Thực phẩm giữ ấm cơ thể trong mùa đông
So với các mùa còn lại trong năm, thời tiết mùa đông khắc nghiệt hơn. Khí hậu giá lạnh khiến cho hoạt động của hệ miễn dịch trở nên chậm chạp. Đây chính là thời điểm cơ thể dễ bị tấn công bởi nhiều căn bệnh như cảm, cúm, ho, viêm họng…
Nhiệt độ lạnh cộng với thời gian ban ngày ngắn lại cũng khiến cơ thể trở nên lười vận động và tăng cảm giác thèm ăn. Lúc này, mục tiêu của bạn là phải chọn lựa được những thực phẩm có khả năng giúp cơ thể cảm thấy ấm áp hơn trong mùa đông. Trong y học cổ truyền của các quốc gia châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ và khu vực các nước Ả-rập đã liệt kê rất nhiều loại thực phẩm giúp giữ ấm cho cơ thể và được người dân ở những nơi này sử dụng từ thời cổ đại. Ngày nay, nhiều kết quả nghiên cứu khoa học hiện đại đã khẳng định bất kỳ loại thực phẩm nào cũng có những tác động nhất định đến cơ thể. Sau khi đã được tiêu hóa, ảnh hưởng của thực phẩm đối với cơ thể con người sẽ do yếu tố gene di truyền và thể trạng quyết định.
Ảnh: Fitsugar.com
Một số người có thể trạng nóng, trong khi đó, những người khác sẽ có thể trạng hàn. Vào mùa đông, khi nhiệt độ bên ngoài xuống thấp, những người có thể trạng hàn cần phải dùng những thực phẩm đặc biệt – vốn có khả năng làm ấm cơ thể từ bên trong – để kích thích hoạt động của các chất dẫn truyền thần kinh trong cơ thể. Trái lại, việc tiêu thụ quá nhiều các loại thực phẩm này ở những người có thể trạng nóng có thể làm cho miệng bị phồng giộp và gây tiêu chảy.
Việc giữ ấm cho cơ thể trong mùa đông là điều quan trọng và không khó thực hiện. Một trong những cách đơn giản nhất là tập trung vào danh sách những loại thực phẩm được liệt kê dưới đây:
Ảnh: Gtscrj.com
- Hạt vừng: Cả hai loại hạt vừng trắng và đen đều được cho là có khả năng mang đến sức nóng cho cơ thể sau khi được tiêu hóa.
Ảnh: Thealkalinediet.org
- Tỏi: Không chỉ có tác dụng hạ thấp mức cholesterol, tỏi còn là một loại gia vị giúp giữ ấm cho cơ thể. Mùa đông là khoảng thời gian khá khắc nghiệt đối với những người mắc bệnh viêm phế quản và hen suyễn. Một trong những phương pháp trị hai căn bệnh này chính là loại súp hoặc cháo nấu từ cá lóc dùng kèm với thật nhiều rau xanh và tỏi.
- Gừng: Tương tự như tỏi, gừng cũng là gia vị có tính nóng, giúp làm ấm cơ thể rất tốt. Hãy tăng cường sử dụng gừng khi chế biến các món ăn trong mùa đông hay cho thêm gừng vào các loại nước uống như nước gừng nóng, trà gừng…
Ảnh: Coloneltiki.com
- Quế: Đây cũng là gia vị nằm trong danh sách những thực phẩm giữ ấm cho cơ thể trong mùa đông. Quế có vị ngọt nên thường được sử dụng trong các món ăn ngọt hoặc cho thêm vào những ly trà nóng.
Video đang HOT
- Hành: Hành thích hợp với các món súp và cà ri, vốn là những món ăn nóng được nhiều người yêu thích trong thời tiết lạnh.
Ảnh: Foodista.com
- Hạt thì là: Loại hạt này là thành phần quan trọng không thể thiếu trong bột cà ri. Không chỉ giúp làm ấm cơ thể, hạt thì là còn có khả năng hỗ trợ cho hoạt động của hệ tiêu hóa, giúp chữa bệnh khó tiêu, đầy hơi trong bao tử nhờ vào tính chất nóng của chúng.
- Tiêu: Độ hăng cay của tiêu giúp mang đến hơi nóng cho cơ thể. Chúng còn là thực phẩm rất tốt cho những người mắc bệnh hen. Cách sử dụng tiêu vô cùng đơn giản: chỉ cần rắc thêm một ít tiêu vào các món ăn mà bạn dùng hàng ngày trong mùa đông.
Ảnh: Maplerowe.com
- Đinh hương: Đinh hương được đánh giá là có công dụng kháng khuẩn, giúp khử mùi hôi miệng.
- Hạnh nhân: Để làm ấm cơ thể, hãy ngâm khoảng 10 hạt hạnh nhân trong nước và dùng chúng vào bữa ăn sáng của ngày hôm sau.
Ảnh: Leahmullettblog.com
- Hạt bí ngô: Loại hạt này không chỉ là một món ăn vặt ngon miệng trong những ngày trời lạnh mà còn các tác dụng tăng cường khả năng chịu lạnh cho cơ thể.
- Hạt đậu phộng: Mặc dù có khả năng mang đến hơi ấm nhưng loại hạt có dầu này sẽ gây đầy hơi nếu bạn ăn chúng quá nhiều.
Ảnh: 100cafestreet.com
- Mật ong: Không chỉ là một chất làm ngọt tự nhiên, mật ong còn mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe, trong đó có cả việc giữ ấm cho cơ thể. Không gì tuyệt vời hơn việc được nhâm nhi một tách trà gừng pha với mật ong nóng ấm trong một buổi sáng mùa đông giá lạnh.
- Nghệ tây: Là loại gia vị có hương thơm, nghệ tây còn có công dụng phòng chống ung thư, chứa nhiều chất chống ô-xy hóa. Đặc tính cay nóng của nghệ tây đã giúp chúng lọt vào danh sách những thực phẩm giúp giữ ấm cho cơ thể.
Ảnh: Constantlyhealthy.com
- Trái cây và rau xanh: Mùa đông cũng là mùa của những thực phẩm có tính nóng. Những loại trái cây như cam, mận, đào hay các loại rau củ như cà rốt, khoai tây… sẽ giúp ích rất nhiều cho cơ thể và tăng cường sức mạnh cho hoạt động của hệ miễn dịch.
Những thực phẩm cần tránh
Ảnh: Ankarascene.com
Bánh mì làm từ bột mì trắng, khoai tây chiên, các loại đồ uống có gas, sữa đông, cà phê lạnh, dưa chuột, chất cồn, tiêu thụ quá nhiều bơ hay uống nước lạnh sau các bữa ăn đều là những thứ không được khuyến khích trong điều kiện thời tiết lạnh. Ngoài ra, bạn cũng cần tránh ăn quá nhiều vào ban đêm vì điều này sẽ làm cho hệ tiêu hóa bị quá tải và hoạt động yếu đi.
Theo PNO
Cúm 11 sự thật và ngộ nhận
Thực tế khác xa. Không hiếm trường hợp chúng ta vẫn nhầm cúm với cảm lạnh. Hoặc gắn cho nó biệt danh của dịch bệnh khác.
Xương cốt đau nhừ, sốt cao, cơ thể suy nhược... Bắt đầu mùa nhiễm bệnh. Chúng ta gom tất cả chúng dưới cái tên "cúm" và ném tất cả ba bệnh khác nhau: cúng "đích thực", bệnh lây nhiễm virus cấp hệ tiêu hoá gọi là "cúm dạ dày" và cảm lạnh vào một rọ. Trong khi cúm là bệnh lây nhiễm cấp có diễn biến nặng hơn nhiều so với cảm lạnh và thường kết thúc với đủ loại biến chứng nhiều hơn! Thường là viêm phế quả và viêm phổi, song hậu quả chữa trị cúm cẩu thả cũng có thể là viêm cơ tim hoặc viêm màng não. Cũng may, cảm lạnh có thể "tự khỏi". Cúm - không thể coi thường, cần phải trị "đến nơi, đến chốn".
1. Cảm lạnh có triệu chứng khác cúm. Đúng.
Thủ phạm cả hai bệnh đều là virus, song thuộc những gia đình khác nhau, vậy nên hiệu ứng đòn đánh của chúng cũng khác. Cúm bắt đầu bất ngờ. Sốt cao tiến triển trong vòng vài giờ, cũng xuất hiện tình trạng đau cơ, đau khớp, đau nhức đầu, ho khan, chán ăn và suy nhược nhanh. Bệnh có thể làm người gục ngã.
2. Cảm lạnh tiến triển từng bước: sốt không cao, chỉ húng hắng ho, trái lại thường đi kèm xổ mũi và đau họng. Chính xác.
3. Tiêm chủng có thể bảo vệ chúng ta không bị cúm. Chính xác.
Nhờ tiêm chủng, sẽ xuất hiện trong cơ thể những kháng thể bảo hiểm chống lại bệnh. Khả năng đề kháng xuất hiện sau 14 ngày. Tốt nhất tiêm chủng vào đầu mùa thu, song cũng có thể muộn hơn.
Cảm lạnh có triệu chứng khác cúm nên bạn cần chú ý phân biệt. (Ảnh minh họa)
4. Tiêm chủng không phải lúc nào cũng phát huy tác dụng ngăn ngừa. Chính xác.
Đôi lúc, cho dù tiêm chủng vẫn có thể bị nhiễm vurus cúm. Tuy nhiên thậm chí trong trường hợp này vaccine vẫn mang lại lợi ích: bệnh sẽ tiến triển nhẹ nhàng hơn và không để lại di chứng.
5. Cả đời chỉ cần tiêm chủng một lần. Sai.
Hằng năm cần tiêm chủng nhắc lại, bởi tồn tại hơn mười chủng virus cúm liên tục biến dạng. Vì lý do này thành phần vaccine mỗi năm một khác.
6. Đã điều chế được thuốc chống virus. Chính xác.
Song biệt dược chỉ bán theo đơn bác sĩ. Thuốc phát huy tác dụng nhanh khỏi bệnh, ngăn ngừa biến chứng sau cúm. Cần uống trong vòng 24 - 48 giờ kể từ thời điểm xuất hiện triệu chứng.
7. Thuốc kháng sinh không phát huy tác dụng với cúm. Chính xác.
Thuốc kháng sinh chỉ duy nhất có tác dụng tiêu diệt vi trùng - vô tác dụng với virus, vậy không nên đòi hỏi bác sĩ kê thuốc kháng sinh cho người bị cúm. Thuốc kháng sinh chỉ sử dụng trong trường hợp biến chứng do cúm, thí dụ nhiễm trùng phổi - hiện tượng dễ xảy ra, bởi cơ thể đã bị suy yếu bởi những đòn đánh của virus dễ bị mắc chứng bệnh khác.
8. Vaccine chống "cúm dạ dày" phát huy tác dụng bảo vệ cơ thể trước cúm thông thường. Sai.
Vaccine chống "cúm dạ dày" chỉ có tác dụng bảo vệ cơ thể trước rotavirus, trong khi còn có những virus khác là nguyên nhân gây cúm vẫn chưa có vaccine. Tuy nhiên vẫn cần tiêm chủng chống rotavirus cho trẻ, bởi chính chúng là thủ phạm gây bệnh hay gặp.
9. Đã bị "cúm dạ dày" cơ thể sẽ có khả năng miễn dịch với cúm "đích thực". Sai.
Cơ thể đã tiêm chủng vaccine chống "cúm dạ dày" chỉ có khả năng đề kháng với chủng virus gây bệnh này. "Cúm dạ dày" là chứng bệnh đặc biệt dễ lây, và cũng có thể liên kết với cúm "đích thực", tuy nhiên trái với cúm "đích thực" nó hiếm khi lây qua đường hô hấp. Theo quy luật virus "cúm dạ dày" lây qua đường tiêu hoá.
10. Cách chữa "cúm dạ dày" cũng giống như cúm "đích thực". Sai.
Với "cúm dạ dày", quan trọng nhất là nỗ lực không để cơ thể rơi vào tình trạng mất nước và thiếu điện giải. Vì thế cần uống nhiều nước, tốt nhất là dung dịch orezol và sớm giải quyết tình trạng tiêu chảy bằng tân dược.
11. "Cúm dạ dày" là biến thể cúm "đích thực" đi kèm tình trạng đau bụng, buồn nôn và nôn. Sai.
Không có cúm dạ dày. Đó chỉ là tên thường gọi của bệnh lây nhiễm virus cấp hệ tiêu hoá. Bệnh tấn công bất ngờ, xuất hiện sốt, cảm giác thân thể rã rời, đôi lúc ho và xổ mũi - tất cả triệu chứng này khiến mọi người nghĩ đến cúm. Trong khi cúm "đích thực" không bị nôn và buồn nôn, không đau bụng và tiêu chảy.
Theo Eva
Những loại nước ép là "khắc tinh" của bệnh tật Khởi động ngày mới với trái cây tươi ép và nước rau ép sẽ có tác dụng kỳ diệu cho cơ thể và tâm trí của bạn. Dưới đây là một vài lựa chọn nếu bạn muốn thử. Mụn & nổi mụn: Mụn xuất hiện trên da khi bã nhờn (dầu) bị chặn và vi khuẩn bắt đầu phát triển. Những bã nhờn...