Thực phẩm chứa carb tốt mẹ nên ăn khi mang thai
Carb là gì? Carb hay còn gọi là carbohydrate chính là chất dinh dưỡng quan trọng nhất cho thai nhi đang phát triển trong bụng mẹ. Bởi khi carb được hấp thụ vào cơ thể, chúng sẽ đi qua nhau thai để nuôi dưỡng thai nhi.
Chọn nguồn thực phẩm chứa carb tốt là một cách khôn ngoan để bảo vệ cả mẹ và bé khỏi các vấn đề sức khỏe sau này.
Khi mang thai, mẹ bầu thường thích ăn vặt như: bánh rán, sô cô la, bánh quy, bánh kem, trà sữa… Chúng thường chứa calo rỗng nên không tốt cho cả mẹ và thai nhi. Điều này sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển khỏe mạnh, bình thường của thai nhi trong bụng mẹ.
Tầm quan trọng của thực phẩm chứa carb tốt đối với mẹ và bé
Trong giai đoạn bạn mang thai, carb đóng vai trò như nguồn nhiên liệu chính của cơ thể. Các loại thực phẩm chứa carb tốt sẽ phân hủy thành glucose và đi nuôi dưỡng tế bào mẹ và bé.
Carb cũng chứa rất nhiều phytonutrients hoạt động như một chất chống oxy hóa. Vai trò của carb đối với sức khỏe mẹ bầu lúc này là bảo vệ cơ thể mẹ và bé, chống lại các gốc tự do gây hại từ ô nhiễm môi trường xung quanh.
Bên cạnh đó, một số nguồn thực phẩm chứa carb tốt còn có nhiều chất xơ và vitamin. Chất xơ giúp ngăn ngừa táo bón khi mang thai, đồng thời chúng còn giữ cho lượng máu được ổn định.
Các loại carb cần thiết cho bà bầu
Carb có hai dạng chính: carb đơn giản, carb phức hợp.
Carb đơn giản:
Carb đơn giản được tìm thấy trong các loại đường đã được tinh chế như: đường trắng, bánh ngọt, kẹo, soda. Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm thấy loại carb này trong sữa, trái cây.
Các nhóm thực phẩm chứa carb đơn giản từ đường cung cấp cho mẹ rất nhiều calo, nhưng lại “nghèo” chất dinh dưỡng cho em bé. Đây là một trong những nguyên nhân khiến bạn “phát tướng”, ăn nhiều nhưng “vào mẹ” chứ không “vào con”.
Vì thế, khi mang thai, mẹ bầu nên hạn chế bánh kẹo ngọt, thức ăn chế biến sẵn. Thay vào đó, hãy tập thói quen uống sữa, ăn nhiều trái cây để cung cấp lượng đường tự nhiên tốt cho sức khỏe. Mẹ có thể tham khảo cách cắt giảm đường dễ thực hiện, có hiệu quả tại nhà.
Carb phức hợp:
Carb phức hợp là các loại tinh bột bạn có thể tìm thấy trong các sản phẩm ngũ cốc như: bánh mì, mì ống, các loại nui, gạo trắng.
Lưu ý khi lựa chọn các loại ngũ cốc: Bạn không nên chọn những loại thực phẩm ngũ cốc đã tinh chế như: bún trắng, gạo trắng, bởi chúng đã bị hao hụt chất dinh dưỡng trong quá trình chế biến.
Thay vào đó, hãy bổ sung các loại ngũ cốc nguyên hạt, nguyên cám, bởi chúng vẫn giữ trọn vẹn dinh dưỡng, khoáng chất và vitamin vốn có.
Mẹ bầu có thể bổ sung các thực phẩm chứa carb tốt từ ngũ cốc vào bữa ăn hằng ngày bằng cách: ăn yến mạch và sữa vào buổi sáng hoặc bánh mì nâu, các loại đậu nguyên hạt.
Video đang HOT
Bà bầu bổ sung thực phẩm chứa carb tốt như thế nào cho đúng cách?
Có rất nhiều người lầm tưởng rằng khi mang thai, ăn nhiều thực phẩm chứa tinh bột hay chứa carb là nguyên nhân khiến mình tăng cân vượt mức. Tuy nhiên, sự thật thì carbohydrate là nhóm chất không đáng sợ như các bà bầu vẫn nghĩ. Như các giải thích trên, carb nằm trong nhóm chất dinh dưỡng cần thiết, lành mạnh, tốt cho sức khỏe. Điều quan trọng tiếp theo mẹ bầu cần làm chính là tìm kiếm các loại thực phẩm chứa carb tốt cũng như cách bổ sung chúng vào khẩu phần ăn như thế nào cho đúng.
Ăn thực phẩm chứa carb tốt có chỉ số GI thấp
Chỉ ăn những loại thực phẩm có chỉ số GI (Glycemic Index – chỉ số đường huyết ở thực phẩm) thấp không hẳn là tốt, bởi carb dù tốt hay xấu đều có tác động trực tiếp đến lượng đường trong máu, ảnh hưởng đến chỉ số đường huyết của mẹ bầu. Vì thế, việc phân bổ lượng carb phù hợp trong khẩu phần ăn mỗi ngày của bà bầu là rất quan trọng.
Mỗi loại carb đều có thời gian tiêu hóa khác nhau, một số sẽ tiêu hóa chậm hơn ở người này, nhưng lại nhanh hơn ở người khác. Để đánh giá được mức độ tiêu hóa các loại carb, Glycemic Index sẽ giúp bạn. Chỉ số này dùng để xếp hạng các loại thực phẩm có chứa carbohydrate theo mức độ tăng lượng đường trong máu và khả năng phân hủy thực phẩm. Thực phẩm có GI thấp (từ 55 trở xuống) sẽ được tiêu hóa chậm hơn, do đó mức độ đường huyết cũng tăng chậm hơn so với thực phẩm có GI cao.
Thực phẩm có GI thấp gồm: các loại ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt, các loại đậu, sữa giảm béo, chuối, khoai lang.
Thực phẩm có GI cao gồm: bánh mì trắng, gạo trắng, bánh quy, bánh ngọt, khoai tây.
Tự làm đồ ăn vặt giàu dinh dưỡng và carb tốt
Nếu bạn cảm thấy đói giữa các bữa ăn, đừng ăn đồ ăn nhẹ mua ngoài hay thức ăn nhanh nhiều chất béo, đường tinh chế. Thay vào đó, hãy tự làm các món ăn vặt tại nhà như:
Bánh mì sandwich gà nướng, cá ngừ nghiền
Salad cá mòi, cá hồi (bạn có thể trộn các loại rau củ yêu thích với nhau để có món salad ngon đúng ý)
Sữa chua trái cây
Súp rau, đậu
Ngũ cốc nguyên hạt với sữa tươi không đường
Bánh mì nướng, khoai tây, khoai lang nướng
Bí quyết giúp hạn chế mất chất dinh dưỡng trong thực phẩm chứa carb tốt
Ăn rau, trái cây tươi không qua chế biến, bởi chúng vẫn giữ nguyên chất dinh dưỡng so với các loại đã đóng hộp.Khi bạn nấu, xào, hấp rau, bạn nên để lửa thật nhỏ để đảm bảo chất dinh dưỡng ít bị hao hụt nhất.Nếu được, hãy cố gắng hạn chế tối đa các loại nước sốt hay gia vị. Bởi chúng chứa nhiều chất béo chuyển hóa và đường, cùng các loại “carb rỗng” không chứa chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe.Bổ sung vào thực đơn hằng ngày các loại thực phẩm chứa carb lành mạnh, loại bỏ dần các món ăn chứa carb đơn giản, đã tinh chế. Điều này sẽ giúp bà bầu giảm được lượng đường trong máu, duy trì cân nặng khỏe mạnh trong suốt thai kỳ.
Carb thực sự rất quan trọng với sự phát triển của bé cùng sức khỏe của mẹ trong giai đoạn mang thai. Mẹ bầu nên ăn 175g carb tốt/ngày, trong đó có khoảng 28g chất xơ. Các loại ngũ cốc nguyên hạt được khuyến khích trong chế độ ăn của phụ nữ mang thai. Việc có một chế độ ăn tốt, đầy đủ, không quá dư thừa dinh dưỡng sẽ giúp thai nhi khỏe mạnh, hạn chế nguy cơ béo phì sau này.
Theo Hellobacsi
Hắt xì hơi nhiều khi mang thai: Nguyên nhân, rủi ro và cách giảm thiểu
Hắt xì hơi nhiều khi mang thai có gây ảnh hưởng gì cho bé cưng trong bụng hay làm thế nào để giảm thiểu tình trạng này để bớt khó chịu... là những băn khoăn thường gặp của không ít các mẹ bầu.
Bạn có thể dễ bị hắt hơi liên tục khi mang thai nhưng hãy yên tâm rằng tình trạng này không gây hại cho bạn và em bé, không gây sảy thai. Tuy nhiên, việc mẹ bầu bị hắt xì hơi nhiều trong thời gian mang thai có thể là dấu hiệu cảnh báo một tình trạng sức khỏe nào đó.
Trong bài viết này, Hello Bacsi mời bạn cùng tìm hiểu thêm về tình trạng bà bầu hắt xì hơi nhiều khi mang thai và cách khắc phục.
Mẹ bầu hắt xì hơi nhiều: Nguyên nhân do đâu?
Có không ít mẹ bầu hắt xì hơi nhiều hơn bình thường khi mang thai. Các bác sĩ gọi tình trạng này là viêm mũi thai kỳ. Đây là tình trạng nghẹt mũi bắt đầu tại bất kỳ thời điểm nào trong thai kỳ và sẽ hết trong vòng hai tuần sau khi sinh. Các triệu chứng bao gồm:
Sổ mũi
Nghẹt mũi
Hắt xì...
Hiện nay, nguyên nhân của tình trạng này chưa được biết, nhiều bác sĩ cho rằng nó có liên quan đến sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể mẹ bầu.
Ngoài ra, mẹ bầu có thể bị hắt xì hơi nhiều lần trong ngày nếu gặp phải một trong các nguyên do sau đây:
1. Dị ứng
Nếu trước đây, bạn từng bị dị ứng thì khi mang thai, bạn vẫn có nguy cơ đối mặt với tình trạng này. Bạn có thể dị ứng theo mùa (phấn hoa, cỏ khô) và dị ứng với các tác nhân khác như vảy/lông thú cưng, mạt bụi nhà, khói bụi, hóa chất...
Một nghiên cứu đánh giá dữ liệu từ cuộc Khảo sát quốc gia về tăng trưởng gia đình, Hoa Kỳ, cho thấy tình trạng dị ứng khi mang thai không làm tăng nguy cơ trẻ sinh ra nhẹ cân hoặc sinh non.
2. Cảm lạnh hay cảm cúm
Khi bị cảm lạnh hoặc cảm cúm, mẹ bầu có thể bị hắt xì hơi nhiều lần trong ngày. Điều này có thể làm cho mẹ bầu rất khó chịu và mệt mỏi.
Thông thường, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ nhanh chóng phản ứng với các tác nhân bệnh gây bệnh. Tuy nhiên, khi bạn mang thai, hệ thống miễn dịch của bạn sẽ có cơ chế điều chỉnh để không nhầm em bé đang phát triển trong tử cung là một "kẻ xâm lược" có hại. Điều này vô tình làm cho hệ miễn dịch bị suy yếu, cơ thể phản ứng chậm hơn với những kẻ xâm lược thực sự, chẳng hạn như virus gây ra các triệu chứng cảm lạnh. Điều này có nghĩa là bạn rất dễ bị cảm lạnh hay lây nhiễm các bệnh thông thường.
Bệnh cảm lạnh thông thường không gây nguy hiểm cho mẹ bầu hoặc em bé, nhưng tình trạng nhiễm cúm có thể nguy hiểm. Nếu bạn nghi ngờ bản thân bị cúm hoặc sốt, hãy đi khám ngay lập tức để được chẩn đoán chính xác và có hướng điều trị kịp thời.
Mẹ bầu bị hắt xì hơi nhiều sẽ phải đối mặt với những rủi ro nào?
Thực tế là việc hắt xì hơi nhiều khi mang thai không ảnh hưởng nhiều đến mẹ bầu và không thể gây hại cho thai nhi dù ở bất kỳ trong giai đoạn nào của thai kỳ. Tuy nhiên, tình trạng hắt xì hơi nhiều có thể là dấu hiệu cảnh báo mẹ bầu đang gặp một số vấn đề sức khỏe nào đó, chẳng hạn như cúm hoặc hen suyễn.
Khi mẹ bầu bị cúm, thai nhi cũng đồng thời bị nhiễm loại virus gây bệnh này. Khi bạn khó thở, em bé sẽ không được cung cấp đầy đủ oxy. Do đó, nếu bị cúm hoặc hen suyễn, mẹ bầu nên đi khám và trao đổi cặn kẽ với bác sĩ về tình trạng sức khỏe của mình. Điều này giúp bạn có một thai kỳ khỏe mạnh hơn.
Một số phụ nữ mang thai thường phải trải nghiệm cơn đau nhói tỏa ra xung quanh bụng khi họ hắt hơi. Tin mừng là điều này không nguy hiểm cho cả bạn và thai nhi. Các bác sĩ gọi đây là đau dây chằng tròn. Khi tử cung lớn dần theo sự phát triển của thai nhi, các dây chằng quanh bụng bị kéo căng ra. Mẹ bầu bị hắt hơi và ho có thể gây thêm áp lực lên dây chằng dẫn đến các cơn đau.
Mách bạn cách giảm thiểu tình trạng hắt xì hơi nhiều khi mang thai
Trong thời gian mang thai, bất cứ thứ gì bạn tiêu thụ đều có thể truyền sang cho bé cưng. Do đó, bạn nên cẩn thận về những gì bạn dùng, đặc biệt là thuốc. Có một số loại thuốc giảm đau, thuốc kháng histamine và thuốc chống dị ứng an toàn để bạn có thể sử dụng trong thai kỳ. Tuy nhiên, trước khi uống bất kỳ loại thuốc nào, bạn cũng nên tham vấn ý kiến của bác sĩ.
Để giảm thiểu việc hắt hơi nhiều khi mang thai, bạn có thể áp dụng các biện pháp sau:
Xịt và rửa mũi: Bạn có thể dùng bình xịt mũi hoặc dụng cụ rửa mũi để làm sạch mũi bằng nước muối sinh lý hoặc nước cất. Sử dụng máy tạo độ ẩm: Thiết bị này sẽ tạo đổ ẩm cho không khí, giúp bạn không bị không khí khô kích thích đường hô hấp.
Máy lọc không khí: Bạn có thể bị dị ứng với một tác nhân nào đó trong nhà hoặc văn phòng làm việc như nấm mốc, bụi, khói... Do đó, việc dùng máy lọc không khí để làm sạch không gian sống sẽ giúp bạn thoải mái hơn.
Tránh các tác nhân gây kích ứng: Nếu bạn bị kích thích bởi các yếu tố như dị ứng theo mùa (dị ứng phấn hoa, cỏ khô) hoặc lông, vảy da thú cưng... hãy hạn chế tối đa nguy cơ hít phải nhưng thứ này bằng cách đeo khẩu trang, mắt kính, khi đi ở bên ngoài, không đến gần thú nuôi hoặc không cho thú nuôi tiếp xúc trong không gian sinh hoạt của bạn... mỗi khi ở bên ngoài về, mẹ bầu nên thay quần áo ngay và đi tắm.
Tiêm phòng cúm: Bạn nên tiêm phòng cúm trước khi mang thai. Nếu chưa tiêm, bạn cũng có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ sản khoa để đượcchủng ngừa cúm khi mang thai.
Kiểm soát tình trạng hen suyễn của bạn: Nếu bị hen suyễn, ngoài việc theo dõi sức khỏe thật cẩn thận, mẹ bầu hãy trao đổi cụ thể với bác sĩ để có phương án hỗ trợ hiệu quả.
Tập thể dục: Việc tập thể dục thường xuyên khi mang thai sẽ giúp bạn khỏe mạnh và tăng cường hệ miễn dịch. Dùng băng vệ sinh hằng ngày: Nếu hắt hơi nhiều khiến bạn són tiểu, bạn nên dùng băng vệ sinh (loại dùng hằng ngày) để ngăn nước tiểu làm vấy bẩn trang phục.
Đai nịt bụng bầu: Việc sử dụng đai nịt bụng bầu có thể giúp giảm cảm giác bị đau bụng khi hắt hơi liên tục.
Thử tư thế thai nhi: Nếu bạn bị đau bụng khi hắt hơi, hãy thử ôm bụng hoặc nằm nghiêng trong tư thế của thai nhi.
Tiêu thụ thực phẩm giàu vitamin C: Trong thời gian mang thai, bạn nên ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin C như cam, bưởi, ổi, sơ ri, rau ngót... nhằm giúp tăng cường hệ thống miễn dịch một cách tự nhiên.Phụ nữ mang thai bị hắt hơi nhiều nên đến bệnh viện khi nào?
Thực tế, việc mẹ bầu hắt hơi hiếm khi là một vấn đề phải lo lắng. Nếu bị hen suyễn, mẹ bầu hãy nói chuyện với bác sĩ về những loại thuốc an toàn để sử dụng trong thai kỳ.
Tuy nhiên, mẹ bầu cần đến bệnh viện ngay nếu có bất kỳ triệu chứng nào sau đây:
Khó thởSốt trên 38CMất nướcKhông có khả năng ăn hoặc ngủĐau, tức ngựcThở khò khèHo ra dịch đờm nhầy có màu xanh lá cây hoặc vàng...
Nhiều mẹ bầu hắt hơi thường xuyên hơn trong khi mang thai. Điều này là khá phổ biến. Thế nhưng, nếu bạn bị cảm lạnh, cúm, hen suyễn hoặc dị ứng, hãy nói chuyện với bác sĩ về các phương pháp điều trị an toàn trong thai kỳ.
Theo Hellobacsi
Điểm danh những loại trái cây tốt cho bà bầu Những loại trái cây tốt cho bà bầu Trái cây tốt cho bà bầu Khi mang bầu mẹ cần được bổ sung đầy đủ các loại chất dinh dưỡng cần cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của bé. Bên cạnh các chất đạm, chất béo, chất khoáng, tinh bột có trong các loại thức ăn như thịt, cá, ngũ cốc......