“Thuốc” trị văn mẫu
Khoảng 4 năm trở lại đây, đề thi môn Ngữ văn trong các kỳ thi có sự thay đổi căn bản.
Ảnh minh họa
Như Kỳ thi tốt nghiệp THPT, cấu trúc đề chuyển từ việc yêu cầu học sinh thuộc lòng những nội dung đã đọc hiểu của tác phẩm có trong SGK sang việc vận dụng kiến thức, kỹ năng đọc hiểu.
Đề thi môn Ngữ văn ở các kỳ thi đề cập vấn đề thời sự, gần gũi cuộc sống cho thí sinh bàn luận. Gần như các dạng đề mở đều khiến các em cảm thấy hứng thú, không phải học tủ, học vẹt, vừa kiểm tra được năng lực, sáng tạo của bản thân.
Cách ra đề thi môn Ngữ văn của Bộ GD&ĐT đã tác động trở lại quá trình dạy – học, kiểm tra đánh giá định kỳ ở các trường phổ thông. Giáo viên Ngữ văn bắt đầu có sự điều chỉnh trong cách dạy, học sinh cũng quan tâm đến những mục tiêu mà môn Ngữ văn kỳ vọng như học cách cảm, cách nghĩ, diễn đạt mà còn là môn học góp phần hình thành nhân cách sống.
Với cách học tủ, học thuộc văn mẫu, chỉ cần đề thi đòi hỏi học sinh phải có lập luận, so sánh giữa hai tác phẩm, hai đoạn trích, trình bày chính kiến, có tranh luận, phản biện sẽ là điều rất khó khăn với thí sinh. Như với phần nghị luận văn học của đề thi Ngữ văn, Kỳ thi tốt nghiệp THPT đợt 1 năm 2021, nhiều em đã nhận xét rằng phải “xoắn não” mới làm được vì dễ lạc đề. Các em chỉ đơn giản là học thuộc văn mẫu phân tích đoạn trích của tác phẩm “Sóng”. Thế nên, khi đề ra có thêm yêu cầu phân tích đoạn trích để làm nổi bật vẻ đẹp nữ tính trong thơ của Xuân Quỳnh thì các em bị “sập tủ”.
Gần như đề thi Ngữ văn ở Kỳ thi THPT quốc gia, tốt nghiệp THPT năm nào cũng tạo nên những tranh luận. Mặt khác, xã hội vẫn quen với cấu trúc của đề thi Ngữ văn bao giờ cũng có 2 phần nghị luận văn học và nghị luận xã hội.
Video đang HOT
Chính vì vậy, có không ít đề thi gây tranh cãi khi thoát khỏi mô-típ này. Như đề thi học kỳ I lớp 12 môn Ngữ văn mới đây của Sở GD&ĐT Đà Nẵng năm học 2019 – 2020 đã khiến không ít học sinh ngỡ ngàng vì cấu trúc đề không có câu nghị luận văn học – một nội dung trọng tâm của chương trình Ngữ văn 12. Thay vì chọn một tác phẩm văn học, đề thi yêu cầu các em trình bày suy nghĩ của mình về quan điểm: “Từ bỏ cũng là một sự lựa chọn”. Nhiều ý kiến bám theo những mô-típ đề thi Ngữ văn quen thuộc để phê bình đề thi. Trong khi đó, bản thân các em lại rất hào hứng với đề thi có nhiều đổi mới này.
Việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực đã khiến mối quan hệ thầy – trò trong nhà trường có sự thay đổi. Vị trí trung tâm của người thầy không còn ở nghĩa nguyên thuỷ và bắt đầu dịch chuyển sang học sinh. Trong thời đại bùng nổ thông tin, các em có thể dễ dàng tìm thấy kho văn mẫu khổng lồ chỉ với một thao tác tìm kiếm thì vai trò hướng dẫn, định hướng của giáo viên rất quan trọng.
Vì vậy, việc đổi mới trong kiểm tra, đánh giá học sinh còn phụ thuộc vào việc phải làm sao thay đổi nhận thức của cả xã hội về quan niệm chất lượng giáo dục. Toa thuốc cho bệnh “văn mẫu” còn phải kê cho cả người học và nhận thức của cả xã hội về quan niệm chất lượng giáo dục, để nhà trường bớt đi những áp lực từ bên ngoài cổng trường.
Học sinh làm văn tả bà và mẹ giống hệt nhau vì theo mẫu
Để chấm dứt tình trạng dạy và học theo văn mẫu, nhiều giáo viên cho rằng giải pháp tốt nhất là đổi mới đề thi và cách chấm thi ở các cấp học.
Nói về tình trạng học văn mẫu, với kinh nghiệm trong nhiều năm giảng dạy, cô Phạm Thái Lê, giáo viên Ngữ Văn trường THPT Marie Curie (TP.HCM), cho biết chấm dứt tình trạng học theo văn mẫu, tuy khá muộn màng nhưng là điều đúng đắn và đáng hoan nghênh.
"Bao nhiêu năm qua, trẻ con đã lệ thuộc quá nhiều vào văn mẫu. Khi được ra đề bài tả cô giáo, tả bà, tả mẹ, một loạt học sinh tiểu học gần như đều có một bài làm giống hệt nhau. Hoặc khi cô giáo yêu cầu làm văn kể về một việc tốt của bản thân, bỗng nhiên việc một cụ bà được dắt qua đường lại xuất hiện trong hầu hết bài làm, dẫu có em chưa bao giờ thực hiện công việc này", cô Thái Lê nói.
Hạn chế việc sử dụng văn mẫu ở các cấp học có thể xem là dấu hiệu ban đầu của việc cải cách giáo dục thiết thực. Ảnh minh họa: H.A.
"20 năm một kiểu phân tích bài thơ Sóng"
Chia sẻ với Zing , cô Phạm Thái Lê cho biết cách ra đề và chấm thi môn Ngữ Văn ở các cấp học là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng lạm dụng văn mẫu. Người ra đề được quyết định những gì học sinh viết và không muốn thoát khỏi "khung mẫu chung" để tìm bài viết sáng tạo; vì lo sợ hiện tượng chấm vênh khi học sinh đi các ngã rẽ riêng thể hiện ý kiến của mình.
"20 năm trước phân tích bài thơ 'Sóng' như thế nào thì 20 năm sau cũng ngần nấy chữ nghĩa, vậy sáng tạo ở đâu? Vẫn còn ngữ liệu ở trong sách giáo khoa, vẫn còn quỹ điểm là phân tích tác phẩm văn học chiếm 50% điểm số bài thi thì học sinh sẽ không được sáng tạo, người dạy cũng không thể dạy theo kiểu mở để trò có thể vận dụng và tư duy", cô Lê nói.
Cũng theo cô Lê, cách ra đề và chấm thi hiện tại đang là môi trường dung dưỡng khiến giáo viên, học sinh "tự nguyện" theo con đường sử dụng văn mẫu.
Thầy Trịnh Đình Chung, giáo viên môn Ngữ Văn, THPT chuyên Quang Trung, cho biết do tình hình dịch Covid-19 nên mức độ đề thi hai năm vừa qua đã "dễ thở" hơn. Các nội dung này đều có sẵn trên mạng, vì vậy, học sinh lựa chọn học theo văn mẫu và khi đi thi sẽ làm một bài văn "xơ cứng" trả lại kiến thức đã học và đọc trên mạng.
"Đề thi Ngữ Văn ở các 2007 trở về trước hay và đặc sắc do mỗi trường đại học ra một đề khác nhau. Thầy cô không dạy theo khuôn mẫu, chỉ chọn những gì hay nhất trong tác phẩm để học sinh khai thác và sáng tạo nhiều hơn. Cách ra đề hiện nay đã khiến giáo viên khó dạy sáng tạo, chỉ có thể làm sao để học sinh đạt được điểm cao nhất trong các kỳ thi", thầy Chung nói.
Văn mẫu không sai, sai ở cách sử dụng
Để hạn chế sử dụng văn mẫu trong dạy và học, theo thầy Chung phải bắt đầu từ việc đổi mới liên tục đề thi các năm.
"Đề thi theo hình thức cũ thì đã 'có sẵn' mọi thứ rồi, học sinh cứ thế sử dụng và không muốn khai thác thêm. Nếu đề không đổi mới thì không bao giờ chấm dứt được tình trạng văn mẫu. Đề thi phải đổi mới liên tục, khi đổi mới một lần rồi thôi, từ 2 đến 3 năm, chúng ta lại thấy những bài văn mẫu ứng với dạng đề này trên mạng", thầy Chung nói.
Thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2021. Ảnh minh họa: C.H.
Thầy Chung đề xuất, để đổi mới đề thi Ngữ văn, Bộ GD&ĐT có thể xem xét, sử dụng những tác phẩm ngoài chương trình tương đương với nội dung, thể loại học sinh được học trên lớp để ra đề. Điều này sẽ hạn chế được việc học văn mẫu, vì các nội dung không có trên mạng.
Đối với thầy Nguyễn Phi Hùng, giáo viên môn Ngữ văn, trường THPT Anhxtanh (Hà Nội), văn mẫu không sai, sai ở cách sử dụng văn mẫu của giáo viên và học sinh.
"Văn mẫu có thể xem là những bài văn hay, mẫu mực được giáo viên hướng dẫn cho học sinh để tìm hiểu về các kỹ năng làm bài, cách thức sử dụng câu từ, ý tưởng triển khai bài viết... Nếu cứ hô hào sáng tạo thì học sinh biết viết như thế nào, vì vậy văn mẫu là cần thiết đối với học sinh, là những tiêu chuẩn để các em noi theo. Tuy nhiên, việc các em lệ thuộc vào văn mẫu thì phải xem lại cách sử dụng", thầy Hùng nói.
Đối với cách dạy học của giáo viên, theo thầy Hùng việc cần làm là phải ra đề kiểm tra sáng tạo, cho phép học sinh thể hiện cái tôi cá nhân. Giáo viên cần phân tích rõ cho học sinh về chuẩn mực của bài văn là mang dấu ấn cá nhân trong ngôn từ và suy nghĩ của người viết, không phải là bài văn mẫu trong sách tham khảo hoặc trên mạng. Điều này sẽ giúp học sinh nhận ra vai trò của văn mẫu chỉ là công cụ tham khảo.
Cô Phạm Thái Lê mong muốn giáo viên loại bỏ "giáo án mẫu" để cải thiện việc học văn của học sinh.
"Người dạy chỉ cần cung cấp kiến thức mang tính phương pháp luận để học sinh tiếp cận tác phẩm theo con đường riêng, góc nhìn riêng. Giáo viên cần có kế hoạch dài hơi đối với sự chuẩn bị của học sinh trước khi trình bày và thảo luận trên lớp. Mỗi em sẽ có những mức độ công việc chuẩn bị khác nhau, không chung một 'giáo án mẫu'. Việc tự tiếp cận và được thể hiện quan điểm của người học sẽ tạo dựng được cách học chủ động, từ đó hình thành lối tư duy độc lập và năng lực tự diễn đạt điều trò nghĩ, cảm chứ không phải 'nhai lại' lời người dạy", cô Lê nói.
Ngày 13/8, trong hội nghị tổng kết năm học 2020-2021, triển khai nhiệm vụ năm học 2021-2022, Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn phát biểu, một trong những việc cần cần làm để giáo dục tốt hơn là chấm dứt học theo văn mẫu, bài mẫu, dẫn tới triệt tiêu sự sáng tạo của giáo viên và học sinh.
Ý tưởng về ma trận đề thi chung sẽ rất khả quan nếu Bộ Giáo dục tích cực làm Việc có ma trận đề thi chung trong kiểm tra đánh giá định kỳ của các địa phương sẽ đảm bảo tính công bằng giữa các địa phương. Sau kỳ thi tốt nghiệp phổ thông năm học 2020-2021, dư luận lại bàn tán xôn xao về cơ cấu điểm học bạ trong việc xét tốt nghiệp Trung học phổ thông. Nhiều ý kiến...