ lẫn nhau trong suốt quá trình dạy học và toàn bộ sinh hoạt của nhà trường. Tuy nhiên, mỗi lĩnh vực có đặc điểm riêng, có yêu cầu và phương pháp riêng. Những khiếm khuyết dẫn đến có nhiều hiện tượng tiêu cực trong lứa tuổi vị thành niên hiện nay bắt nguồn một phần chính từ việc không quan tâm đầy đủ đến tầm quan trọng, đặc điểm và phương pháp của giáo dục giá trị nhà trường, coi nhẹ việc dạy người hơn dạy chữ.
Phụ huynh và cả nhà trường thường quan tâm trước hết đến điểm số, đến việc con em mình có vào được trường chuyên lớp chọn không, có thi vào đại học được không, có xin việc được không. Vì thế đã bỏ qua những thiếu sót của chúng trong trách nhiệm với gia đình, cách quản lý thời gian, thái độ với lao động, quan hệ với bạn bè. Những lỗ hổng ấy mỗi ngày mà cả cha mẹ và nhà trường đều không lường tới.
Hãy yêu thương học sinh thật lòng
Do không chú ý đúng mức đến việc giáo dục giá trị nên người ta cũng thường bỏ qua đặc điểm của hoạt động giáo dục này, từ đó làm giảm hiệu quả tác động của nó. Chẳng hạn, trong giờ học đạo đức hay giáo dục công dân, thầy giáo chỉ tập trung thuyết giảng, giải thích thế nào là trung thực, nhân ái hay yêu nước nhưng quên mất rằng truyền đạt giá trị rất khác cách truyền thụ kiến thức. Ở đây chỉ thuyết giảng, dạy dỗ từ trên cao, từ bên ngoài là không đủ. Cái cần cho trẻ em không phải là nhận biết một giá trị, biết thế nào là trung thực, nhân ái mà cái chính là giúp các em trải nghiệm, thấm nhuần và có được giá trị ấy, biết hành xử theo tiêu chuẩn của giá trị ấy.
Muốn thế, ngoài giờ giảng chung cho học sinh trên lớp, trên hội trường, cần có sự gần gũi với từng học sinh, cần có sự tiếp cận cá nhân với mỗi đứa trẻ, nhất là những em có vấn đề. Nhiều phụ huynh nói rằng họ dạy dỗ các con mình giống nhau, không phân biệt đứa nào thương đứa nào ghét, thế mà không hiểu tại sao có đứa vẫn hư. Đó là vì tuy cùng là con nhưng mỗi đứa có tâm lý, tính cách khác nhau, đòi hỏi phải có các tiếp cận riêng. Nếu chỉ dạy tất cả theo một cách giống nhau, nhất định sẽ có trẻ cảm thấy không phù hợp.
Đặc biệt trong giáo dục giá trị, ngoài yêu cầu tiếp cận cá nhân, tình cảm có vai trò rất quan trọng. Khác với tri thức, các giá trị thường đi vào trẻ em qua con đường tình cảm. Nếu chỉ tiếp thu bằng lý trí, các giá trị sẽ dễ trượt qua, không đọng lại ở trẻ, càng không có khả năng hiện thực hóa hành động. Bởi vậy muốn tác động vào tình cảm của trẻ, thầy giáo và cha mẹ học sinh phải yêu thương, thật lòng, cởi mở với chúng. Bằng con đường đó, bài học giá trị sẽ dễ dàng đi vào trẻ, biến thành của chúng, định hướng hành động của chúng.
Chúng ta đang sống trong thời đại 4.0. Thành tựu công nghệ đang dẫn dắt hành động của con người, nhất là giới trẻ. Trong bối cảnh ấy giáo giục giá trị càng trở nên cấp bách. Dù khoa học và công nghệ có phát triển như thế nào, những giá trị chung của nhân loại về cách làm người, về tiến bộ xã hội vẫn là những nền tảng không thể thiếu trong cuộc sống. Nó giúp trẻ em không cảm thấy hụt hẫng khi đứng trước những "siêu thị" vật chất khổng lồ hay những phát minh công nghệ choáng ngợp. Sự thiếu hụt những giá trị căn bản và niềm tin vào những giá trị tinh thần sẽ làm cho trẻ bối rối, không làm chủ được mình và vô cảm. Từ đó dễ dẫn đến những hành động tiêu cực.
Theo thanhnien
'Cái tát' vào bệnh thành tích: Sẽ chấn chỉnh lệch lạc trong phong trào thi đua Trao đổi với phóng viên Thanh Niên, bà Nguyễn Thị Nghĩa, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, cho rằng việc thi đua trong ngành vẫn cần thiết nhưng Bộ sẽ tăng cường rà soát để chấn chỉnh những lệch lạc trong việc tổ chức thi đua ở cơ sở. Nguyễn Thị Nghĩa - Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bà Nguyễn Thị Nghĩa cho rằng mục tiêu...