Thực phẩm mùa dịch: Những món ăn ngon có thể bảo quản được lâu trong mùa dịch Covid 19
Dịch Covid ngày càng diễn biến phức tạp, mẹ làm ngay những món dự trữ dưới đây để gia đình có thể sử dụng được lâu trong mùa dịch.
Nguyên liệu:
- 1kg bắp bò hoa
- Giấm ăn
- Nước mắm
- Nguyên liệu tạo hương: quế, hoa hồi, gừng, tỏi, ớt, hạt tiêu
Cách làm:
Bước 1: Sơ chế bắp bò: Sau khi làm sạch bắp bò, bạn cho chúng vào nồi nước cùng với 3 chiếc hoa hồi, 1 chút quế và gừng đập dập rồi luộc chín chừng 30 phút. Sau khi bắp bò chín mềm, có mùi thơm, bạn vớt ra đĩa, để ráo nước.
Bước 2: Nấu nước mắm ngâm: Chuẩn bị 1 cái bát, sau đó cho nguyên liệu làm nước mắm ngâm vào, bao gồm: 2 chén nước mắm, 1 chén đường trắng và 1 chén giấm trắng, khuấy đều thành hỗn hợp đồng nhất.
- Đổ vào nồi nhỏ, đun sôi hỗn hợp lên thì tắt bếp, đợi nguội. Trong thời gian này, bạn cho tiêu hột vào rang cho thật thơm, để nguyên hạt, không cần xay.
Bước 3: Khi thịt bò, nước mắm đều đã nguội, bạn cho thịt vào một hũ thủy tinh lớn, sau đó đổ nước mắm lên sao cho ngập mặt thịt là được. Cuối cùng, thêm một ít tỏi thái lát, ớt đỏ và tiêu hạt lên trên rồi lắc đều, đậy kín nắp.
- Bắp bò ngâm mắm khoảng 3-5 ngày là có thể dùng được. Sau 3-5 ngày, bạn có thể vớt thịt bò, bỏ vào túi zip và để trong ngăn mát tủ lạnh để dùng dần, tránh bò ngấm thêm nước mắm sẽ bị mặn.
Nguyên liệu:
300 gam thịt ba rọi ít mỡ, mắm ruốc loại ngon, sả xay, ớt xay hoặc sate, đường, bột ngọt
Cách làm:
- Thịt bạn đem trần qua nước sôi rồi thài thái thịt thành từng que to hơn đầu đũa và dài 5cm.
- Cho thịt vào chảo chống dính rồi đem lên bếp rang đến khi thịt cháy vàng cạnh và chảy bớt mỡ.
- Đổ thịt ra bát rồi cho sả và ớt vào chảo xào cho dậy mùi rồi lại đổ thịt vào chảo, đảo thật đều. Tiếp theo cho mắm ruốc vào, bạn chỉ cho vừa thôi vì mắm ruốc rất mặn.
- Sau đó, thêm một ít nước và nêm 1 thìa cafe đường vào cho vị mắm dịu đi, đun đến khi nước cạn, thịt săn lại thì tắt bếp. Đợi cho thịt thật nguội rồi cho vào lọ.
3. Nấm hương xào khô
Một món ăn đặc biệt dành cho những bạn thích ăn chay.
Nguyên liệu:
100 gam nấm hương khô, 2 củ hành tím băm nhỏ
Gia vị: Nước tương, hạt nêm, đường, hạt tiêu
Video đang HOT
Cách làm:
- Nấm hương đem ngâm với nước lạnh tầm 30 phút cho mềm rồi rửa sạch, vắt thật ráo nước.
- Thái nấm thành những sợi mỏng, rải nấm đã thái ra rổ thưa, để ra chỗ quạt cho ráo hẳn nước.
- Bắc chảo lên bếp, đun nóng 2 thìa canh dầu rồi cho hành tím vào phi vàng thơm rồi cho nấm vào đảo đều cho săn lại, nêm vài thìa canh nước tương, 1 thìa cafe hạt nêm, một ít bột ngọt, đảo thật đều. Nêm thử thấy vị mặn – ngọt đậm đà là được. Mặn quá cũng không ngon mà nhạt thì ăn sẽ hao và không để được lâu.
Nấm xào khô hẳn thì tắt bếp, rắc một ít hạt tiêu vào cho thơm. Để thật nguội rồi bỏ lọ.
4. Trứng muối
Nguyên liệu:
- 10 quả trứng vịt
- 1 lít nước
- 300gr muối hạt
- 1 củ gừng, hoa hồi
Cách làm:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu: Rửa sạch trứng. Tiếp đó bạn dùng một chiếc khăn sạch lau khô các quả trứng.
Bình muối trứng rửa thật sạch, tráng qua một lượt nước sôi để diệt sạch vi khuẩn..
Bước 2: Làm nước muối ngâm. Đổ nước vào nồi 300gr muối hạt quậy tan hỗn hợp. Nêm thử phải thật mặn sau khi quậy tan thì đun sôi hỗn hợp để nguội và bỏ gừng vào.
Bước 3: Khi bình muối đã sẵn sàng, bạn tiến hành xếp trứng vào bình, chú ý nhẹ tay và xếp khéo léo để trứng không bị vỡ. Sau đó đổ hỗn hợp nước muối vào và bỏ bịch nước chèn lên để nước muối ngập trứng.
Bước 4 : Để lọ thuỷ tinh chỗ thoáng mát sau 15 ngày có thể lấy ra chế biến tuỳ thích
Khi tất cả quả trứng đã “chín”, vớt từng quả ra rổ, đập nhẹ, bóc vỏ và rửa dưới vòi nước nhỏ để lấy phần lòng đỏ trứng muối. Dùng một chiếc khăn sạch lau nhẹ lớp nước bên ngoài rồi cất lòng đỏ trứng trong hộp bảo quản trong tủ lạnh dùng dần.
Nguyên liệu:
500g thịt ba chỉ (chọn loại dính vào nhau để thái cho liền miếng)
Nước mắm ngon
Đường, bột ngọt, hạt tiêu.
Cách làm:
- Thịt đem chần qua nước sôi cho sạch rồi thái thành miếng mỏng hoặc thái que tùy thích. Ướp thịt với một thìa canh đường, để khoảng 1 tiếng. Cách này giúp cho phần mỡ sau khi kho sẽ trong và để được lâu hơn.
- Chuẩn bị một cái nồi (nếu có nồi đất thì càng tốt), cho 1 thìa canh đường vào nồi đun nóng cho đến khi đường chuyển sang màu cánh gián rồi đổ thêm 4 thìa canh nước vào đun cho đường tan ra thì tắt bếp.
- Tiếp theo, cho thịt vào nồi, tra nước mắm loại thật ngon, 1 thìa cafe bột nêm, 1 thìa cafe hạt tiêu, đảo thật đều cho thịt ngấm gia vị rồi để tiếp thêm 30 phút cho thịt ngấm.
- Bắc nồi thịt lên bếp đun với lửa vừa, bạn canh chừng để thịt không bị cháy, lấy đũa liên tục đảo đều, nếu cảm thấy thịt chưa đủ ngấm bạn cho thêm một ít nước vào đun đến khi nước sắp cạn thì tắt bếp. Độ nóng của nồi sẽ làm cạn phần nước còn lại. Sau cùng, để thật nguội rồi cho vào lọ ăn dần.
6. Tôm khô kho
Nguyên liệu:
2 lạng tôm khô loại ngon, 100 gam thịt ba chỉ, hành tím băm.
Gia vị: Hạt tiêu, nước mắm, đường.
Cách làm:
- Tôm khô ngâm với nước cho mềm hơn rồi rửa lại cho sạch bụi, đổ ra rổ để thật ráo.
- Thịt ba chỉ thái hạt lựu. Cho thịt lên chảo chống dính đem rang cho ra bớt mỡ. Sau đó, cho thịt ra bát.
- Cho hành tím vào chảo phi thơm, hành chuyển sang màu vàng thì cho tôm vào đảo lên cho thật nóng, nêm vào chảo tôm 3 thìa canh nước mắm ngon, 1 thìa canh đường, thêm một ít nước. Đun thật nhỏ lửa để cho gia vị thấm vào tôm (bạn không nên kho kiệt hết vì tôm khô ăn đã khô nếu kho kiệt ăn sẽ bị xác cứng)
- Sau đó, tắt bếp, rắc hạt tiêu vào đảo đều, để nguội rồi cho vào lọ
Tôm mềm, vị mặn ngọt đậm đà có thịt ba chị rang tóp ăn béo ngậy, nước sánh lại màu vàng cánh gián.
Nguyên liệu:
- Mỡ lợn có dính thịt và thịt ba chỉ thái hạt lựu
- Nước mắm thật ngon (một bát con)
- Ớt xay hoặc ớt khô, hạt tiêu, đường, bột ngọt.
- Tôm khô loại ngon rửa sạch, để ráo.
Cách làm:
Cho thịt mỡ và ba chỉ thái hạt lựu vào chảo chống dính rang cho đến khi thịt chín vàng rộm lên, chắt bớt mỡ nước, vớt thịt và tóp mỡ để ra bát riêng. Tiếp tục, cho hành băm vào phi vàng lên.
- Cho nước mắm thật ngon vào nồi đất hoặc gốm (món này không được dùng nồi kim loại nhé). Cho thêm 3 thìa canh đường, 1 thìa cafe hạt tiêu, mỡ nước, bột ngọt, ớt xay và thêm một ít nước vào. Cho lên bếp đun nhỏ lửa, khuất đều tay.
- Đun đến khi nước mắm trong nồi sánh lại thì cho tiếp thịt ba chỉ và tóp mỡ rang, tôm khô vào đảo đều, đun tiếp thêm một lúc cho hơi cô lại thì rắc hành phi vào, tắt bếp. Tuyệt đối không để món này bị cháy, có mùi khê là coi như hỏng.
Món mắn kho quẹt này sệt, không mặn gắt mà đậm đà, thơm béo. Ngoài ra, bạn có thể bằng sả xay hoặc riềng cũng khá hay.
Nguyên liệu:
300 gam Tôm tươi, con bằng đầu đũa hoặc to hơn ít, không nên to quá vì vỏ cứng không ngon.
5 quả ớt hiểm
3 thìa cafe muối, 1 thìa caf bột ngọt.
Cách làm:
- tôm cắt râu, đuôi rồi rửa thật sạch để ráo.
- Ớt đem giã với muối.
- Cho 2 thìa canh dầu vào chảo, cho lên bếp đun nóng rồi cho tôm vào đảo đều, cho thêm một ít nước vào đun và cho vào chén muối ớt vừa giã ở trên, trộn thật đều cho tôm ngấm muối. Sau đó, tra thêm một ít bột ngọt.
- Đun lửa nhỏ cho muối ớt thậm đượm vào tôm, nêm lại xem đã đủ độ mặn chưa, phải hơi mặn một chút tôm mới ngon và để được lâu.
- Tôm cạn nước thì tắt bếp, để nguội rồi cho vào lọ. Món ăn này để tủ lạnh cả tháng.
Lợi ích tuyệt vời từ khoai lang
Khoai lang là thực phẩm phổ biến, hữu ích cho sức khỏe con người do chứa nhiều chất xơ, carotene, các vitamin và chất chống oxy hóa...
Hệ thống miễn dịch: Khoai lang rất giàu beta carotene, một chất chống oxy hóa quan trọng, cùng với vitamin C và B-complex vitamin, sắt và phốt pho. Khoai lang cải thiện hệ thống miễn dịch để bảo vệ cơ thể của bạn khỏi bệnh tật.
Chống viêm: Giống như khoai tây thông thường, khoai lang cũng có tính chống viêm. Điều này chủ yếu là do sự hiện diện của beta-caroten, vitamin C và magiê. Nó có hiệu quả trong việc chống viêm bên trong và sưng tấy bên ngoài.
Hen suyễn: Khoai lang có hiệu quả trong việc chữa tắc nghẽn mũi, phế quản và phổi, do đó làm giảm hen suyễn.
Viêm phế quản: Sự tập trung vitamin C, sắt và chất dinh dưỡng khác của khoai lang giúp chữa viêm phế quản. Khoai lang được cho là có khả năng làm nóng cơ thể, do có vị ngọt và các dưỡng chất khác ảnh hưởng đến nhiệt độ cơ thể.
Viêm khớp: Beta-caroten, magiê, kẽm và vitamin-B làm cho khoai lang trở thành nguồn thức ăn quan trọng cho việc điều trị bệnh viêm khớp. Nước luộc khoai cũng có thể được áp dụng bên ngoài, trên các khớp để giảm đau các bệnh liên quan đến khớp.
Tiêu hóa: Hàm lượng chất xơ của khoai lang cao, kết hợp với các khoáng chất khác như magiê giúp cải thiện hệ tiêu hóa. Khoai lang cũng dễ tiêu hóa, vì chúng chủ yếu chứa tinh bột. Chúng làm dịu dạ dày và ruột, vì vậy bạn sẽ tránh được các vấn đề về tiêu hoá.
Ung thư: Beta-carotene, vitamin C, chất chống oxy hoá trong khoai lang rất có lợi cho việc chữa trị các loại ung thư khác nhau, đặc biệt là ung thư đại tràng, ruột, thận và các cơ quan nội tạng khác.
Viêm loét dạ dày: Khoai lang có tác dụng cho các vấn đề về dạ dày và ruột. Vitamin B-complex, vitamin C, beta carotene, kali và canxi đều rất hiệu quả trong việc chữa loét dạ dày. Hơn nữa, thức ăn thô trong khoai lang ngăn ngừa táo bón và sự hình thành axit do đó làm giảm nguy cơ loét. Tính chống viêm và làm dịu của khoai lang cũng làm giảm đau và viêm loét.
Bệnh tiểu đường: Trái ngược với suy nghĩ của nhiều người, khoai lang lại có lợi cho bệnh nhân tiểu đường. Thật ngạc nhiên, chúng rất hiệu quả trong việc điều chỉnh lượng đường trong máu bằng cách giúp tiết và bài tiết insulin thích hợp. Khoai lang có thể thay thế gạo hoặc carbohydrate như một lựa chọn lành mạnh hơn.
Cân bằng nước: Chất xơ hoặc thức ăn thô có trong khoai lang giúp cơ thể giữ nước. Điều này duy trì cân bằng nước trong cơ thể, giữ hydrat hóa và tế bào của bạn hoạt động hiệu quả.
Hải Yến
4 món bẩn trong chợ đến người bán cũng "ngại" ăn, chị em chớ nên mua Những thực phẩm mà ngày nào chúng ta cũng nhìn thấy, thậm chí thường xuyên mua lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ an toàn vệ sinh thực phẩm, gây hại sức khỏe. Có lẽ cuộc sống ngày càng bận rộn nên nhiều người lựa chọn mua các thực phẩm được sơ chế sẵn hoặc nấu sẵn ở chợ để chỉ việc về nhà...