Thung lũng Silicon ‘dậy sóng’ vì chính sách visa của Trump
Chính sách đóng băng visa H-1B ảnh hưởng trực tiếp đến các lập trình viên, khiến các “đại gia” công nghệ ở thung lũng Silicon phản đối kịch liệt.
Ngày 22/6, Tổng thống Trump ký sắc lệnh ngừng cấp thẻ xanh ngoài lãnh thổ Mỹ tới ngày 31/12, đồng thời “đóng băng” nhiều thị thực lao động. Quyết định này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến những lao động tay nghề cao trong lĩnh vực công nghệ và gia đình họ, những người đang hưởng chính sách visa H-1B.
Quyết định của Trump ngay lập tức khiến thung lũng Silicon dậy sóng, bởi 3/4 thị thực H-1B của Mỹ được cấp chuyên gia và kỹ sư trong ngành công nghệ. Theo thống kê từ Cơ quan Nhập tịch và Di trú Mỹ (USCIS), 39% kỹ sư phần mềm, 27% lập trình viên máy tính và 28% công việc kỹ thuật điện của Mỹ là người nhập cư.
Kỹ sư tay nghề cao từ lâu đã là một phần không thể thiếu của Thung lũng Silicon, tuy nhiên, visa H-1B của những người làm việc tại Mỹ vừa bị Tổng thống Trump ngừng cấp/xét duyệt.
Các công ty công nghệ ở Thung lũng Silicon phần lớn tuyển dụng nhân tài nước ngoài qua chính sách visa H-1B. Mỗi năm có hàng chục nghìn tài năng nước ngoài hoặc sinh viên quốc tế vượt qua vòng xét thị thực này để đầu quân cho các công ty công nghệ ở đây. Visa H-1B từng được coi là nền tảng dự trữ tài năng công nghệ của nước Mỹ. Kỹ sư nước ngoài là một nửa của sự đổi mới ở Thung lũng Silicon. Dưới thời Obama, nước Mỹ đã đưa ra nhiều chính sách visa hấp dẫn để giữ chân các nhân tài công nghệ, nhưng Trump đang phá bỏ hết.
Giới chức Mỹ cho biết, chính sách thị thực mới sẽ khiến 525.000 lao động nước ngoài không có cơ hội đến Mỹ, ít nhất tới hết năm nay, tương đương với từng đó việc làm sẽ được dành cho người Mỹ.
Câu hỏi đặt ra là, liệu những người Mỹ thất nghiệp có thể đảm nhận được những công việc này không? Câu trả lời là khó. Bởi phần lớn những người nhận thị thực H-1B là những lao động chất lượng cao, được đào tạo và làm việc trong ngành công nghệ cao, không thể thay thế được bởi những người Mỹ thất nghiệp thông thường.
Video đang HOT
Những người đứng đầu các công ty công nghệ lớn ở Thung lũng Silicon đồng loạt phản đối sắc lệnh mới này.
CEO Pichai của Google, người từng làm việc tại Mỹ theo diện visa H-1B, viết trên Twitter: “Người nhập cư đã đóng góp vào thành công kinh tế của Mỹ, đưa Mỹ thành quốc gia dẫn đầu thế giới về công nghệ và cũng góp sức giúp Google được như hôm nay. Dù thất vọng bởi tuyên bố hôm nay, chúng tôi vẫn tiếp tục đứng cạnh những người nhập cư và nỗ lực tạo thêm cơ hội cho tất cả”.
Amazon gọi chính sách đóng băng thị thực H-1B của Trump là “thiển cận”. “Đón nhận những tài năng sáng giá trên khắp thế giới là cách tốt nhất để Mỹ phục hồi kinh tế. Chúng tôi sẽ tiếp tục các chương trình hỗ trợ và bảo vệ quyền của người nhập cư”, đại diện công ty nói.
Tim Cook, CEO của Apple, lên tiếng: “Giống Apple, quốc gia nhập cư này luôn tìm thấy sức mạnh trong sự đa dạng. Chúng tôi hy vọng vào lời hứa lâu dài với ‘giấc mơ Mỹ’. Tôi thật sự thất vọng về tuyên bố này”.
Đại diện Facebook nói Tổng thống Trump chỉ lấy Covid-19 làm cái cớ cho chính sách hạn chế nhập cư. Thực tế, việc đẩy các tài năng có tay nghề cao ra khỏi Mỹ sẽ khiến việc phục hồi đất nước khó khăn hơn. Mỹ là quốc gia của những người nhập cư. Đất nước được hưởng lợi từ việc khuyến khích người tài từ khắp nơi trên thế giới về đây sinh sống và làm việc.
Đại diện của Microsoft, Tesla, Twitter, PayPal, Box… đều phản đối gay gắt sắc lệnh này và gọi đây là “chính sách tồi tệ không thể chấp nhận được”.
Hùng Trần, Founder của Got It, một startup Việt Nam có trụ sở tại Thung lũng Silicon, nhận định: “Với các công ty công nghệ, tài sản lớn nhất và vũ khí cạnh tranh quan trọng nhất là nhân tài. Hiện các công ty công nghệ vẫn trong chế độ làm việc từ xa nên điều này chưa ảnh hưởng nhiều. Nhưng khi mọi thứ quay trở lại bình thường mà không thu hút được người giỏi thì sẽ là thách thức rất lớn với các công ty”.
Theo thống kê của USCIS, các công ty công nghệ và dịch vụ sẽ bị ảnh hưởng nặng nhất nếu chính sách visa H-1B thành hiện thực. Đầu tiên là Google. Trong năm 2019 công ty đã nộp 10.577 đơn xin visa H-1B. Tiếp đến là Amazon với 7.705 hồ sơ, IBM đứng vị trí thứ ba với 7.237 đơn, tiếp đến là Microsoft (6.014), Facebook (3.212) và Apple (1.708).
Công dân từ Ấn Độ và Trung Quốc là những người bị ảnh hưởng lớn nhất. 74,55% visa H-1B trong năm 2019 được cấp cho người Ấn Độ, 11,5% là người Trung Quốc.
Mặc dù chính sách thị thực của Trump khiến các “đại gia” công nghệ ở Thung lũng Silicon tức giận, họ không thể thay đổi được quyết định của Nhà Trắng. Các chuyên gia phân tích nhận định, chính sách visa với người nhập cư có thể được siết chặt hơn trong vài tháng tới khi cuộc bầu cử Tổng thống đang đến gần. “Cơn ác mộng” này có thể chỉ kết thúc vào tháng 11 khi cuộc tranh cử kết thúc.chính
'Thũng lũng Silicon Trung Quốc' ra sao giữa mùa dịch?
Các công ty sản xuất robot và giải pháp chống dịch tại Trung Quốc đang ghi nhận sự hồi phục kinh tế. Tuy vậy, những công ty thương mại điện tử đang đứng trước khó khăn.
Theo Nikkei, Thâm Quyến, nơi được gọi là Thung lũng Silicon của Trung Quốc với hàng trăm công ty khởi nghiệp đang chịu ảnh hưởng bưởi đại dịch Covid-19. Một số công ty chịu ảnh hưởng tiêu cực, số khác lại tìm thấy cơ hội trong khó khăn.
Các công ty phát triển mạnh mẽ nhờ đại dịch đa phần cung cấp công nghệ trí tuệ nhân tạo và robot. Những công nghệ này vừa giúp khôi phục kinh tế vừa hỗ trợ các biện pháp giãn cách xã hội, giúp con người chuẩn bị cho việc phải sống chung với Covid-19.
Robot được xem là cứu cánh nếu con người buộc phải sống chung với dịch bệnh.
"Số ca nhiễm tại Trung Quốc đang được kiểm soát nhưng mọi người vẫn cần giữ khoảng cách với nhau. Chúng tôi sẽ mở rộng kinh doanh ra Nhật và Hàn", Tang Weihe, một quản lý tại AICROBO Technology, Thâm Quyến, công ty cung cấp robot vận chuyển cho các nhà máy cho biết.
Các công ty gia công khác như Foxconn, Hon Hai đã nhận được số đơn đặt hàng robot tăng 30% so với năm ngoái.
Tại Thâm Quyến, gần 20% số startup kỳ lân với giá trị hơn 1 tỷ USD kinh doanh trong ngành robot và phần cứng. Theo Trung tâm nghiên cứu Zero2IPO, đầu tư mạo hiểm tại Trung Quốc tính đến tháng 3 đã giảm 40% so với một năm trước với 3,52 tỷ USD. Tuy vậy, theo Mitsuhiko Hatano, Giám đốc điều hành Trung Quốc của Mizuho Bank cho biết các công ty tại Thâm Quyến vẫn có thể gọi vốn giữa đại dịch vì sở hữu các công nghệ tiên tiến.
Do giãn cách xã hội, các công cụ thanh toán tự động sẽ là ưu tiên trong thời gian gần. Malong Technologies đã nhận được nhiều đơn đặt hàng từ các nhà bán lẻ trong và ngoài Trung Quốc. Công nghệ mà Malong Technologies sở hữu cho phép các nhà bán lẻ nhận dạng sản phẩm giúp các thiết bị thanh toán tự động dễ dàng làm việc.
Công ty Dorabot chuyên phát triển robot phân loại bưu kiện cũng nhìn thấy sự gia tăng các đơn đặt hàng và đang mở rộng quy mô sản xuất. Sử dụng robot sẽ giúp các công ty vận chuyển duy trì hiệu quả các biện pháp giãn cách xã hội.
Bên cạnh đó robot, các công nghệ giúp ngăn chặn lây nhiễm Covid-19 cũng thu hút sự chú ý.
Intellifusion, công ty có công nghệ chụp ảnh từ camera an ninh vào tháng 4 đã huy động thành công 140 triệu USD tiền vốn. Các hệ thống đo thân nhiệt của công ty được khách hàng xem là biện pháp phòng chống lây nhiễm hiệu quả.
Mặt khác, Xiu.com, một nhà bán lẻ trực tuyến hàng xa xỉ đã buộc phải đóng cửa vào tháng 3. Trước thời điểm dịch bệnh, công ty này được xem là nền tảng thương mại điện tử đầy triển vọng. Xiu.com từng huy động được 150 triệu USD từ các nhà đầu tư. Tuy vậy, đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng đến nhu cầu mua sắm xa xỉ phẩm và chuỗi cung ứng hàng hóa của công ty.
Dù đại dịch Covid-19 dường như sắp kết thúc tại Trung Quốc, tương lai của nền kinh tế nước này vẫn chưa có gì đảm bảo. Các chuyên gia trong ngành tài chính lo ngại tình hình có thể đẩy các công ty khởi nghiệp còn non nớt đến chỗ diệt vong.
Tuy nhiên, theo Akio Tanaka, đối tác quản lý đầu tư của Infinity Ventures (Nhật) tại Trung Quốc, đầu tư cho startup tại Trung Quốc vẫn đang phục hồi nhanh chóng hơn ở Mỹ, nơi dịch bệnh vẫn hoành hành.
Người lật tẩy nạn quấy rối tình dục ở Thung lũng Silicon Nổi tiếng bởi sự giàu có, những ý tưởng dẫn đầu trào lưu công nghệ, Thung lũng Silicon còn có những góc khuất chưa được kể ra. Susan Fowler, người vạch trần scandal quấy rối tình ái tại Uber, thực sự đã viết nên câu chuyện thần thoại tại Thung lũng Silicon. Năm 2017, Fowler đăng một bài trên blog cá nhân về...