Huawei ‘lôi kéo’ các công ty bán dẫn về Trung Quốc
Huawei đang thu hút các chuỗi cung ứng bán dẫn đặt nhà máy tại Trung Quốc do ngày càng bị chính phủ Mỹ siết chặt.
Huawei muốn các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng liên quan đến mình phải thử nghiệm và đóng gói chip – công đoạn cuối cùng trong sản xuất linh kiện bán dẫn – tại Trung Quốc , sớm nhất cho đến cuối năm nay. Yêu cầu tương tự cũng áp dụng với các công ty sản xuất bảng mạch in dùng để gắn chip.
Huawei đang đẩy nhanh tiến trình nội địa hóa mảng bán dẫn sau lệnh cấm của Tổng thống Trump .
Bên cạnh đó, hãng cũng đang từng bước đưa thêm các nhà sản xuất nội địa vào chuỗi cung ứng của mình. Công đoạn này đã được hãng điện tử Trung Quốc thực hiện năm ngoái, nhằm đẩy mạnh sản xuất và tiến tới “nội địa hóa” hoàn toàn linh kiện bán dẫn trong nước. Hiện hãng chỉ sẵn sàng chấp nhận các nhà cung cấp mới làm đối tác nếu họ có sẵn nhà máy tại Trung Quốc.
Việc sản xuất chip bán dẫn hầu hết được thực hiện ở các khu vực như châu Âu, Nhật Bản, Đài Loan hoặc Hàn Quốc. Theo Nikkei , nhiều nhà cung cấp ở Đài Loan, Nhật Bản và Hàn Quốc đã nhận được yêu cầu từ Huawei .
Tuy nhiên, nỗ lực của Huawei đang gặp phải nhiều thách thức vì bất ổn kinh tế do Covid-19 gây ra, cũng như “vòng kim cô” ngày càng siết chặt của chính quyền Tổng thống Donald Trump . Nhiều công ty đang e ngại khi bắt tay với hãng điện tử Trung Quốc.
“Nhiều nhà cung cấp muốn đứng ở nơi an toàn thay vì chọn phương án táo bạo. Điều đó là dễ hiểu, nhất là khi nhu cầu hiện tại và tương lai đều không cao do dịch bệnh”, một giám đốc trong chuỗi cung ứng chất bán dẫn tiết lộ. “Một số nhà cung cấp chuyên về thử nghiệm, đóng gói chip và sản xuất bảng mạch in đã giúp Huawei mở rộng công suất trong thời gian qua. Tuy nhiên, không phải ai cũng hưởng ứng lời kêu gọi của họ”.
Giám đốc một công ty khác trong chuỗi cung ứng cũng có ý kiến tương tự. “Có những nhà cung cấp muốn thực hiện các yêu cầu của khách hàng Mỹ, trong đó có việc sản xuất linh kiện bán dẫn bên ngoài Trung Quốc vì lý do an ninh. Những công ty này sẽ không chọn mở rộng công suất tại Trung Quốc”, người này nói.
Một nguồn tin thứ ba cũng nhận định, các chuỗi cung ứng sẽ không chọn cách mang nhà máy của mình tới Trung Quốc: “Chuỗi cung ứng rất phức tạp và đan xen nhau, như một củ hành tây khổng lồ. Huawei có thể bóc vỏ và tách một số lớp bên ngoài, tức có thể kêu gọi một số về Trung Quốc. Nhưng càng vào sâu bên trong, mọi thứ trở nên thử thách hơn rất nhiều”.
Ngoài ra, các nguồn tin khác trong ngành công nghiệp bán dẫn cũng nhận định tác động của chính quyền Trump là vấn đề không thể bàn cãi. Do đó, những doanh nghiệp muốn hợp tác với Huawei cần phải cân nhắc đến các yếu tố về bất ổn chính trị và cả suy thoái kinh tế.
Huawei bắt đầu nỗ lực nội địa hóa chuỗi cung ứng của mình từ 2018 sau khi ZTE bị Mỹ cấm vận. Quá trình được tăng tốc sau khi Giám đốc tài chính Mạnh Vãn Chu bị bắt tại Canada cuối năm đó.
Bên cạnh nội địa hóa, công ty cũng điều động hàng trăm kỹ sư thuộc các nhà máy, đồng thời thúc đẩy nghiên cứu nhằm giảm phụ thuộc doanh nghiệp nước ngoài. Hiện các nhà cung cấp ủng hộ Huawei có Jiangsu Changjiang Electronics Technology (JCET) và Xiamen Sanan Integrated Circuit – hai công ty sản xuất linh kiện bán dẫn và bảng mạch in hàng đầu Trung Quốc, được hỗ trợ bởi Quỹ đầu tư công nghiệp mạch tích hợp do Bắc Kinh chủ trì. Đây là dự án nhằm thúc đẩy ngành công nghiệp bán dẫn – lĩnh vực được coi là “tối quan trọng” với Trung Quốc.
Quá trình nội địa hóa mảng bán dẫn của Huawei sẽ gặp phải thách thức ở nước ngoài. Một số bí quyết và nguyên liệu trong lĩnh vực này được nắm bởi các công ty Nhật Bản, chẳng hạn Ajinomoto Build Film (ABF) – chất nền quan trọng cho bộ xử lý cao cấp trên smartphone và máy trạm – đang thuộc sở hữu của Ajinomoto Fine-Techno. “Các nhà cung cấp và sản xuất của Nhật Bản sẽ không lập tức chuyển nhà máy sản xuất sang Trung Quốc, bởi cơ bản họ chưa có động lực nào để làm điều này”, một chuyên gia nhận định.
Chiu Shih-fang, nhà phân tích chuỗi cung ứng của Viện nghiên cứu kinh tế Đài Loan, nói rằng tham vọng của Huawei là khá rõ ràng, khi hãng muốn “kiểm soát và đảm bảo” nguồn cung chip để tránh bị bên ngoài tác động trong tương lai. “Tuy vậy, tình hình địa chính trị và đại dịch hiện tại khiến các doanh nghiệp đa dạng hóa cơ sở sản xuất. Đây có thể coi là thách thức cho các công ty nước ngoài nếu muốn chuyển đến Trung Quốc vì Huawei, nhất là khi họ chỉ tập trung đáp ứng cho một khách hàng”, Shih-fang nói.
Anh đánh giá lại vai trò của Huawei sau lệnh trừng phạt mới của Mỹ
Anh đang đánh giá lại quyết định cho phép thiết bị Huawei tham gia ở mức hạn chế trong hệ thống mạng 5G của nước này sau khi Mỹ áp dụng các lệnh trừng phạt mới với công ty Trung Quốc.
Huawei tiếp tục gặp khó ở Anh sau khi Mỹ áp lệnh cấm vận mới
Hai tuần trước, Mỹ tuyên bố mở rộng lệnh cấm vận nhắm vào Huawei thông qua việc kiểm soát và ngăn chặn các chip máy tính dựa trên thiết kế hoặc công nghệ của Mỹ sử dụng trong thiết bị của Huawei. Ban lãnh đạo của Huawei đã tỏ ra phẫn nộ với quyết định này và mô tả các biện pháp trừng phạt mới của Mỹ là "độc đoán" và là một phần của kế hoạch "tìm mọi cách kìm hãm sự phát triển của chúng tôi".
Các biện pháp trên đã gây tổn hại sâu sắc và đe dọa cắt đứt nguồn cung bán dẫn đang được dùng trên các dòng sản phẩm của Huawei, từ các thiết bị dùng ở đài phát thanh cho tới máy chủ và điện thoại. Không dừng lại ở đó, gần đây Trung tâm An ninh mạng quốc gia của Anh (NCSC) cũng đang đánh giá lại lập trường về việc sử dụng thiết bị của Huawei và các rủi ro mà nó có thể gây ra cho an ninh quốc gia của họ. Phát ngôn viên của trung tâm này xác nhận với Sky News rằng, "sau thông báo của Mỹ về các biện pháp trừng phạt bổ sung đối với Huawei, NCSC đang xem xét cẩn thận mọi tác động của họ với hệ thống mạng ở Anh".
Vào tháng 1 năm nay, Thủ tướng Anh Boris Johnson đưa ra quyết định cho phép thiết bị của Huawei có vai trò "hạn chế" (không chiếm quá 35%) trong các thành phần mạng 5G không quan trọng ở Anh. Vào thời điểm đó, những người ủng hộ đảng Bảo thủ đã chỉ trích quyết định của Thủ tướng Anh và gây thêm áp lực về lập trường của chính phủ nước này với Trung Quốc, nơi mà họ cho rằng đã xâm phạm các quyền tự do ở đặc khu Hồng Kông - nơi từng là thuộc địa của Anh.
Các nguồn tin từ các nhà mạng ở Anh cho biết, họ hy vọng lệnh trừng phạt của Mỹ sẽ là động lực thúc đẩy đánh giá NCSC, thay vì áp lực chính trị của cường quốc này. Trong ngắn hạn, Huawei có thể đủ hàng dự trữ để tiếp tục triển khai trên các thiết bị đã và đang được phát triển, nhưng về lâu dài họ có thể sẽ phải tự phát triển các thiết kế bán dẫn riêng của mình. Nên trong thời gian gần, tác động của lệnh cấm có thể chưa đáng kể, nhưng về lâu dài đó sẽ là một bài toán khó mà Huawei phải tìm cách giải quyết.
Trung Quốc đầu tư 2,2 tỷ USD cho công ty sản xuất chip trong nước để 'cứu' Huawei Khoản đầu tư này được tiết lộ ngay sau khi Mỹ công bố những hạn chế mới đối với công ty công nghệ Huawei SMIC - tập đoàn sản xuất chip đến từ Trung Quốc Tập đoàn sản xuất chip SIMC vừa nhận được một khoản đầu tư khổng lồ lên đến 2,2 tỷ USD từ nhà nước Trung Quốc. Khoản đầu tư...