Thuê giúp việc trông con trai tự kỷ, mẹ bàng hoàng phát hiện sự thật đau lòng
Vào một ngày kiểm tra camera theo dõi, cô While phát hiện, con trai đáng thương của mình không những không được quan tâm lo liệu, còn bị đánh đập, ngược đãi dã man.
Theo thông tin đăng tải, cô While Louise, 41 tuổi, ở Anh là một người mẹ đơn thân. Khó khăn thay, cô While có cả hai người con thì cả hai đều có những vấn đề về tâm thần.
Trong đó, cậu con trai Peter Evans, 20 tuổi của cô While bị mắc chứng động kinh và tự kỷ, thường xuyên rối loạn giấc ngủ.
Vì phải đi làm trang trải cuộc sống, cô While buộc lòng phải thuê người giúp việc, chăm sóc cho con trai bị tử kỷ.
Qua trung tâm môi giới việc làm, cô While quyết định thuê Pearline Baugh, một phụ nữ 62 tuổi làm giúp việc, nhờ vả bà Pearline chăm sóc Peter.
Vốn tưởng rằng khi có người giúp việc, Peter sẽ được hỗ trợ, chăm sóc chu đáo. Chẳng ngờ, vào một ngày kiểm tra camera theo dõi, cô While phát hiện, con trai đáng thương của mình không những không được quan tâm lo liệu, còn bị đánh đập, ngược đãi dã man.
Vào đêm khuya, khi Peter không thể ngủ và làm ồn, bà Pearline Baugh vô cùng khó chịu. Để trừng phạt Peter, người giúp việc lớn tuổi này nhéo tai, tát, thậm chí đẩy cậu thanh niên ngã lăn ra sàn sau đó bịt miệng, bịt mũi Peter, ngăn cho cậu gọi giúp đỡ.
Sau khi biết được sự thật, cô While vô cùng đau khổ. “Mỗi lần nghĩ đén c ảnh con trai bị ngược đãi, tôi lại đau đớn đến mức không chịu đựng nổi”, While nói.
Người mẹ này cũng cho biết, cô rất hối hận vì đã quá tin tưởng người giúp việc. Cô chưa bao giờ nghi ngờ bà Pearline Baugh, còn coi bà như người thân trong gia đình mà đối đãi.
Được biết, cô While đã báo cảnh sát và giao nộp đầy đủ bằng chứng. Hiện, Pearline Baugh đã bị bắt và sẽ sớm phải chịu trách nhiệm cho hành vi độc ác của mình.
Kiều Dụ (Theo CNT)
Video đang HOT
Theo kienthuc.net.vn
Nhìn lại hành trình thành tài gian nan của cậu bé "khác người thường" mới thấy niềm tin và tình yêu của cha mẹ có thể thay đổi tất cả
Bị phát hiện tự kỷ từ năm 3 tuổi, cậu bé David Barth vẫn phát triển tài năng và trở thành một họa sĩ nổi tiếng. Tuy nhiên, cách dạy dỗ và chia sẻ của cha mẹ cậu mới khiến nhiều người ngưỡng mộ.
Khi David Barth lên 3 tuổi, cha mẹ đã nhận thấy cậu bé có những hành động thật khác so với bạn bè cùng lứa. Cậu ấy không nói chuyện, không cười và không thích chơi với bạn bè. Lúc đầu bố mẹ David nghĩ đó là do con trai mình thấp còi, thiếu dinh dưỡng.
Tuy nhiên, thời gian trôi qua, các triệu chứng của cậu bé không những không giảm bớt mà còn nghiêm trọng hơn. "Điều này thật tồi tệ với gia đình tôi", bố mẹ David cho biết.
Khi vợ chồng nhà Barth đưa con trai đi kiểm tra, bác sĩ đã đưa ra chẩn đoán như sét đánh ngang tai: Cậu bé mắc hội chứng Asperger nghiêm trọng. Đây là một bệnh tâm thần hiếm gặp và thuộc về một dạng tự kỷ đặc biệt!
Nỗ lực của cha mẹ giúp con trai giải phóng nỗi sợ hãi, phát triển tài năng
Cha mẹ của David Barth rất sốc nhưng đã nhanh chóng chấp nhận sự thật này rồi họ cố gắng theo lời khuyên của bác sĩ để giúp con trai giải phóng nỗi sợ bên trong.
Mẹ của David, Inge Barth Wagemaker, lúc đó đang là một giáo viên giảng dạy gần nhà. Bà đã tham gia vào nhiều hội nhóm của phụ huynh có con mắc chứng tự kỷ nhằm tìm kiếm thông tin phục vụ việc chăm sóc, giáo dục cậu bé. Đặc biệt, bà dành rất nhiều thời gian ở bên con trai, cố gắng tìm cách giúp con hào hứng với một bộ môn hay lĩnh vực nào đó.
David Barth (trái) và mẹ Inge Barth Wagemaker tại lễ khai mạc Triển lãm nghệ thuật thường niên lần thứ 5 của trẻ em mắc chứng tự kỷ tổ chức tại Bảo tàng nghệ thuật Inside-out của Bắc Kinh.
Thật may mắn, dường như cậu có phản ứng khác lạ với hội họa. Khi David Barth xem album, cậu sẽ liếc nhìn lâu hơn so với mọi thứ khác. Bà Inge đã không bỏ lỡ cơ hội, lập tức cho con trai thử sức với cây cọ vẽ. Ban đầu, cậu bé nguệch ngoạc một cách ngẫu nhiên, nhưng thành phẩm lại chi tiết một cách bất ngờ.
"Lúc đầu, chúng tôi nghĩ rằng David Barth chỉ bôi vẽ màu đơn giản, nhưng sau khi nhìn thấy tác phẩm của của con trai thì đã bị sốc", bố mẹ cậu bé cho biết.
David không chỉ có thể vẽ những con vật cậu bé đã thấy mà còn có thể thể hiện chúng một cách mới lạ, sinh động.
Đây là một bức vẽ bằng bút chì do David Barth tạo ra khi cậu bé 5 tuổi.
David có niềm đam mê đặc biệt với động vật. Cậu bé đôi khi vẽ ra những con ngựa, con bò... kỳ lạ, những con vật không thể tìm thấy trong thực tế. Tuy nhiên, cha mẹ cậu nhìn nhận quá trình vẽ của con trai đầy say mê và thích thú nên thở phào nhẹ nhõm. "Hãy để con cảm nhận thế giới theo cách của riêng mình, không tác động, không cố gắng thay đổi", bố mẹ David đã nghĩ.
Những bức tranh động vật sinh động của cậu bé mắc bệnh tự kỷ.
Cậu bé tự kỷ và tài hội họa khiến người người kinh ngạc
David nhận thức thế giới theo một cách độc đáo và có cái nhìn sâu sắc về sáng tạo nghệ thuật. Ngoài ra, cậu bé có sự chú ý đến từng chi tiết nhỏ, giúp định hình phong cách độc đáo của riêng mình.
Các tác phẩm của David Barth thường có bố cục tuyệt vời, màu sắc đẹp, độ chính xác và chi tiết đáng kinh ngạc. Tài năng thiên bẩm và phi thường này của cậu thường khiến người ta nhớ đến Stephen Wiltshire, một nghệ sĩ tự kỷ nổi tiếng thế giới người Anh, người rất thích vẽ những bức tranh chi tiết về cảnh quan thành phố từ trí nhớ.
Những bức vẽ động vật của David rất đáng chú ý. Trong bản vẽ "Chim" của mình, David đã mô tả 397 loài chim khác nhau. Cậu ấy còn biết rõ tên Latin cũng như thói quen sống của tất cả số động vật đó.
Bản vẽ này đã được đưa vào cuốn sách "Bản vẽ của trẻ tự kỷ" (năm 2009) của Mỹ cùng với tác phẩm của khoảng 50 nghệ sĩ tự kỷ khác từ khắp nơi trên thế giới.
Bản vẽ 397 loài chim của David được đưa vào cuốn sách cho trẻ tự kỷ.
Với sự giúp đỡ và khích lệ từ mẹ, họa sĩ nhí đã xuất bản cuốn sách ảnh đầu tiên vào năm 2008. Sau đó vào năm 2010, David đã sản xuất cuốn truyện tranh thứ hai của mình - "Wat is er toch gặp Kobus? (Chuyện gì xảy ra với Kobus?)". Cuốn sách kể về cuộc sống của một đứa trẻ tự kỷ theo cách hài hước và chứa nhiều thông tin cũng như lời khuyên hữu ích về cách nuôi dạy trẻ tự kỷ. David đã vẽ tất cả các hình minh họa và mẹ cậu ấy thì viết câu chuyện.
David đã có 5 triển lãm ở Hà Lan, lần đầu tiên được tổ chức vào năm 2004. Cậu cũng đã giành giải thưởng tại nhiều cuộc thi vẽ. Giải nhất của David đến từ một cuộc thi do Trường nghệ thuật Nga tổ chức năm 2005. Năm 2007, cậu tiếp tục giành được giải thưởng "Tài năng trẻ Caldenborgh" danh giá trong hạng mục "Truyện tranh". Ngoài ra, cậu bé cũng được mời thiết kế bìa album cho một ban nhạc nổi tiếng của Mỹ.
Những bức tranh của David được đánh giá cao về bố cục, màu sắc và các chi tiết.
Khi nói về tương lai của David, bố cậu nói: "David rất khó để học đại học và tìm một công việc bình thường như người bình thường. Nhưng chúng tôi không lo lắng nhiều về tương lai của con trai, vì David có thể tiếp tục phát triển kỹ năng vẽ, miễn sau con cảm thấy hạnh phúc".
Inge Barth Wagemaker cũng lạc quan cho biết: "David hài lòng với việc vẽ và cậu bé có tài năng. Tôi tin rằng cậu ấy có thể phát triển bản thân thành một nghệ sĩ, họa sĩ minh họa hoặc nhà thiết kế nghệ thuật".
Còn cậu bé tự kỷ David thì cho biết: "Khi tôi còn nhỏ, cha mẹ đã nuôi dưỡng khả năng nghệ thuật của tôi".
Rõ ràng, việc nuôi dạy một đứa trẻ là không đơn giản, đứa trẻ mắc bệnh lại càng khó khăn. Tuy nhiên, bằng tình yêu dành cho con trai, bố mẹ David Barth đã âm thầm hỗ trợ, động viên, giáo dục giúp cậu bé vượt qua bệnh tật và đạt thành công nhất định.
Theo Sina, China.org.cn/Helino
Cha phẫn nộ vì con gái tự kỷ bị trung tâm chăm sóc nuôi nhốt 'như động vật' Jeremy cho biết, con gái Bethany mắc bệnh tự kỷ của ông bị nhốt trong một căn phòng chật chội không có cửa sổ suốt 24h tại trung tâm chăm sóc đặc biệt St Andrew's Healthcare. Bethany không được tiếp xúc với bất cứ ai khi người ta thậm chí đưa thức ăn cho cô bé bằng cách đẩy cái đĩa trượt trên...