Thực phẩm đông lạnh sử dụng tốt nhất khi nào?
Nhiều người trong chúng ta vẫn có tư tưởng tránh thực phẩm đông lạnh. Có đúng không?
Thực phẩm đông lạnh – ẢNH: SHUTTERSSTOCK
Thực phẩm đông lạnh để được bao lâu?
Trang tin Everyday Health and Eat Right and Woman’s day sẽ giúp bạn làm rõ vấn đề này.
Janilyn Hutchings, chuyên gia về an toàn thực phẩm và nhà khoa học thực phẩm tại StateFoodSafety (Mỹ), cho biết trái cây và rau quả có thể được bảo quản đông lạnh trong vòng 8 đến 12 tháng trước khi giảm chất lượng.
Nếu để quá thời hạn, enzym mới bắt đầu phân hủy rau, theo Everyday Health.
Theo Kara Hoerr, chuyên gia dinh dưỡng ở Wisconsin (Mỹ), thực phẩm đông lạnh có nhiều dinh dưỡng hơn so với đồ tươi.
Thực phẩm sẽ được thu hoạch tại thời điểm nhiều dinh dưỡng nhất và được đông lạnh ngay sau đó để giữ được chất lượng dinh dưỡng và hương vị.
Trái cây và rau quả được chọn ở độ chín cao nhất và thường được đông lạnh trong vòng vài giờ, giữ được chất dinh dưỡng và hương vị.
Nói chung, thực phẩm đông lạnh vẫn giữ được vitamin và khoáng chất của chúng và không có sự thay đổi về hàm lượng carbohydrate, protein hoặc chất béo.
Trong một số trường hợp, thực phẩm đông lạnh có nhiều vitamin và khoáng chất hơn so với thực phẩm tươi vì thực phẩm tươi bị mất vitamin và khoáng chất theo thời gian trong khi đông lạnh vẫn giữ được chất dinh dưỡng, theo Eat Right.
Thực phẩm đông lạnh có thể là cách thuận tiện và hợp túi tiền để kết hợp các thực phẩm có lợi cho sức khỏe từ mọi nhóm thực phẩm, bao gồm ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau, protein và sữa.
Video đang HOT
Điều này không có nghĩa là thực phẩm tươi sống được bảo quản trong vài tuần sẽ mất hết giá trị dinh dưỡng. Rất khó để đánh giá chính xác lượng chất dinh dưỡng bị mất đi vì có những yếu tố riêng đối với mỗi loại cây trồng như chất lượng đất, thời điểm thu hái, thời gian vận chuyển, thời gian bảo quản.
Trái cây đông lạnh – ẢNH: SHUTTERSTOCK
Còn thịt đông lạnh thì sao?
Đông lạnh các sản phẩm thịt là cách tốt nhất để giữ chúng tươi lâu hơn, điều này đặc biệt hữu ích nếu bạn mua thịt với số lượng lớn.
Nhưng thịt có thể đông lạnh trong bao lâu mà vẫn an toàn để ăn?
Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, bất kỳ thực phẩm nào được bảo quản ở chính xác -18C đều an toàn để ăn vô thời hạn, theo Woman’s day.
Vì vậy, bạn có thể bảo quản thịt bao lâu tùy thích, miễn là giữ ở nhiệt độ đó. Bởi vì, theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, đông lạnh thực phẩm “ngăn chặn sự phát triển của vi sinh vật gây hư hỏng thực phẩm và gây bệnh”.
Nhưng điều quan trọng cần lưu ý là quy tắc này áp dụng cho thịt được bảo quản ở nhiệt độ chính xác -18C, không cao hơn hoặc thấp hơn, và phải được đông lạnh đồng đều toàn bộ ở nhiệt độ đó để tránh vi khuẩn có hại, theo Woman’s day.
Quá trình rã đông và đông lạnh trở lại có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm mốc phát triển tự nhiên trong thực phẩm để lâu, cho phép chúng sinh sôi khi nhiệt độ tăng lên.
Mặc dù nấu chín đúng thực phẩm cấp đông ở nhiệt độ -18C trong nhiều năm, sẽ không làm bạn bị bệnh, nhưng mùi vị thì không còn ngon nữa.
Vì vậy, Bộ Nông nghiệp Mỹ khuyến nghị nên vứt bỏ thịt chưa nấu chín sau khi cấp đông quá 1 năm và vứt bỏ thịt xay chưa nấu chín chỉ sau 4 tháng. Trong khi đó, thịt đông lạnh nấu chín nên vứt đi sau 3 tháng, theo Woman’s day.
8 điều Bộ Y tế khuyến cáo người dân đang chịu ảnh hưởng của mưa bão cần chú ý để đảm bảo sức khỏe
Vào thời điểm miền Trung hay các tỉnh miền núi phía Bắc liên tục chịu ảnh hưởng của các cơn bão lớn thì sức khỏe của người dân cũng cần phải được chú ý, tránh mắc phải các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
Nguy cơ bùng phát các loại dịch bệnh trong mùa mưa bão trở nên lớn hơn khi các tỉnh miền núi phía Bắc hay duyên hải miền Trung liên tiếp phải gánh chịu các cơn bão lớn, bên cạnh việc gây ra nhiều thiệt hại về người và của trong những ngày qua. Đặc biệt là tại hai tỉnh Thừa Thiên Huế và Quảng Trị, có nhiều khu vực đã xảy ra ngập sâu, lũ quét, sạt lở đất và chia cắt giao thông.
Bộ Y tế cho biết, sau mưa bão thì lũ lụt, vi sinh vật hay nấm mốc có điều kiện phát triển nhanh chóng khi bụi, rác hay chất thải tràn ồ ạt vào nguồn nước sinh hoạt, gây ra ảnh hưởng không nhỏ tới các hộ gia đình sinh sống trong vùng mưa bão.
Nói cách khác, những dịch bệnh liên quan tới ô nhiễm, vi khuẩn, nước bẩn cũng có thể bùng phát thành dịch nếu như không có các biện pháp đảm bảo sức khỏe cẩn thận. Những bệnh phổ biến trong mùa mưa bão có thể kể tới như:
- Bệnh về nhiễm trùng mắt như đau mắt đỏ hay còn gọi là viêm kết mạc
- Bệnh đường tiêu hóa như tiêu chảy, kiết lỵ
- Bệnh liên quan tới hệ miễn dịch bị vi sinh vật tấn công như cảm cúm, thương hàn, sốt xuất huyết, sốt rét
- Bệnh ngoài da như nấm tay, nấm chân, nước ăn tay, nước ăn chân
- Đau mắt đỏ
- Nấm da, nấm chân tay
- Tả lỵ, thương hàn, tiêu chảy
- Cảm cúm
Mới đây, Bộ Y tế đã ra 8 khuyến cáo tới người dân trong vùng mưa bão cần thực hiện đúng và đủ để ngăn chặn hình thành dịch bệnh.
Cụ thể như sau:
1. Đảm bảo lựa chọn thực phẩm và chế biến thực phẩm an toàn, hợp vệ sinh, ăn thức ăn nấu chín và nước đun sôi.
2. Thường xuyên rửa tay với xà phòng trước và sau khi chế biến thực phẩm, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
3. Vệ sinh cá nhân hàng ngày, rửa chân sạch và lau khô các kẽ ngón chân sau khi tiếp xúc với nước lũ, nước bị nhiễm bẩn.
4. Tiêu diệt loăng quăng/bọ gậy, diệt muỗi bằng cách đậy kín các bể, thùng chứa nước, thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn, loại bỏ các phế thải như chai, lọ, lốp ô tô... hoặc các hốc nước tự nhiên để không cho muỗi đẻ trứng
5. Mắc màn khi ngủ kể cả ban ngày
6. Thau rửa bể nước, giếng nước, dụng cụ chứa nước và dùng hóa chất để khử trùng nước ăn uống và sinh hoạt theo hướng dẫn của nhân viên y tế
7. Thực hiện nguyên tắc nước rút đến đâu làm vệ sinh đến đấy, thu gom, xử lý và chôn xác xúc vật theo hướng dẫn của nhân viên y tế
8. Khi có dấu hiệu nghi ngờ nhiễm bệnh, cần đến khám và điều trị tại các cơ sở y tế gần nhất.
Khuyến cáo về An toàn thực phẩm cho người dân khu vực bão lũ
TS. Đặng Quang Tấn, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cũng lưu ý thêm: "Người dân cũng cần thau rửa bể nước, giếng nước, dụng cụ chứa nước và dùng hóa chất để khử trùng nước ăn uống và sinh hoạt theo hướng dẫn của nhân viên y tế. Thực hiện nguyên tắc nước rút đến đâu làm vệ sinh đến đấy, thu gom, xử lý và chôn xác súc vật theo hướng dẫn của nhân viên y tế. Đồng thời, khi có dấu hiệu nghi ngờ nhiễm bệnh, cần đến khám và điều trị tại các cơ sở y tế gần nhất".
Vấn đề có nước sạch để sử dụng sau mưa bão cần được chú trọng và xử lý ngay. Kể cả hiện nay, đã có nhiều loại nước đóng chai và đóng bình đã được vận chuyển tới các vùng lũ nhưng số lượng này vẫn chưa thực sự đáng kể.
Cục Quản lý môi trường y tế thuộc Bộ Y tế cũng khuyến cáo thêm, đối với nguồn nước sử dụng cho việc ăn uống, nếu như giếng bị ngập thì cách đơn giản nhất mà người dân có thể khắc phục đó là sử dụng phèn chua để khử khuẩn hoặc sử dụng miếng lọc bằng vải sạch. Đặc biệt, người dân tuyệt đối không được ăn các loại rau sống trong khu vực ngập lụt.
Các vấn đề nhiễm trùng mắt thường gặp trong mùa mưa cần biết Mùa mưa tới, các loại nấm mốc, vi sinh vật có điều kiện phát triển thuận lợi hơn. Khi trời mưa, chúng có thể hòa lẫn cùng với nước mưa bám vào cơ thể và gây bệnh. Phổ biến là các vấn đề nhiễm trùng mắt như đau mắt đỏ, viêm giác mạc hay dị ứng. Bạn có bị sưng mắt, ngứa mắt...