Thuốc kháng virus HIV/AIDS có khả năng ngăn ngừa bệnh tiểu đường
Nghiên cứu cho thấy, những bệnh nhân dùng nhóm thuốc kháng virus HIV/AIDS và viêm gan B có nguy cơ bị tiểu đường thấp hơn so với người khác.
Theo nguồn tin trên Zing, kết quả nghiên cứu của TS Jayakrishna Ambati (Đại học Y, Đại học Virginia, Mỹ) cùng đồng nghiệp được đăng tải trên tạp chí Nature cho thấy tác dụng đột phá của nhóm thuốc kháng virus HIV/AIDS và viêm gan B trong việc ngăn ngừa bệnh tiểu đường.
Cụ thể, TS Ambati và các đồng nghiệp đã phân tích cơ sở dữ liệu khổng lồ gồm 128.861 bệnh nhân HIV hoặc viêm gan B từ năm 2000 đến 2017. Thông tin này do Cơ quan Quản lý Y tế Cựu chiến binh – hệ thống y tế tích hợp lớn nhất ở Mỹ – cung cấp.
Họ phát hiện ra rằng bệnh nhân dùng NRTI giảm thiểu được 33% nguy cơ mắc tiểu đường. Họ cũng dự đoán 95% khả năng thuốc sẽ làm giảm 29% nguy cơ bị tiểu đường nếu nghiên cứu trên được thử nghiệm lâm sàng trên người.
3 loại thuốc kháng virus HIV/AIDS và viêm gan B (trong đó có lamivudine) đã được thử nghiệm trên mẫu tế bào người. Chúng đều cho thấy tín hiệu khả quan, kết quả này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng bởi nó chứng minh thuốc kháng virus HIV/AIDS lamivudine (3TC) đã điều hòa lượng insulin đáng kể trên người và chuột thí nghiệm mắc tiểu đường.
TS Jayakrishna Ambati (Đại học Y, Đại học Virginia, Mỹ). Ảnh: Zing
Theo TS Jayakrishna Ambati, với bệnh nhân bị tiểu đường type II, cơ thể họ mất khả năng sử dụng insulin dẫn tới đường trong máu không thể kiểm soát. 3TC đã cho thấy hiệu quả kích hoạt lại insulin ở những bệnh nhân này.
Video đang HOT
TS Ambati mong muốn thử nghiệm lâm sàng trên người sẽ được nhanh chóng tiến hành trong tương lai. Ông kỳ vọng họ sẽ tìm ra thuốc ngăn ngừa, giảm biến chứng của tiểu đường, bệnh thoái hóa điểm vàng và Alzheimer.
Hiện nay, thế giới có gần 500 triệu người bị tiểu đường, chủ yếu là type II. Dự báo từ các chuyên gia cho thấy con số này sẽ tăng đáng kể trong thời gian tới và dẫn tới nhiều hệ lụy, gánh nặng sức khỏe cho toàn cầu.
Tiểu đường liên quan nhiều bệnh mạn tính như xơ vữa động mạch, tổn thương dây thần kinh, tim, giảm thị lực, khó chữa lành vết thương. Tình hình cấp bách trên đã khiến các nhà khoa học săn lùng cách ngừa tiểu đường tốt nhất.
Người bệnh tiểu đường phải làm gì để kiểm soát bệnh, giảm béo và thoát những nguy cơ "chết người"?
Để phòng tránh biến chứng của bệnh tiểu đường, việc đầu tiên cần làm là cân đối nhu cầu năng lượng của cơ thể, nắm được mức năng lượng của các loại thức ăn cũng như vai trò của một số vitamin và muối khoáng cần thiết cho cơ thể.
Nguy cơ chồng chất với người vừa béo phì, vừa tiểu đường
TS.BS Lê Thị Việt Hà, Trưởng khoa Bệnh lý Tuyến giáp, Bệnh viện Nội tiết Trung ương: Béo phì là tình trạng tăng trọng lượng cơ thể mạn tính do tăng khối lượng mỡ quá mức và không bình thường, liên quan đến dinh dưỡng và chuyển hóa. Béo phì cũng là yếu tố nguy cơ gây ra nhiều bệnh về rối loạn chuyển hóa, đặc biệt là các bệnh đái tháo đường (type 2), tăng huyết áp, bệnh tim mạch, sỏi mật, ung thư đường tiêu hóa... Ngoài ra, béo phì cũng là một trong những nguyên nhân của các bệnh lý khác như: Đau lưng, viêm, thoái khớp, suy giảm khả năng tình dục, bệnh lý tâm thần...
Ngày nay, tình trạng béo phì tng lên với tốc độ báo động, không những ở các quốc gia phát triển mà còn ở các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Béo phì đang trở thành nỗi lo chung của nhiều người.
Theo đánh giá của tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), doanh nhân là nhóm đối tượng có nguy cơ cao đối với một số bệnh tăng cân (béo phì), tăng huyết áp, tiểu đường, tim mạch, tâm thần (thường gặp nhất là stress và mất ngủ) - rủi ro với những người này cao hơn hẳn do đặc thù nghề nghiệp như: Áp lực công việc, thức khuya, thường xuyên tiếp khách...
Cùng với doanh nhân, những người làm công việc văn phòng, ngồi một chỗ, ít vận động cũng là nhóm dễ tăng cân và có nguy cơ béo phì cao không kém. Chính điều này cũng khiến họ phải đối mặt với nhiều bệnh mãn tính như tiểu đường và những biến chứng do bệnh này gây ra.
Các chuyên gia của Bệnh viện Nội tiết Trung ương cho biết, bệnh đái tháo đường (type 2) đang có xu hướng trẻ hóa. Thậm chí, có trường hợp mới 22 tuổi đã phải nhập viện điều trị vì mắc đái tháo đường (type 2) trên nền thể trạng béo phì, chế độ ăn giàu glucid, chất béo, ít vận động. Người mắc bệnh một thời gian dài nhưng chỉ khi có những triệu chứng xuất hiện liên tục như khát nước, uống nhiều nước, đi tiểu nhiều thì mới chịu đi khám và phát hiện ra bệnh.
TS.BS Lê Thị Việt Hà, Trưởng khoa Bệnh lý tuyến giáp, Bệnh viện Nội tiết Trung ương cũng cho rằng, tình trạng béo phì, kết hợp với một số yếu tố di truyền hoặc ngoại cảnh như stress, thức ăn có nhiều chất oxi hóa, chất bảo quản... sẽ dẫn tới đái tháo đường (type 2) với biểu hiện điển hình là tăng đường huyết, kèm theo nhiều biến chứng khác về tim mạch, gan và thận.
TS.BS. Lê Thị Việt Hà - Trưởng khoa Bệnh lý tuyến giáp, BV Nội tiết Trung ương.
Để điều tra nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 liệu có bị ảnh hưởng bởi béo phì và lối sống không lành mạnh hay không, Trung tâm nghiên cứu chuyển hóa cơ bản Novo Nordisk, Hermina Jakupovic và Đại học Copenhagen ở Đan Mạch đã tiến hành khảo sát trên 9.556 đàn ông và phụ nữ (độ tuổi trung bình là 56). Những tình nguyện viên này cũng đồng thời tham gia vào nghiên cứu về chế độ ăn uống, ung thư và sức khỏe. Kết quả, gần một nửa (49,5%) người tham gia mắc bệnh tiểu đường (type 2) trong thời gian theo dõi trung bình là 14,7 năm.
Kết quả của nghiên cứu cũng cho thấy, ở những người béo phì, nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường (type 2) tăng 5,8 lần so với những người có cân nặng ở mức bình thường.
Tuy những ảnh hưởng của yếu tố di truyền và lối sống không lành mạnh là không lớn nhưng nguy cơ này vẫn có khả năng làm tăng 20% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Chính vì thế, theo bác sĩ Việt Hà, để phòng tránh béo phì và đái tháo đường, cũng như các biến chứng chết người do bệnh này gây ra, việc đầu tiên cần làm là cân đối nhu cầu năng lượng của cơ thể, nắm được mức năng lượng của các loại thức ăn cũng như vai trò của một số vitamin và muối khoáng cần thiết cho cơ thể.
Bị béo phì và tiểu đường nên ăn uống thế nào để tránh những biến chứng "chết người"?
Khuyến cáo của ADA 2020 về chế độ ăn, tập luyện và việc thay đổi hành vi ở bệnh nhân Đái tháo đường (type 2) có chỉ số BMI 23 ( với người châu Á và Mỹ) như sau:
Chế độ ăn uống, hoạt động thể chất và việc thay đổi hành vi cần được thiết kế để đạt được và duy trì việc giảm trên 5% cân nặng được khuyến cáo cho bệnh nhân đái tháo đường (type 2) người thừa cân hoặc béo phì. Những lợi ích với sức khỏe tim mạch và việc kiểm soát đường huyết sẽ vượt trội nếu bệnh nhân giảm được nhiều cân hơn.
Theo đó, người bị tiểu đường (type 2) và mắc bệnh béo phì cần tập trung vào thay đổi chế độ ăn uống, hoạt động thể chất và thay đổi hành vi để đạt được việc giảm 500-750 kcal/ngày . Mức tiêu thụ khuyến cáo chỉ khoảng 1200-1500kcal/ngày. Chế độ can thiệp dinh dưỡng này cần được thực hiện ở cường độ cao, đều đặn trong 6 tháng.
Theo một thử nghiệm của Look AHEAD, việc thay đổi chế độ ăn một phần kèm theo thay đổi lối sống như hoạt động thể chất trung bình 175 phút/tuần, kết hợp với cải thiện chất lượng bữa ăn cho hiệu quả duy trì việc giảm 5% cân nặng tốt hơn rất nhiều so với nhóm đối tượng có hoạt động thể chất nhưng không thay đổi chế độ ăn.
Chế độ ăn bạn nên áp dụng một ngày gồm 4 bữa là 2 bữa chính và 2 bữa phụ. Thực đơn của mỗi bữa ăn nên sử dụng thực đơn thay thế một phần vào 2/4 bữa ăn trong ngày. Thực đơn thay thế một phần là chế độ ăn được kiểm soát về mặt calo, cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và chất khoáng vitamin, chất béo và cholesterol được kiểm soát thích hợp.
Để giảm cân 5% cân nặng trong thời gian ngắn (3 tháng) nên sử dụng chế độ ăn kiêng rất ít calo chỉ khoảng 800 kcal / ngày. Việc thay thế bữa ăn nên được lựa chọn cẩn thận bởi các bác sĩ, đồng thời nên có thiết bị theo dõi chặt chẽ. Để duy trì việc giảm cân cũng như giữ vững cân nặng tiêu chuẩn, bệnh nhân cần được tư vấn dài hạn.
Đối với bệnh nhân đã đạt được mục tiêu giảm cân ngắn hạn (3-6 tháng) hay dài hạn (1 năm) thì một chế độ duy trì cân nặng hiện có cần được thực hiện khi sẵn sàng. Chế độ trên nên thực hiện tối thiểu hàng tháng cũng như khuyến khích theo dõi cân nặng cơ thể liên tục (hàng tuần hoặc thường xuyên hơn), từ đó điều chỉnh chế độ ăn uống kèm theo hoạt động thể chất cường độ cao 200-300 phút/ 1 tuần .
Điều gì xảy ra với cơ thể nếu bạn không tập thể dục? Không tập thể dục, hoặc thậm chí không hoạt động thể chất, là một yếu tố nguy cơ tử vong sớm. Trên thực tế, ít vận động gây ra nhiều ca tử vong trên khắp thế giới hơn so với hút thuốc lá hoặc bệnh tiểu đường, theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí The Lancet. Hãy rời chỗ ngồi...