Thực phẩm giàu năng lượng cho trẻ tới trường
Chế độ ăn với carbohydrates phức tạp, protein, chất xơ hay canxi sẽ giúp trẻ phát triển thể lực, trí óc, luôn tràn đầy năng lượng và tỉnh táo khi tới trường.
Để trẻ luôn tràn đầy năng lượng và không mệt mỏi khi tới trường, cha mẹ cần bổ sung cho con nhiều dưỡng chất quan trọng trong chế độ ăn uống hàng ngày.
Protein
Theo tạp chí Parents, đây là dưỡng chất giúp trẻ cảm thấy tỉnh táo và không bị mệt mỏi giữa giờ. Protein là yếu tố tham gia vào hầu hết thành phần cơ thể, đồng thời kích thích hệ thống miễn dịch của trẻ.
Thực phẩm giàu protein: Trứng, sữa ít béo hoặc không béo, thịt nạc, các loại hạt (bao gồm cả bơ hạt), hạt và đậu khô nấu chín.
Canxi
Dưỡng chất này giúp phát triển khối lượng xương và răng, gần như tất cả được xây dựng trong thời thơ ấu và thanh thiếu niên. Việc thiếu canxi có thể cản trở sự phát triển của trẻ, gây loãng xương, suy giảm thể chất, thiếu năng lượng cho hoạt động hàng ngày.
Thực phẩm giàu canxi: Sữa, phô mai, sữa chua, ngũ cốc, bông cải xanh, lòng đỏ trứng, sữa đậu nành.
Trẻ ở độ tuổi tới trường cần được bổ sung những dưỡng chất quan trọng như sắt, protein, canxi… – Ảnh: Raisingchildren.
Chất xơ
Chế độ ăn giàu chất xơ có thể ngăn ngừa rối loạn tiêu hóa, đầy bụng, táo bón, khó tiêu ở trẻ. Nó còn giúp trẻ ăn uống đều đặn và no lâu. Thực phẩm giàu chất xơ: Gạo lứt, trái cây, ngũ cốc, các loại đậu, mì ống, khoai lang.
Video đang HOT
Kali
Dưỡng chất này đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự cân bằng chất lỏng, kiểm soát huyết áp và giúp cơ co lại. Theo nhiều nghiên cứu, trẻ em đang nhận được ít hơn 60% liều lượng kali được khuyến nghị. Một phần là do nhiều trẻ không có đủ trái cây và rau quả trong chế độ ăn của mình. Thực phẩm giàu kali: Chuối, cam, sữa chua, khoai lang, cà chua, các loại dưa.
Sắt
Trẻ em rất cần sắt để xây dựng hệ thống máu khỏe mạnh, mang oxy đến các tế bào trên khắp cơ thể. Bữa sáng thiếu sắt sẽ dẫn đến thiếu máu, ảnh hưởng không tốt đến trí nhớ của trẻ, gây các vấn đề về học tập và hành vi. Thiếu sắt đặc biệt phổ biến ở trẻ em thừa cân, có chế độ ăn nhiều calo nhưng nghèo chất dinh dưỡng.
Thực phẩm giàu sắt: Thịt bò, hải sản, thịt gà, các loại đậu, nho khô, bánh mì nguyên cám.
Carbohydrates phức tạp
Dưỡng chất này giúp trẻ no lâu và tiêu hóa tốt hơn. Chúng giúp cơ thể trẻ sử dụng chất béo, protein để xây dựng và sửa chữa mô. Thiếu carbohydrates có thể khiến trẻ khó chịu, không tập trung nghe giảng bài.
Thực phẩm chứa carbohydrates phức tạp: Ngũ cốc nguyên hạt, gạo nâu, bánh mì ngũ cốc nguyên hạt, bánh nướng xốp, trái cây và rau củ.
Chất béo lành mạnh
Axit béo omega-3 có trong cá hồi rất tốt cho trí não và thị lực của trẻ, giúp trẻ gia tăng khả năng học tập. Thiếu hụt axit béo có thể tác động tiêu cực đến kết quả học tập của trẻ. Trẻ có thể bị chứng khó đọc, viết kém. Thực phẩm giàu chất béo lành mạnh: Cá hồi, cá ngừ, bơ, các loại hạt.
Nạp ngay 10 loại thực phẩm này vào bữa ăn hằng ngày để đột quỵ không ghé thăm
Bạn có biết rằng, chế độ dinh dưỡng tác động không nhỏ đến khả năng mắc các vấn đề về tim mạch. Dưới đây là 10 loại thực phẩm bạn có thể thêm vào chế độ ăn uống để giảm nguy cơ đột quỵ.
- Bột yến mạch
Thường xuyên ăn bột yến mạch có thể làm giảm nguy cơ đột quỵ - Ảnh: Minh họa
Cholesterol LDL cao gây ra mảng bám trong mạch máu xung quanh não, nâng nguy cơ đột quỵ do thiếu máu cục bộ cao lên. Sử dụng bột yến mạch có thể làm giảm cholesterol 'xấu' LDL. Hơn nữa bột yến mạch chứa nhiều chất xơ hòa tan nên có thể giúp kiểm soát lượng cholesterol hiệu quả.
- Quả việt quất
Chất chống oxy hóa không chỉ giúp mở rộng mạch máu để giữ cho máu lưu thông tốt mà còn giúp giảm viêm. Để ngăn chặn nguy cơ đột quỵ, nên thường xuyên bổ sung quả việt quất vào chế độ ăn hằng ngày.
- Đậu đen
Một tổng kết các nghiên cứu được công bố trên Public Health Nutrition cho thấy chế độ ăn nhiều đậu đỗ như đậu đen có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tim mạch thấp hơn. Các nhà nghiên cứu cho rằng kết quả này là nhờ những đặc tính thực sự tốt của đậu đỗ và thực tế là chúng thường thay thế cho các nguồn protein không lành mạnh. 3/4 chén đậu đen sẽ cung cấp cho bạn 27% nhu cầu khuyến nghị hàng ngày.
- Cá hồi
Ăn hải sản không chiên rán một hoặc hai lần một tuần có thể làm giảm nguy cơ đột quỵ, theo đánh giá của các nghiên cứu được công bố trên tạp chí Circulation. Chất béo omega-3 trong cá có dầu như cá hồi, cá ngừ và cá thu làm giảm viêm trong động mạch, cải thiện lưu lượng máu và giảm nguy cơ đông máu. Ăn nhiều cá cũng có nghĩa là chế độ ăn sẽ chứa ít những thực phẩm không lành mạnh như thịt đỏ và thịt chế biến sẵn, có nhiều chất béo no làm tắc nghẽn động mạch.
- Chuối
Theo các chuyên gia, kali đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì chức năng hoạt động của não bộ. Những thực phẩm giàu kali như chuối, khoai tây góp phần tăng cường trí nhớ, khả năng học tập và thậm chí ngăn chăn một số bệnh liên quan đến động kinh.
Theo khuyến cáo, nhu cầu về kali ở người lớn khoảng 4gram/ngày và ở trẻ em khoảng 1gram/ngày.
- Khoai lang
Khoai lang cũng là thực phẩm tốt cho tim mạch - Ảnh: Minh họa
Khoai lang cũng là thực phẩm được khuyên dùng để chống nguy cơ đột quỵ. Theo đó, trong khoai lang có chứa 26% khẩu phần chất xơ khuyến nghị hàng ngày. Bên cạnh đó, khoai lang có đầy đủ các chất chống oxy hóa để giúp ngăn ngừa sự tích tụ mảng bám trong mạch máu.
- Sữa ít béo
Một nghiên cứu ở Puerto Rico cho thấy những người không uống sữa có nguy cơ bị huyết áp cao gấp 2 lần so với những người thường xuyên uống sữa. Ngoài ra, một nghiên cứu khác trên 3.100 đàn ông Nhật Bản trong 22 năm cũng phát hiện những người uống chừng 200 ml sữa một ngày có thể giảm được nguy cơ đột quỵ xuống còn . Bởi trong sữa có chứa canxi, magiê và kali, tất cả đều giúp hạ huyết áp.
- Hạt bí đỏ
Ngay cả những người không bị huyết áp cao, ăn thực phẩm giàu magiê có thể làm giảm nguy cơ đột quỵ xuống 30%, một nghiên cứu cho biết. Nếu hạt bí ngô không phải là món bạn thích, thì lúa mạch, kiều mạch, cải bó xôi và đậu đen là những nguồn magiê tốt khác.
- Hạnh nhân
Các loại hạt vỏ cứng cung cấp protein, chất xơ và chất béo không no. Chỉ trong một phần ăm, bạn sẽ nạp năng lượng cho cơ thể bằng 9g chất béo không no chuỗi đơn để giảm cholesterol LDL (có hại) đồng thời tăng HDL (tốt). Không chỉ vậy, hạnh nhân cũng là một nguồn vitamin E tuyệt vời, có thể ngăn chặn mảng bám tích tụ trong động mạch.
- Rau bina
Thành phần của rau bina chứa nhiều các vitamin B folate. Theo một nghiên cứu suốt 20 năm trên gần 10.000 người lớn, chế độ ăn uống giàu axit folic có thể hạ thấp nguy cơ đột quỵ xuống còn 20%.
Nếu bạn phải ăn khuya, chuyên gia khuyên nên ăn gì? Sau đây là 7 món ăn nhẹ lành mạnh cho bữa khuya mà các nhà dinh dưỡng khuyên dùng. Sữa giúp sản xuất hoóc môn ngủ melatonin và hoóc môn hạnh phúc serotonin, giúp dễ ngủ - ẢNH: SHUTTERSTOCK Thỉnh thoảng ăn nhẹ lúc nửa đêm không có vấn đề gì và có thể sẽ không dẫn đến tăng cân, đặc biệt nếu...