[Thuốc&Dinh dưỡng] Cẩn trọng khi ăn quả hồng giòn
Nhờ đặc tính của chất chống oxy hóa và phòng chống ung thư, quả hồng giòn có hữu ích trong việc tăng cường hệ miễn dịch.
Hồng giòn chứa hàm lượng cao nhất axít ascorbic (vitamin C) và có thể đáp ứng được khoảng 80% nhu cầu hàng ngày của chất dinh dưỡng này đối với cơ thể. Ngoài ra, quả hồng còn có nhiều tác dụng, như giúp giảm cân, tăng cường chất chống oxy hóa, giảm cholesterol, rất tốt đối với người bị bệnh tim mạch.
Ảnh minh họa
Bên cạnh những tác dụng trên, ăn hồng có tác dụng lợi tiểu nhẹ, giàu vitamin A, hỗ trợ và duy trì sức khỏe của mắt, giảm viêm, ngăn chặn lão hóa sớm… Tuy nhiên, có một số lưu ý khi ăn loại quả này vì những tác dụng phụ nguy hiểm của nó cho sức khỏe con người.
Không ăn hồng khi đói: Quả hồng, đặc biệt là vỏ hồng chứa khá nhiều tanin và chất xơ. Ăn quả hồng khi dạ dày rỗng, nồng độ axít cao sẽ khiến chúng bị kết tủa tạo thành khối bã rắn chắc gây tắc ruột, biến chứng thủng ruột. Đặc biệt với người già và trẻ em nếu ăn quá nhiều hồng khi bụng rỗng sẽ dễ bị tổn thương dạ dày vì chức năng tiêu hóa yếu. Thực tế, hàng năm vào mùa hồng, có rất nhiều bệnh nhân bị tắc ruột phải nhập viện cấp cứu.
Video đang HOT
Nên tránh ăn cùng với các thực phẩm sau:
Không nên ăn hồng sau khi ăn trứng bởi có thể dẫn đến ngộ độc thực phẩm và viêm ruột cấp tính. Sau khi ăn canh cua cũng tránh ăn hồng, vì chất tanin và các thành phần khác trong quả hồng có thể khiến protein trong thịt cua rắn lại, lưu lại trong ruột rồi lên men, thối rữa, gây buồn nôn, đau bụng và đi ngoài. Nặng hơn, những chất đó có thể kết thành sỏi.
Tuyệt đối không ăn hồng khi uống rượu, bởi hồng có tính hàn nhưng rượu lại tính nóng có độc, vị cay hơi đắng; khi cùng vào ruột sẽ kích thích bài tiết đường ruột. Lượng tanin trong quả hồng vào dạ dày sẽ tạo thành một chất dính nhầy, sền sệt, nếu lỡ kết hợp với cellulose sẽ tạo thành cục, rất khó tiêu hóa hay thải ra ngoài, lâu dần sẽ gây tắc ruột.
Ngoài ra, dù thèm và thích loại quả này đến mấy cũng không ăn quá nhiều, có thể khiến cơ thể thiếu khoáng chất. Hồng còn nhanh gây cảm giác no, ảnh hưởng đến khẩu vị. Tốt nhất không nên ăn quá 200g hồng/lần.
Không nên ăn hồng cùng khoai lang, vì khoai lang chứa nhiều tinh bột, sau khi trong dạ dày sẽ sản sinh ra một lượng lớn axít dạ dày, nếu lại ăn thêm một vài quả hồng, sẽ kết tủa, hình thành sỏi không hòa tan. Chúng vừa khó tiêu hóa, lại không dễ đào thải ra ngoài, dễ bị tạo thành sỏi trong dạ dày.
Người tiểu đường nên tránh: Đối với người tiểu đường không nên ăn hồng, vì quả hồng chứa 10,8% đường, phần lớn là disaccharides đơn giản và monosaccharides (glucose, fructose, sucrose) nên dễ dàng hấp thu vào máu sẽ gây tăng lượng đường trong máu.
Lương y Lương Cao Cường
Theo kinhtedothi
Có dùng được nghệ khi đang uống aspirin?
Tôi đã từng bị nhồi máu cơ tim phải dùng aspirin hàng ngày để ngăn ngừa bệnh tái phát. Mới đây tôi có uống thêm nghệ để phòng ngừa bệnh tật. Xin hỏi việc uống nghệ này có ảnh hưởng gì tới việc dùng aspirin của tôi không. Xin bác sĩ cho lời khuyên. Trân trọng cảm ơn bác sĩ!
Nguyễn Vũ Dũng (Đăk Lăk)
Ảnh minh họa
Hầu hết các lợi ích sức khỏe của củ nghệ là do nó có chứa hoạt chất curcumin. Các nghiên cứu quy mô cho thấy curcumin có tác dụng chống viêm, chống ôxy hóa, chống ung thư và chống huyết khối (làm giảm cục máu đông).
Dựa vào các đặc tính có lợi của nghệ, người ta thường sử dụng củ nghệ thay thế hoặc kết hợp với các loại thuốc khác để điều trị một số bệnh như bệnh lý gan và tiêu hóa, cải thiện miễn dịch, giảm mỡ máu.
Tuy nhiên, nghệ có thể gây bất lợi khi kết hợp với một số loại thuốc. Cụ thể:
Nghệ cũng có đặc tính chống huyết khối, có thể làm giảm cục máu đông. Chính đặc tính này làm cho nghệ trở nên nguy hiểm khi kết hợp với thuốc làm loãng máu như warfarin, clopidogrel và aspirin mà bạn đang dùng.
Khi kết hợp nghệ với aspirin có thể làm tăng tác dụng của nghệ và tăng nguy cơ xuất huyết trong. Vì vậy cần tránh kết hợp nghệ với thuốc chống đông máu và/hoặc thuốc chống kết tập tiểu cầu.
Như vậy, mặc dù nghệ có tác dụng ngăn ngừa huyết khối, song nó lại tương kỵ với aspirin. Vì vậy, bạn không nên dùng chung nghệ với aspirin trong quá trình điều trị dự phòng thứ phát sau nhồi máu cơ tim.
BS. Thiện Trí
Theo suckhoedoisong
Điều tối kỵ khi ăn thanh long ai cũng nên biết để tránh rước bệnh vào thân Theo lương y Bùi Hồng Minh, bệnh nhân tiêu chảy hoặc chị em phụ nữ có thể trạng lạnh, đang đến kỳ kinh nguyệt... đều không nên ăn loại quả này. Thanh long là một loại trái cây nhiệt đới ngày càng trở nên nổi tiếng không chỉ ở nước ta mà còn khắp nơi trên thế giới. Hầu hết chúng ta ăn...