Thước đo đầu ra trường chuyên đang được tính bằng tỉ lệ học sinh giỏi, đỗ ĐH?
Trong năm 2022, trường THPT chuyên Hùng Vương (Phú Thọ) được đầu tư xây dựng mới với hơn 400 tỉ đồng sẽ đi vào hoạt động.
Phú Thọ đầu tư xây mới trường trung học phổ thông chuyên hơn 400 tỉ đồng
Trong 10 năm qua, việc triển khai thực hiện Đề án 959 về “Phát triển hệ thống trường trung học phổ thông chuyên giai đoạn 2010-2020″ tại Trường trung học phổ thông chuyên Hùng Vương có nhiều thuận lợi và đạt được nhiều kết quả, như: 100% cán bộ quản lý, giáo viên có trình độ đào tạo đạt chuẩn; 45% có trình độ đào tạo trên chuẩn;
Kết quả học tập và rèn luyện của học sinh luôn vượt trội so với mặt bằng chung của toàn tỉnh; học sinh có học lực khá, giỏi bình quân 99,95%, luôn ở mức tuyệt đối, đều vượt xa mức trung bình của tỉnh.
Trường trung học phổ thông chuyên Hùng Vương (Ảnh: Báo Pháp luật)
Đặc biệt, trong 2 năm liên tiếp (2018 – 2019), Trường trung học phổ thông chuyên Hùng Vương có học sinh là Thủ khoa toàn quốc. Từ năm 2010 – 2020, nhà trường đạt 523 giải Quốc gia, đạt trung bình trên 50 giải/năm, có 4 giải Olympic quốc tế…
Dự án xây dựng công trình Trường trung học phổ thông chuyên Hùng Vương tại địa điểm mới với mức đầu tư hơn 400 tỉ đồng, trên tổng diện tích sử dụng gần 6ha đang dần hoàn thiện, dự kiến đi vào sử dụng vào năm 2022.
Lai Châu đầu tư xây dựng cơ sở mới trường chuyên
Đối với tỉnh Lai Châu, qua 10 năm thực hiện Đề án 959, Trường trung học phổ thông chuyên Lê Quý Đôn tỉnh Lai Châu đã thực hiện tốt mục tiêu của kế hoạch đề ra 67,3% cán bộ quản lý và giáo viên có trình độ Thạc sĩ.
Kết thúc năm học 2019 – 2020, nhà trường có tổng số 18 lớp với 513 học sinh, so với năm học 2010 – 2011 tăng 10 lớp chuyên và tăng 306 học sinh.
Nhà trường được quan tâm đầu tư xây dựng mới và đưa vào sử dụng trong năm học 2019 – 2020 với diện tích hơn 5,54ha.
Video đang HOT
Trường trung học phổ thông chuyên Lê Quý Đôn tỉnh Lai Châu (Ảnh: website nhà trường)
Tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp trung học phổ thông cơ bản đạt 100%, tỷ lệ học sinh trúng tuyển vào các trường Đại học đều đạt trên 85%, nhiều em có điểm thi trung học phổ thông quốc gia cao, trúng tuyển vào các trường đại học tốp đầu, nhiều học sinh phát huy tốt sau khi học tiếp tại các trường Đại học, nhiều em giành học bổng trong nước và quốc tế.
Từ năm học 2010 – 2011 đến nay, nhà trường có số học sinh đạt tổng số 56 giải học sinh giỏi cấp quốc gia, trong đó 03 giải Nhì, 17 giải Ba.
Nghệ An xây mới trường chuyên Phan Bội Châu
Tại Nghệ An, việc thực hiện nhiệm vụ, giải pháp và chỉ tiêu trong Đề án 959 đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Nhà trường đã phát triển quy mô phát triển từ 33 lớp (năm 2010) lên 42 lớp (năm 2022).
Từ năm 2011 đến năm 2021, Trường trung học phổ thông chuyên Phan Bội Châu có 883 giải học sinh giỏi Quốc gia, 28 lượt học sinh đạt Huy chương học sinh giỏi Quốc tế và khu vực.
Trường trung học phổ thông chuyên Phan Bội Châu. (Ảnh: ANTT)
Bên cạnh những thành tích trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, trong 10 năm qua, chất lượng toàn diện của nhà trường cũng không ngừng được nâng cao.
Hiện tỉnh đang triển khai Đề án xây dựng mới trường trung học phổ thông chuyên Phan Bội Châu.
Nhà trường cũng đang xây dựng dự án gửi giáo viên trẻ đi đào tạo ngoại ngữ, các môn khoa học khác tại nước ngoài và kêu gọi cựu học sinh có trình độ ngoại ngữ cũng như khoa học mang tầm Quốc tế về làm việc tại trường.
Với vai trò là trường chất lượng cao không chỉ trong khu vực mà trên cả nước, hợp tác Quốc tế là giải pháp bền vững nằm chuẩn bị nhân lực tốt nhất đáp ứng những yêu cầu mới trong thời kỳ hội nhập quốc tế.
Hiệu trưởng chuyên Trần Đại Nghĩa: Cần thay đổi tiêu chí chọn HS vào chuyên
Theo thầy Nguyễn Minh, Hiệu trưởng trường trung học phổ thông chuyên Trần Đại Nghĩa, trường chuyên là nơi để đào tạo, phát triển các năng lực đặc thù của học sinh
Tại Việt Nam hiện nay hầu hết các địa phương trong cả nước đều có các chính sách đặc thù áp dụng đối với các trường chuyên.
Nhiều trường chuyên được các địa phương được coi là nơi đào tạo trọng điểm, đầu tư nguồn kinh phí rất lớn vào cơ sở vật chất, máy móc và trang thiết bị hiện đại, mời các giáo sư, phó giáo sư về giảng dạy...
Tại Thành phố Hồ Chí Minh, cùng với Trường trung học phổ thông chuyên Lê Hồng Phong, Trường Phổ Thông Năng Khiếu (Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh) thì trường Trung học phổ thông chuyên Trần Đại Nghĩa (quận 1) hàng năm cung cấp rất nhiều học sinh giỏi cho thành phố và cả nước.
Trường trung học phổ thông chuyên Trần Đại Nghĩa, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh (ảnh: nguồn Hội phụ huynh nhà trường)
Nói về hệ thống trường chuyên trên cả nước hiện nay, trao đổi với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, thầy Nguyễn Minh - Hiệu trưởng trường trung học phổ thông chuyên Trần Đại Nghĩa cho biết, vai trò của các trường chuyên chủ yếu để phát triển các năng lực đặc thù của học sinh, để có định hướng nghề nghiệp cho các em ở bậc học cao hơn.
Về vấn đề có nên tồn tại mô hình trường chuyên hay không, theo thầy Nguyễn Minh, chủ yếu thể hiện ở góc độ tổ chức các hoạt động giáo dục của nhà trường, sự khẳng định thương hiệu của trường chuyên đó đối với xã hội.
"Phần lớn các trường chuyên trong cả nước đều đã làm được việc này" - thầy Nguyễn Minh nhấn mạnh.
Ngoài ra, thầy Nguyễn Minh còn nói rằng, cần lấy nhu cầu của xã hội để mà đánh giá. Nhiều phụ huynh vẫn có nguyện vọng được cho con vào học trường chuyên. Như vậy, sự tồn tại của trường chuyên vẫn đáp ứng được nguyện vọng của phụ huynh, học sinh.
Tại đề án phát triển hệ thống trường trung học phổ thông chuyên giai đoạn 2010 - 2020 (ban hành kèm theo quyết định 959/QĐ-TTg ngày 24/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ) có tiêu chí là học sinh ở các trường chuyên có thể được ưu tiên học liên thông lên đại học ở các trường có môn chuyên đã học phổ thông.
Ví dụ: Ngành Công nghệ Sinh học của Trường Đại học Khoa Học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh thì có thể ưu tiên học sinh học chuyên Sinh.
Còn đối với bậc trung học cơ sở, hiện nay như mô hình của trường trung học phổ thông chuyên Trần Đại Nghĩa là không áp dụng chuyên.
Thầy Nguyễn Minh giải thích: Sở dĩ thành phố phải tổ chức việc khảo sát đầu vào lớp 6 là do nhu cầu đăng ký xét tuyển đầu vào luôn luôn lớn hơn rất nhiều so với chỉ tiêu tuyển sinh.
Do đó, học sinh lớp 6 phải thực hiện một bài khảo sát năng lực bằng tiếng Anh bao gồm các nội dung ở môn Toán, tiếng Việt và kiến thức thường thức (hiểu biết của học sinh về các vấn đề xã hội).
Kiến thức chủ yếu nằm trong phần nội dung lớp 5. Toàn bộ những quy trình xét tuyển, kiểm tra khảo sát đầu vào lớp 6 này đều do Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức, thực hiện.
Việc khảo sát này thực hiện từ năm 2015, chủ yếu nhằm nâng cao các năng lực ngành nghề mũi nhọn, phát triển học sinh có năng lực ngoại ngữ cho Thành phố Hồ Chí Minh.
Hiệu trưởng trường trung học phổ thông chuyên Trần Đại Nghĩa khẳng định rằng, việc này hoàn toàn không trái với quy định là không có trường chuyên, lớp chọn ở bậc tiểu học, trung học cơ sở.
Trả lời câu hỏi của phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam về sự khác nhau giữa thi tuyển đầu vào với khảo sát đầu vào, thầy Nguyễn Minh trả lời: Nếu nói về thi thì cần phải có, xây dựng được quy chế thi, còn khảo sát đầu vào lớp 6 ở đây chỉ có các tiêu chí khảo sát.
Hàng năm, ở bậc trung học cơ sở, kỳ thi học sinh giỏi lớp 9 Thành phố Hồ Chí Minh, trường trung học phổ thông chuyên Trần Đại Nghĩa luôn được cử hẳn 1 đội thi riêng, còn các quận huyện khác và thành phố Thủ Đức mỗi nơi chỉ có 1 đội thi.
Kết quả là các thành viên trong đội tuyển thi của trường đều có giải gần hết. Học sinh sau khi học xong lớp 9 tại trường, thi vào lớp 10 chuyên như những học sinh khác trong toàn thành phố.
Phần lớn các em đều đậu vào lớp 10 của trường trung học phổ thông chuyên Trần Đại Nghĩa, hay những trường trung học phổ thông chuyên khác như Lê Hồng Phong, Phổ thông Năng khiếu.
"Nếu không, học sinh của trường cũng đậu vào lớp 10 của các trường trung học phổ thông có điểm chuẩn cao nhất nhì thành phố" - thầy Nguyễn Minh cho biết.
Về đề xuất hướng phát triển của mô hình trường chuyên trong thời gian tới, thầy Nguyễn Minh chia sẻ, phải nhìn nhận rằng, các em học sinh sẽ có nhiều điều kiện phát triển niềm đam mê của mình khi vào học ở các trường chuyên.
Chính vì vậy, tiêu chí để lựa chọn học sinh vào học ở các trường chuyên cũng cần phải thay đổi.
Thầy Nguyễn Minh đưa ra ví dụ là có thể đưa thêm các tiêu chí phụ như học sinh cần có giải học sinh giỏi cấp thành phố ở môn thi chuyên, thì có thể được cộng thêm điểm khuyến khích, để nhằm xác định sát hơn năng lực của học sinh muốn vào học chuyên.
Song song đó, thầy Nguyễn Minh còn mong muốn sẽ thay đổi cách đào tạo ở các trường chuyên, có thể phối hợp với các trường đại học để xây dựng các chuyên đề, để học sinh có thể học "2 trong 1", có nghĩa là cả phổ thông và đại học đều có nội dung này.
Học sinh nào đã được học ở bậc phổ thông rồi, thì lên đại học không cần học nữa, mà chỉ cần thực hiện các bài kiểm tra hay khảo sát.
Điều này có thể sẽ giúp cho rút ngắn thời gian đào tạo ở bậc đại học. Với vị trí là người đứng đầu trường trung học phổ thông chuyên Trần Đại Nghĩa, thầy Nguyễn Minh nhấn mạnh, sắp tới, trường Trần Đại Nghĩa cũng sẽ thực hiện việc này, nhằm tiệm cận hơn nữa năng lực học tập của học sinh.
TS Trần Nam Dũng: Tôi không ủng hộ việc mở trường chuyên chạy theo số lượng Dù nhà nước hay tư nhân đầu tư vào trường chuyên thì cũng nên hướng đến mục tiêu chung là định hướng và phát triển toàn diện cho học sinh. Hầu hết các địa phương hiện nay đều có chính sách đặc thù cho trường chuyên. Nhiều trường chuyên được các địa phương coi là "con cưng", "trọng điểm" và được đầu tư...