Thực tế phũ phàng trong nhà trường
Bộ GD-ĐT nên có một số động thái tích cực ngay từ đầu năm 2013. Đề xuất của hiệu trưởng Trường THPT Trần Hưng Đạo (TP Cam Ranh) – Tạ Quang Sum.
Ý tưởng của GS Nguyễn Ngọc Lanh về “Khai phóng một cuộc tranh luận rộng rãi để vạch ra đầy đủ triết lý lạc hậu đang chi phối giáo dục nước nhà; và tranh luận toàn quốc không cần kiêng dè để đi đến đồng thuận…” là mong ước của rất nhiều những người quan tâm đến giáo dục.
Từ lâu nay các nhà giáo được vinh danh là: “Kỹ sư tâm hồn”, “Anh hùng vô danh”, “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức – tự học và sáng tạo”…. Thật ra họ chỉ là những người Việt cô đơn – người Việt trầm lặng. Làm việc tuân theo một chương trình lập sẵn đến từng phút thời gian khi đứng trên bục giảng.
Quy cách sư phạm kiểu tập trung và tập thể đã buộc mọi người đều nói như nhau – làm việc giống nhau theo mục đích yêu cầu soạn sẵn y hệt nhau. Mỗi người không cần sáng tạo và không nên sáng tạo vì sáng tạo sẽ trở nên lạc điệu.
Thực tế phũ phàng hiện nay là dù đã cố gắng rất nhiều trong việc triển khai thay đổi phương pháp giảng dạy nhưng hầu như không có hiệu quả. Vì lực lượng chủ yếu của trường học là thầy và trò, thì cả hai đối tượng đang gặp bế tắc do quan điểm giáo dục cổ điển và phương pháp học thụ động.
Video đang HOT
Không thể nào dựng một người bệnh ngồi dậy, lau mặt, mặc cho họ cái áo mới thì họ khỏi bệnh và trở nên mới. Từ thực tế đó và lập đầu cầu cho giai đoạn cải tổ ồ ạt tiếp theo, Bộ GD-ĐT nên có một số động thái tích cực ngay từ đầu năm 2013.
Cụ thể: Chính thức chấp nhận việc có nhiều bộ sách giáo khoa trên cơ sở một chương trình chuẩn. Việc này sẽ tạo ra cơ hội cho học sinh tiếp cận với thầy cô giáo trực tiếp dạy mình, thông qua tài liệu do chính giáo viên biên soạn dưới sự quản lý của hiệu trưởng.
Với phương tiện in ấn hiện nay việc này hoàn toàn khả thi, người dạy sẽ mạnh dạn giới thiệu những sáng kiến tốt trong bài soạn của mình phù hợp đồi tượng học.
Tách việc tổ chức thi tốt nghiệp THPT ra khỏi chương trình và nhiệm vụ năm học của các trường THPT. Khẳng định đó là việc của bộ phận Khảo thí & Kiểm định chất lượng. Các nhà trường tập trung vào việc đào tạo con người theo chuẩn xã hội, cung ứng sản phẩm cho toàn xã hội.
Thống nhất chủ trương cấp giấy chứng nhận: Đã hoàn tất bậc học phổ thông cho tất cả học sinh đã học hết lớp 12. Giấy này có giá trị của một chứng thư hành chính, cho phép công dân bổ sung vào thủ tục xin việc làm – đăng kí học Trung cấp nghề – dự thi tốt nghiệp THPT.
Được như vậy việc tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT nghiêm túc, tạo tiền đề cơ sở để xét tuyển vào ĐH, CĐ sẽ không phải chịu nhiều áp lực về thành tích như hiện nay.
Tạ Quang Sum (Hiệu trưởng Trường THPT Trần Hưng Đạo – TP Cam Ranh)
Theo PV (Vietnamnet)
Sinh viên phải chủ động trong học chế tín chỉ
Học chế tín chỉ đã thực hiện trong hơn 100 trường ĐH, CĐ qua gần 20 năm nhưng phần lớn sinh viên chưa quen với phương pháp học để đạt hiệu quả cao.
Các trường ĐH đào tạo theo tín chỉ luôn khẳng định đổi mới phương pháp giảng dạy để nâng cao chất lượng đào tạo bằng tiêu chí "lấy người học là trung tâm". Thế nhưng trên thực tế, người học lại chưa được đặt đúng vị trí đó.
PGS-TS Nguyễn Thiện Tống, nguyên giảng viên Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, nhận định: "Lớp học quá đông, giảng viên không có thời gian hướng dẫn sinh viên (SV) làm bài tập, bài kiểm tra nên chủ yếu thuyết giảng, trong khi cần phải kết hợp nhiều hình thức như thuyết giảng, thảo luận, thực tập, thí nghiệm, nghiên cứu, mô phỏng... Phương pháp giảng dạy theo nhóm nhỏ cần được chú trọng nhiều thì chưa làm được". Theo PGS Tống, đây chính là phương pháp giúp SV thực sự là trung tâm, thúc đẩy tinh thần độc lập và chủ động của SV, tạo ra nhiều cơ hội tương tác giữa giảng viên và SV.
Một giảng viên Trường ĐH Sài Gòn chia sẻ: "Mỗi lớp học cả trăm SV là chuyện không hề hiếm ở các trường ĐH dẫn đến tình trạng một giảng viên không thể nào bao quát hết được. Cho dù học tín chỉ thì giờ lên lớp giảm, chủ yếu SV phải tự học nhưng không có nghĩa là giảng viên không quan tâm gì đến SV. Tình hình như hiện nay giảng viên có muốn quan tâm cũng không có điều kiện. Hậu quả là không ít SV cảm thấy chơi vơi, mất định hướng".
Theo học chế tín chỉ, SV phải chủ động, biết cách tự học, có phương pháp học thích hợp mới đạt kết quả. Tuy nhiên, thực tế hiện nay, không phải SV nào cũng hiểu rõ điều này. Trong khi đó, nhiều giảng viên chưa thể trở thành cố vấn học tập thực sự của SV nên khá đông SV cảm thấy lúng túng.
Khảo sát từ 1.691 SV Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM), PGS-TS Tô Minh Thanh, Trưởng phòng Khảo thí và kiểm định chất lượng, nhận xét khoảng 55,3% SV không duy trì được thời gian tự học trong tuần. PGS-TS Nguyễn Ngọc Quang và thạc sĩ Trần Trung Tuấn, Viện Kế toán - Kiểm toán Trường ĐH Kinh tế quốc dân, cho biết khảo sát một số trường ĐH, đến 75% SV không có thói quen tự học, chuẩn bị bài trước khi lên lớp. "Một thực tế là SV ngày nay rất lười đọc sách, trong đó có sách tham khảo. Dù được giảng viên hướng dẫn cụ thể nhưng 85% SV chỉ đọc một số sách chuyên ngành khi phải trình bày, báo cáo hay làm bài kiểm tra" - TS Quang cho hay.
Thạc sĩ Đinh Văn Viễn, Trường ĐH Hoa Lư (Ninh Bình), nhấn mạnh SV đóng vai trò quyết định để học tốt trong học chế tín chỉ. Ông Viễn khuyên: "Trên lớp cần tập trung nghe giảng, suy nghĩ và hăng hái phát biểu, tích cực trong việc làm bài tập nhóm; ở nhà thì cần xây dựng kế hoạch học tập hợp lý".
Mỹ Quyên
Theo thanh niên
Olympic tiếng Anh - Tăng tốc để đạt điểm tuyệt đối kỹ năng Nói Nhằm giúp các em học sinh có hình dung rõ ràng và chuẩn bị kỹ lưỡng hơn cho kỳ thi Olympic tiếng Anh dành cho học sinh THCS năm 2013, đặc biệt là phần Nói, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với thầy Mitchell Willcox - giảng viên tiếng Anh tại Language Link Việt Nam. Thầy Mitchell Willcox đồng thời cũng là...