Thuốc trị tiêu chảy mùa lũ lụt
Trong vùng lũ lụt, nguy cơ mắc các bệnh do lũ lụt gây ra như bệnh đường tiêu hóa, ngoài da, mắt… rất cao. Vì vậy chúng ta cần cảnh giác với bệnh đường tiêu hóa, đặc biệt là bệnh tiêu chảy dễ xảy ra trong vùng lũ lụt và biết cách ứng phó phù hợp nếu chẳng may mắc phải.
Tại sao lũ lụt dễ gây bệnh tiêu chảy?
Năm nay lũ lụt ở miền Trung nặng nhất trong 20 năm qua. Các tỉnh từ Quảng Bình trở vào đến Thừa Thiên Huế đang phải gánh những hậu quả nặng nề về người và của từ lũ lụt. Trong và sau mùa lũ lụt các vi sinh vật từ đất, rác, chất thải, xác súc vật chết thối rữa ra hòa vào dòng nước gây ô nhiễm môi trường. Điều kiện vệ sinh ở những nơi bị cô lập không đảm bảo, thiếu nước sạch. Nhiều người sức khỏe giảm sút do ăn uống thiếu thốn, cuộc sống đảo lộn, nhất là trẻ em và người già, làm cho sức đề kháng kém cộng với mầm bệnh từ các nguồn nước ô nhiễm có nguy cơ bùng phát nhiều dịch bệnh, trong đó có tiêu chảy.
Khi bị tiêu chảy cần lưu ý bù nước và điện giải.
Các thuốc trị bệnh tiêu chảy thường dùng
Tiêu chảy là bệnh đường tiêu hóa thường gặp nhất, đặc biệt phải quan tâm đến tiêu chảy ở trẻ em. Có 3 loại tiêu chảy: tiêu chảy cấp tính, bán cấp và mạn tính. Tiêu chảy cấp tính thường chỉ một vài ngày, tối đa là 1 tuần. Tiêu chảy bán cấp tính tối đa 3 tuần và tiêu chảy mạn tính trên 4 tuần.
Nguyên nhân gây tiêu chảy: nhiễm Rotavirus, vi khuẩn Samonella hoặc E. coli, ký sinh trùng như Giardia; Do ngộ độc thực phẩm (thường nôn mửa, tiêu chảy 24 giờ là hết); do tác dụng phụ của một số thuốc; do bệnh đường ruột… Phải tùy theo nguyên nhân gây bệnh mà chọn thuốc điều trị thích hợp. Một số thuốc trị tiêu chảy thường dùng:
Berberin: là một loại kháng sinh thực vật tương đối lành tính, trị các bệnh đường ruột như: Hội chứng lỵ (lỵ trực khuẩn, lỵ amip); tiêu chảy do viêm ruột. Thuốc dạng viên nén có các hàm lượng: 10mg/viên dùng cho trẻ em từ 2 tuổi trở lên. Uống trước khi ăn 1-2 giờ buổi sáng và tối (liều dùng theo tờ hướng dẫn sử dụng). Thuốc chống chỉ định đối với trẻ sơ sinh, phụ nữ mang thai, cho con bú.
Diosmectite (smecta): là thuốc điều trị triệu chứng, không có tác dụng điều trị tiêu chảy do nhiễm khuẩn. Diosmectide bao phủ và bảo vệ niêm mạc đường tiêu hóa chữa tiêu chảy cấp cho trẻ em từ 1 tuổi trở lên và người lớn. Cần thận trọng khi dùng diosmectite để điều trị tiêu chảy nặng, vì thuốc có thể làm thay đổi độ đặc của phân. Diosmectite có thể hấp thụ một số thuốc khác, do đó có thể ảnh hưởng tới thời gian và tỷ lệ hấp thu của các thuốc đó, nên uống các thuốc khác sau khi uống diosmectite khoảng 2 – 3 giờ.
Loperamid: có tác dụng giảm nhu động ruột, giảm tiết dịch đường tiêu hóa, hạn chế mất nước và điện giải, tăng trương lực cơ thắt hậu môn. Thuốc không dùng cho trẻ dưới 12 tuổi. Ngừng thuốc khi không có hiệu quả trong 48 giờ, khi bị táo bón, trướng bụng, liệt ruột. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
Men vi sinh probiotic: Dùng khi tiêu chảy do loạn khuẩn ruột. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng probiotics có thể giúp ngăn ngừa hoặc điều trị tiêu chảy liên quan đến phác đồ kháng sinh lâu dài. Hơn nữa, probiotic cũng có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng và thời gian mắc bệnh tiêu chảy truyền nhiễm cấp tính ở trẻ em và người lớn cũng như có thể giúp ngăn ngừa bệnh lý này.
Video đang HOT
Kẽm: Có tác dụng tăng sức đề kháng, giảm nguy cơ tiêu chảy kéo dài, làm đặc phân. Cần bổ sung kẽm liên tục 10-15 ngày cho trẻ bị bệnh.
Thuốc kháng sinh: Tetracyclin, norfloxacin, ciprofloxacin, metronidazol, neomycin… chỉ dùng khi bị tiêu chảy nặng do vi khuẩn, đã được bác sĩ khám và chỉ định. Không dùng các loại kháng sinh kể trên cho phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú. Trẻ em dưới 16 tuổi. Người tiêu chảy do E. coli.
Bổ sung nước và chất điện giải: Tiêu chảy làm người bệnh mất nước và chất điện giải vì vậy cần quan tâm bổ sung, nhất là trẻ em, tránh mất nước dễ sinh co giật có khi tử vong. Dùng oresol pha nước hoặc nước cháo muối cho người bệnh uống. Cần chú ý pha oresol theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất.
Ngoài ra, có thể dùng lá ổi non để trị tiêu chảy như sau: Lấy 30- 50g lá ổi non tươi, giã nát rồi sắc với 100ml nước cho người bệnh uống (dùng chữa tiêu chảy cấp cho người lớn và trẻ em).
Cặp đôi tử vong sau khi ăn dưa muối vì độc tố nguy hiểm có trong không ít thực phẩm
Hai đứa trẻ được tìm thấy còn sống bên cạnh xác cha mẹ đã chết 3 ngày sau khi ăn dưa muối bị nhiễm độc tố.
Một bé gái 5 tuổi và một bé trai 1 tuổi được phát hiện đã sống cạnh xác cha mẹ suốt 3 ngày sau khi người thân của gia đình không thể liên lạc với họ.
Cặp đôi Alexander (30 tuổi) và Viktoria Yakunin (25 tuổi), được xem là cặp đôi hoàn hảo, được mọi người yêu quý. Tuy nhiên gần đây họ lại bỏ lỡ một buổi họp mặt gia đình và khi người thân gọi điện tới thì bất ngờ con gái của cặp đôi trả lời điện thoại.
Điều kinh hãi hơn là khi đứa trẻ nói rằng cha mẹ đã "ngủ" rất lâu mà không thức dậy và còn nói thêm rằng "toàn bộ cơ thể của người cha đã chuyển sang màu đen".
Cặp vợ chồng đã tử vong và được phát hiện đã chết sau 3 ngày.
Chị gái của Alexander, Natalia Bakulina, 36 tuổi, ngay sau cuộc điện thoại đã vội vã tới nhà của cặp đôi và phát hiện cả hai đã chết trên giường.
"Tôi chạy vào nhà và thấy cảnh tượng kinh hãi. Tôi lập tức ngã khuỵu và hét lên", cô Bakulina nói. Cô Bakulina ngay lập tức đã gọi cảnh sát và dịch vụ cấp cứu, sau đó mặc quần áo cho bọn trẻ và đưa chúng ra khỏi căn hộ ở làng Bolshoye Kuzyomkino, thuộc quận Kingisepp (Nga).
Trang tin 78.ru cho biết ngộ độc thực phẩm được nghi ngờ là nguyên nhân dẫn đến cái chết. Được biết trước đó vợ chồng anh Yakunin đã được bà ngoại cho một lọ dưa muối chua tự làm vào ngày hôm trước. Nó đã được tìm thấy trong nhà bếp của gia đình.
Nguyên nhân tử vong nghi là do ăn thực phẩm muối chua tự làm đã bị nhiễm độc tố botulinum.
Người ta nghi ngờ rằng độc tố botulinum từ dưa muối là nguyên nhân gây tử vong. Chất độc gây tê liệt và thậm chí tử vong do suy hô hấp.
Hàng xóm Mikhail Khomchenko loại trừ khả năng cặp đôi ngộ độc rượu vì cặp đôi không uống rượu. Những đứa trẻ đáng thương hiện đang được ông bà nội chăm sóc.
Độc tố botulinum là gì?
Độc tố botulinum được tạo ra bởi Clostridium botulinum, một loại vi khuẩn kỵ khí gram dương. Độc tố botulinum là chất độc thần kinh cực mạnh, tuy nhiên nhanh chóng bị phá hủy ở 100 độ C, do đó ngộ độc không xảy ra khi ăn thực phẩm mới nấu chín.
Theo WHO, ngộ độc do độc tố botulinum có các biểu hiện đặc trưng là tình trạng tê liệt, liệt mềm, liệt đối xứng hai bên, lan xuống bắt đầu từ vùng đầu xuống chân, có thể gây suy hô hấp.
Các triệu chứng ban đầu bao gồm mệt mỏi, suy nhược và chóng mặt rõ rệt, sau đó thường là mờ mắt, khô miệng và khó nuốt và nói. Nôn mửa, tiêu chảy, táo bón và sưng bụng cũng có thể xảy ra. Bệnh có thể tiến triển thành yếu ở cổ và cánh tay, sau đó các cơ hô hấp và cơ vùng hạ vị bị ảnh hưởng. Bệnh nhân thường không sốt và không mất ý thức.
Các triệu chứng không phải do vi khuẩn tự gây ra, mà do độc tố do vi khuẩn tạo ra. Các triệu chứng thường xuất hiện trong vòng 12 đến 36 giờ (trong phạm vi tối thiểu và tối đa từ 4 giờ đến 8 ngày) sau khi tiếp xúc. Tỷ lệ ngộ độc thấp, nhưng tỷ lệ tử vong cao nếu không được chẩn đoán kịp thời và điều trị thích hợp, ngay lập tức. Bệnh có thể gây tử vong trong 5% đến 10% trường hợp.
Tuy nhiên, đây là loại ngộ độc đặc biệt, xảy ra không thường xuyên.
Những nguyên nhân có thể gây ngộ độc độc tố botulinum
Thực phẩm
C. botulinum là một vi khuẩn kỵ khí, có nghĩa là nó chỉ có thể phát triển trong điều kiện không có oxy. Bệnh ngộ độc thực phẩm xảy ra khi C. botulinum phát triển và tạo ra độc tố trong thực phẩm trước khi tiêu thụ. C. botulinum tạo ra bào tử và chúng tồn tại rộng rãi trong môi trường bao gồm đất, sông và nước biển.
Độc tố botulinum đã được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm, bao gồm các loại rau được bảo quản bằng axit thấp, chẳng hạn như đậu xanh, rau bina, nấm và củ cải đường; cá bao gồm cá ngừ đóng hộp, cá lên men, ướp muối và hun khói; và các sản phẩm thịt, chẳng hạn như giăm bông và xúc xích.
Mặc dù bào tử của C. botulinum có khả năng chịu nhiệt, nhưng độc tố do vi khuẩn sinh ra từ bào tử phát triển trong điều kiện yếm khí sẽ bị tiêu diệt bằng cách đun sôi (ví dụ, ở nhiệt độ bên trong lớn hơn 85C trong 5 phút hoặc lâu hơn). Do đó, thực phẩm ăn liền trong bao bì ít oxy thường liên quan đến các trường hợp ngộ độc thực phẩm.
Những thực phẩm lên men yếm khí nếu không đảm bảo có thể bị nhiễm C. botulinum.
Vết thương
Vết thương nhiễm vi khuẩn C. botulinum sẽ tiết độc tố vào máu từ các vết thương hở. Bệnh ngộ độc botulinum thông qua vết thương rất hiếm và xảy ra khi bào tử dính vào vết thương hở và có khả năng sinh sản trong môi trường yếm khí. Các triệu chứng tương tự như ngộ độc thực phẩm, nhưng có thể mất đến 2 tuần để xuất hiện. Dạng bệnh này có liên quan đến việc lạm dụng chất kích thích, đặc biệt là khi tiêm chích ma túy.
Ngộ độc đường hô hấp
Ngộ độc do hít phải rất hiếm và không xảy ra một cách tự nhiên, ví dụ như nó liên quan đến các sự kiện ngẫu nhiên hoặc cố ý (chẳng hạn như khủng bố sinh học) dẫn đến giải phóng các chất độc trong bình xịt. Chứng ngộ độc botulinum thông qua đường hô hấp có dấu hiệu lâm sàng tương tự như chứng ngộ độc do thực phẩm.
Liều gây chết trung bình cho con người được ước tính là 2 nanogram độc tố botulinum trên mỗi kg trọng lượng cơ thể, cao hơn khoảng 3 lần so với các trường hợp lây qua thực phẩm.
Sau khi hít phải chất độc, các triệu chứng sẽ xuất hiện trong khoảng từ 1 đến 3 ngày, với thời gian khởi phát lâu hơn đối với mức độ nhiễm độc thấp hơn. Các triệu chứng diễn ra theo cách tương tự như ăn phải độc tố botulinum và đỉnh điểm là tê liệt cơ và suy hô hấp.
Tiêm botox
Một số trường hợp hiếm hoi người được phát hiện bị nhiễm độc tố Botulinum do sử dụng mỹ phẩm chứa Botox không phù hợp.
Buổi tối, đem luộc loại quả này để ăn sẽ vừa đẹp da, tiêu mỡ, giải độc, giảm cân lại cải thiện trí não Không phân biệt nam nữ, ăn táo luộc vào buổi tối, không chỉ cung cấp cho cơ thể những chất dinh dưỡng cần thiết mà còn có thể trị ho và tiêu chảy, dưỡng da, trị mất ngủ. Chuyên gia dinh dưỡng Ngô Thanh, thuộc Khoa Dinh dưỡng của Bệnh viện nhân dân số 1 Thượng Hải cho biết: Trong vỏ, thịt táo...