Thung lũng Silicon đang xây dựng các hệ thống chấm điểm người dùng tương tự như Trung Quốc
Điều khác biệt là trong khi hệ thống chấm điểm công dân của Trung Quốc dựa trên pháp luật của nước này, các hệ thống tại Mỹ lại do công ty tư nhân nắm giữ và hoạt động theo quy tắc riêng của mình.
Với mục đích hướng công dân của mình đến những hành vi tốt, Trung Quốc đã tạo nên hệ thống chấm điểm công dân – một chương trình toàn quốc dựa trên công nghệ giám sát hành vi. Theo tuyên bố của chính phủ Trung Quốc, mục đích cao nhất của hệ thống này là “cho phép những người đáng tin cậy có thể đi khắp mọi nơi trong khi những kẻ không đáng tin sẽ không thể đi nổi một bước.”
Hệ thống chấm điểm công dân này sẽ thưởng điểm cho các hành vi tốt như đóng góp cho quỹ từ thiện hoặc đưa người lạ đi viện. Bên cạnh đó, nó cũng trừng phạt các hành vi xấu như không trả nợ, chơi điện tử quá mức, nói xấu chính phủ, hoặc thậm chí không chịu quét dọn vỉa hè trước cửa nhà, hay hút thuốc và nghe nhạc quá to trên tàu điện,…
Việc trừng phạt có thể rất nặng nề như cấm rời khỏi đất nước, không được sử dụng phương tiện giao thông công cộng, không được vào khách sạn, không được làm các công việc có lương cao, hoặc cho con tới trường tư học. Thậm chí họ còn có thể phải dùng internet tốc độ chậm hoặc bị bêu riếu và kỳ thị công khai dưới nhiều hình thức khác nhau, ngay cả trên mạng xã hội.
Bắt đầu được thực hiện từ năm 2014, dự kiến hệ thống này sẽ được triển khai trên toàn Trung Quốc vào năm tới để trở thành một hệ thống chấm điểm duy nhất trên toàn quốc.
Cách thức hoạt động và phạm vi áp dụng của hệ thống chấm điểm công dân này khiến nhiều người phương Tây cảm thấy thật đáng sợ khi nó đụng chạm đến các quy tắc đạo đức cũng như luật lệ của họ.
Nhưng ít người phương Tây biết được rằng, có một hệ thống tương tự như vậy đang được phát triển ngay trên nước Mỹ, với sự tham gia của những hãng công nghệ hàng đầu thung lũng Silicon. Nó là kết quả trong chính sách người dùng của ngành công nghệ tại Thung lũng Silicon và một phần khác là do việc giám sát hoạt động mạng xã hội của các công ty tư nhân.
Dưới đây là một số ví dụ điển hình của việc này
Các công ty bảo hiểm
Đầu năm nay, thành phố New York đã cho phép các công ty bảo hiểm nhân thọ có thể tính phí bảo hiểm dựa trên những các bài đăng của bạn trên mạng xã hội.
Video đang HOT
Ví dụ, việc chụp ảnh cho thấy bạn đang trêu chọc một con gấu xám với cốc bia trên tay, hay ảnh đang hút thuốc, có thể khiến bạn phải trả phí cao hơn. Ngược lại nếu bạn đăng ảnh đang tập yoga lên Facebook, số tiền phí bạn phải trả có thể được giảm xuống.
Tuy nhiên, điều này cũng giống như phần mở rộng của bảng câu hỏi mà khách hàng thường trả lời mỗi khi đăng ký mua bảo hiểm nhân thọ. Ví dụ với câu hỏi bạn có thích leo núi hay tham gia các môn thể thao mạo hiểm không, nếu bạn trả lời là “không” nhưng lại đăng ảnh đang leo núi El Capitan một mình, câu trả lời sẽ là có.
Một công ty có tên PatronScan đang bán các sản phẩm – máy kiosk bán hàng, máy tính desktop và các hệ thống cầm tay – được thiết kế để giúp các quán bar, nhà hàng quản lý khách hàng. Các sản phẩm này có thể giúp phát hiện các ID giả và những kẻ gây rối.
Các sản phẩm của PatronScan.
Trên trang web của mình, công ty cho biết họ đã lập nên một danh sách những người bị loại bỏ vì “các hành vi đánh nhau, trộm cắp, và các hành vi xấu khác”. Danh sách này sẽ được chia sẻ “công khai” giữa các khách hàng của PatronScan, do vậy, một người bị cấm tại quán bar ở Mỹ cũng có thể bị cấm ở các quán bar tại Anh, Canada – những nơi đang sử dụng hệ thống của PatronScan cho đến nay.
Các công ty đại diện cho nền kinh tế chia sẻ này đang khiến việc đi lại và du lịch của bạn trở nên dễ dàng hơn, nhiều sự lựa chọn hơn. Nhưng nó cũng có thể khiến bạn trở nên khốn khổ một cách dễ dàng không kém.
Với tuyên bố cho biết đang có hơn 6 triệu địa điểm trong hệ thống của mình, việc bị lọt vào danh sách cấm của Airbnb có thể khiến bạn mất đi nhiều lựa chọn khi du lịch. Airbnb có thể vô hiệu hóa tài khoản của bạn vì bất cứ lý do nào họ muốn, và họ có quyền không phải thông báo cho bạn biết lý do. Việc bị cấm có thể vì chủ nhà nói với Airbnb về điều gì đó mà họ tin rằng bạn đã làm trong khi ở lại đó. Không chỉ Airbnb, các đối thủ của họ cũng áp dụng chính sách tương tự.
Bạn cũng có thể bị Uber cấm cửa. Điều ít người biết khi đi Uber là bản thân tài xế cũng nhận được lời mời đánh giá bạn. Theo chính sách mới của công ty từ tháng 5 năm nay, nếu điểm của bạn “thấp hơn đáng kể mức trung bình”, Uber sẽ cấm bạn sử dụng dịch vụ của họ.
Bạn cũng có thể bị cấm sử dụng ứng dụng nhắn tin này. Ví dụ bạn có thể bị cấm trên WhatsApp nếu có quá nhiều người block bạn. Bạn cũng có thể bị cấm nếu gửi tin nhắn spam, các thông điệp đe dọa, tìm cách hack hoặc đảo ngược kỹ thuật của WhatsApp, hoặc sử dụng dịch vụ này thông qua một ứng dụng không được cấp phép.
Chấm điểm công dân có hoàn toàn sai trái không?
Không ai thích các hành vi chống đối xã hội, bạo lực, thô lỗ, thiếu lành mạnh, ích kỷ hoặc nguy hiểm chết người. Vậy tại sao những hệ thống sử dụng công nghệ mới để khuyến khích người dùng tới các hành vi tốt thường không được mọi người ưa thích?
Lý do của điều này có lẽ nằm trong bản chất của những hệ thống này. Những người được xem là tội phạm không được xét xử bởi hệ thống pháp luật, có nghĩa là không có suy đoán vô tội, không có đại diện pháp lý, không có thẩm phán và cũng không được kháng cáo. Nói cách khác, nó là một hệ thống pháp lý, nơi bị cáo có ít quyền hạn hơn.
Trong khi số lượng các “đặc quyền” xã hội liên quan đến các dịch vụ như vận tải, lưu trú, liên lạc và mức phí chúng ta phải trả cho nó, đang ngày càng tăng, phần lớn trong số chúng hoặc đang bị các công ty công nghệ kiểm soát hoặc bị ảnh hưởng bởi dịch vụ công nghệ mà chúng ta sử dụng. Đáng ngại hơn, các quy tắc của Thung lũng Silicon để được phép sử dụng dịch vụ của họ cũng ngày càng khắt khe hơn.
Theo GenK
Khám phá startup công nghệ tỉ đô của nhà sáng lập 22 tuổi
Scale AI, startup vừa vượt định giá 1 tỉ USD tại Thung lũng Silicon đang cố gắng 'dạy' máy móc cách nhìn và xác định hình ảnh, sự vật.
Alexandr Wang - Ảnh: Bloomberg
Theo Bloomberg, đằng sau mỗi chiếc xe tự hành hoặc cửa hàng tiện lợi không nhân viên thu ngân Amazon Go là hàng ngàn kỹ thuật viên có nhiệm vụ đào tạo máy tính cách nhìn. Họ nhìn hình ảnh, xác định sự vật và dán nhãn cho chúng. Quan sát của họ được đưa vào phần mềm trí tuệ nhân tạo (AI), thứ đang học cách làm tương tự theo thời gian.
Scale AI là startup ba năm tuổi ở Thung lũng Silicon. Hãng cố gắng cải thiện quy trình này bằng cách xây dựng bộ công cụ phần mềm "nhìn" qua hình ảnh trước khi đưa nó cho mạng lưới gồm 30.000 nhân viên hợp đồng, những người sẽ thực hiện các bước hoàn thiện. Khách hàng của Scale là nhiều tên tuổi lớn như Waymo của Alphabet, General Motors và Uber Technologies.
Hiện Scale tìm cách bán sản phẩm của hãng cho bất cứ doanh nghiệp nào phát triển công nghệ AI. Định hướng của Scale thu hút vốn của nhiều nhà đầu tư mạo hiểm. Hôm 5.8, hãng công bố khoản đầu tư giúp định giá doanh nghiệp vượt 1 tỉ USD. Alexandr Wang, nhà đồng sáng lập kiêm CEO Scale, chia sẻ: "Để hệ thống AI đạt hiệu suất ở cấp độ của con người thì cần hàng tỉ, hoặc hàng chục tỉ ví dụ. Có khoảng cách rất lớn giữa những hãng công nghệ khủng có khả năng làm điều này với các hãng khác".
Wang là một nhà sáng lập đáng chú ý. Anh lớn lên ở New Mexico, là con trai của hai nhà vật lý. Những năm thiếu niên, Wang tham gia các cuộc thi viết mã và nhận được lời mời làm việc từ nhiều hãng công nghệ từ khi là học sinh trung học. Điều này giúp anh tốt nghiệp sớm, làm việc tại Thung lũng Silicon và khởi động Scale từ năm 19 tuổi. Giờ đây khi 22 tuổi, Wang vừa nhận 100 triệu USD vốn từ nhiều nhà đầu tư cho "con cưng" của mình.
Ngành xe tự lái chi hàng triệu USD mỗi năm để thuê người dán nhãn cho các bức ảnh thu được từ camera trên xe cộ
Các doanh nghiệp chạy đua xây dựng các hệ thống AI ngang tầm với của Google hay của Facebook đối mặt hai thách thức lớn. Một là nhận đủ dữ liệu để đào tạo máy móc, hai là bảo đảm rằng dữ liệu và kết quả tốt. Dù máy móc có thể đảm nhận nhiệm vụ nói trên, chúng vẫn cần con người để nhận ra hình ảnh, văn bản hay video để chỉ máy tính đi đúng hướng.
Ngành công nghiệp xe tự lái chi hàng triệu USD mỗi năm để thuê người dán nhãn cho các bức ảnh thu được từ camera trên xe cộ. Thông thường, một nhân viên nhận hình ảnh trên màn hình máy tính, dùng chuột để viền tất cả xe và phân loại chúng trong phần mềm. Sau đó, họ viền tòa nhà, bãi đỗ xe, người đi bộ, đèn giao thông hay tất cả mọi thứ có mặt trong ảnh. Công việc này mất từ 10 phút đến vài giờ, lặp đi lặp lại với hàng triệu hình ảnh. Dữ liệu sau đó được đưa vào hệ thống AI, giúp xe học được những thứ xung quanh chúng.
Scale xây dựng phần mềm nhìn qua hình ảnh đầu tiên. Trong nhiều trường hợp, nó có thể tự động gắn nhãn hầu hết sự vật. Nhân viên người thật sau đó kiểm tra lại hình ảnh. Nếu con người cần can thiệp, hệ thống cho phép họ nhấp vào một sự vật và truy ra đối tượng chính xác. "Công việc thường mất đến vài tiếng giờ chỉ cần vài phút", Wang cho hay.
Scale đang có khoảng 100 nhân viên làm việc tại San Francisco và đội ngũ nhân viên hợp đồng trên toàn cầu để xử lý việc dán nhãn hình ảnh. Một số khách hàng mới của Scale là OpenAI, hãng nghiên cứu dùng dịch vụ để xử lý ngôn ngữ và Standard Cognition, hãng xây dựng phần mềm để tự động hóa quy trình thanh toán tại các điểm bán lẻ.
Mảng kinh doanh mà Scale AI đang tham gia rất cạnh tranh. Hồi tháng 6, Uber thâu tóm startup tự động hóa dán nhãn Mighty AI. Amazon thì cung cấp dịch vụ dán nhãn dữ liệu tự động cho sản phẩm đám mây, trong khi các hãng khởi nghiệp như Hive và Alegion cũng làm tương tự.
Theo thanh niên
'Siêu kỳ lân' Pinterest công bố chi tiết kế hoạch IPO Pinterest, ứng dụng lưu giữ và chia sẻ hình ảnh kỹ thuật số, trở thành chú kỳ lân - công ty tư nhân được định giá trên 1 tỉ USD - tiếp theo của thung lũng Silicon công bố chi tiết kế hoạch IPO. Cổ phiếu của Pinterest sẽ được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán New York (NYSE) với mã...