Thực phẩm giúp giảm cholesterol hiệu quả
Lượng cholesterol cao có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim – nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn thế giới. Dưới đây là 10 loại thực phẩm giúp giảm lượng cholesterol và cải thiện các yếu tố nguy cơ gây bệnh tim.
Cây họ đậu chứa rất nhiều chất xơ, khoáng chất và một lượng protein dồi dào, có thể làm giảm cholesterol LDL, từ đó làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Ảnh: thanhnien.
Quả bơ rất giàu chất béo không bão hòa đơn và chất xơ – hai chất dinh dưỡng giúp giảm cholesterol LDL và tăng cholesterol HDL. Ảnh: jessicagavin.
Các loại hạt, đặc biệt là hạnh nhân và óc chó, có chứa nhiều chất béo và chất xơ giúp giảm lượng cholesterol, cùng các khoáng chất có thể cải thiện sức khỏe tim mạch. Ảnh: pittmandavis.
Các loại cá béo cũng chứa nhiều axit béo omega-3 và có liên quan đến giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ. Ảnh: wordpress.
Bên cạnh đó, ngũ cốc nguyên cám, đặc biệt là yến mạch và lúa mạch, có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Ảnh: hellobacsi.
Các loại trái cây và quả mọng cũng có thể giúp giảm lượng cholesterol và cải thiện sức khỏe tim mạch do chứa nhiều chất xơ và các chất chống oxy hóa. Ảnh: tieudungvne.
Video đang HOT
Flavonoid trong sô-cô-la và ca cao có thể giúp giảm huyết áp và cholesterol LDL, đồng thời tăng cholesterol HDL. Ảnh: ytegiadinh.
Tỏi có chứa allicin và các hợp chất thực vật khác, có thể giúp làm giảm LDL cholesterol cũng như các yếu tố nguy cơ bệnh tim khác. Ảnh: vtv1.
Một số bằng chứng cho thấy thực phẩm từ đậu nành có thể làm giảm các yếu tố nguy cơ bệnh tim, đặc biệt ở những người có lượng cholesterol cao. Ảnh: phunusuckhoe.
Các loại rau xanh có nhiều chất xơ, chất chống oxy hóa và ít calo, khiến cho chúng trở thành một lựa chọn lành mạnh cho hệ tim mạch. Ảnh: giadinh.
Hà Nguyễn (Theo Healthline)
Cách nhận biết cơn đau tim, khi nào phải đi gặp bác sĩ ngay?
Đau ngực có thể là dấu hiệu của bệnh tim nghiêm trọng, nhưng cũng có thể do các nguyên nhân khác.
Nếu thấy lo lắng cho cơn đau ngực, nên đi bác sĩ - ngay cả khi không đau tức như cơn đau tim - Ảnh minh họa: Shutterstock
Đây là những gì bạn cần biết để nhận biết cơn đau tim và biết khi nào nên đi gặp bác sĩ, theo Insider.
Làm sao nhận biết đau ngực là cơn đau tim?
Theo tiến sĩ Ajay Kirtane, bác sĩ tim mạch tại Trung tâm Y tế Đại học NewYork-Presbyterian và Columbia (Mỹ), cơn đau tim có liên quan đến một hoặc nhiều triệu chứng sau đây, theo Insider.
Đau ngực dai dẳng, không dứt, đau dữ dội kéo dài, có thể đến 30 phút
Đau ngực càng lúc càng nặng hơn, đặc biệt khi cố gắng hoạt động nhiều
Đau ngực kèm khó thở, buồn nôn, chóng mặt hoặc thậm chí ngất xỉu
Tức ngực dữ dội, cảm giác như bị một tảng đá đè lên ngực
Kèm theo những yếu tố chính liên quan đến nguy cơ đau tim, như huyết áp cao, cholesterol cao, tiểu đường, béo phì hoặc tiền sử gia đình mắc bệnh tim
Nếu có một, hoặc nhiều yếu tố nguy cơ chính này và có các triệu chứng ở trên, nên đi khám bệnh tim mạch ngay lập tức.
Những nguyên nhân khác gây đau ngực
Có nhiều nguyên nhân gây đau ngực khác mà không nhất thiết là đau tim. Theo tiến sĩ Kirtane, đó là:
Đau thắt ngực
Đau thắt ngực xảy ra khi thiếu lưu lượng máu và ô xy đến tim, và là triệu chứng của bệnh động mạch vành - có thể dẫn đến đau tim nếu không được điều trị. Thường liên quan đến tập thể dục và hoạt động thể chất, và cảm thấy đau thắt ngực, tức ngực hoặc cảm giác như có vật nặng đè lên ngực, theo Insider.
Trào ngược
Trào ngược hoặc ợ nóng, là do a xít dạ dày đi vào thực quản, tạo cảm giác nóng rát trong cổ họng và ngực. Trào ngược do bữa ăn đọng lại, và thường xảy ra khi nằm sau khi ăn, Kirtane nói.
Khó tiêu
Đau do khó tiêu có thể tạo cảm giác tương tự như đau thắt ngực, vì vậy hãy xem lại thói quen ăn uống.
Đau cơ
Tiến sĩ Kirtane nói: Người trẻ thường bị đau cơ xương khớp hơn, căng cơ sẽ đau hơn khi di chuyển hoặc cử động cánh tay. Vận động viên trẻ cũng có thể gặp chấn thương hoặc viêm ở ngực.
Lo lắng
Lo lắng có thể dẫn đến các cơn hoảng loạn, có thể biểu hiện giống như một cơn đau tim, theo Hiệp hội Lo âu và Trầm cảm của Mỹ. Các triệu chứng của cơn hoảng loạn có thể bao gồm đau ngực kèm với khó thở, tim đập nhanh, chóng mặt và đổ mồ hôi, theo Insider.
Cuối cùng, nếu thấy lo lắng cho cơn đau ngực, nên đi bác sĩ - ngay cả khi không đau tức như cơn đau tim.
Nói chung, nên nghiêm túc với tất cả các cơn đau ngực, tiến sĩ Kirtane khuyến cáo. Thông thường, người trẻ thường chần chừ nếu cảm thấy đau ngực, đừng chần chừ.
Đau ngực có thể khác nhau theo tuổi và giới tính
Theo Hiệp hội Tim mạch Mỹ, độ tuổi trung bình của cơn đau tim là 65 đối với nam và 72 đối với nữ.
Mặc dù các cơn đau tim ở người trẻ hiếm gặp hơn, tỷ lệ này đang gia tăng. Theo một nghiên cứu năm 2018 được công bố trên tạp chí Circulation, có đến 30% ca đau tim là ở độ tuổi từ 35 đến 54.
Ngoài ra, cơn đau ngực có nhiều khả năng biểu hiện đau thắt ngực ở đàn ông trên 45 tuổi hoặc phụ nữ trên 55 tuổi.
Mặc dù người trẻ vẫn có thể bị đau ngực nghiêm trọng, tuổi tác làm tăng nguy cơ đau ngực do bệnh động mạch vành hoặc đau tim.
Nếu bạn thấy lo lắng về cơn đau ngực mới xuất hiện hoặc nặng hơn bình thường, cần đi bác sĩ để kiểm tra, theo Insider.
Theo Thanh niên
5 việc khi ăn mì tôm cần áp dụng ngay để tránh 'rước bệnh vào thân' Mỳ ăn liền vốn là một món ăn thay thế ngũ cốc phổ biến, tiện dụng và kinh tế đối với nhiều gia đình. Tuy nhiên, việc lạm dụng món ăn này có nguy cơ mắc bệnh, khiến nhiều người vô cùng lo lắng. Ăn quá nhiều mì ăn liền nhất là việc ăn mì thay cho bữa chính, khiến bạn mất cân...