Thực hư tác dụng thần kỳ của gạo mầm
Theo TS Nguyễn Văn Hoan, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu lúa, Học viện Nông nghiệp, gạo mầm rất giàu dinh dưỡng.
Gạo mầm được đồn thổi như thần dược.
Nhưng nó không có tác dụng chữa bệnh thần kỳ như quảng cáo. Ngoài ra, cách chế biến sai cũng khiến gạo mầm không còn dưỡng chất.
“Cứu tinh” cho người bệnh?
Chị Võ Thu Hương (khu đô thị Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội) cho biết, gần đây mẹ chị đi khám phát hiện bị tiểu đường tuýp 2. Bác sỹ khuyên thay đổi chế độ ăn uống, hạn chế tinh bột. Chị mua gạo mầm về cho mẹ dùng thay thế gạo thông thường. Chị thấy rằng, bước đầu đã giảm được một lượng đáng kể tinh bột vào cơ thể.
Tuy nhiên, các tác dụng khác của gạo mầm như thế nào thì chưa rõ. Bởi theo quảng cáo của cơ sở sản xuất như giúp ngừa tăng cân, béo phì, giúp xương chắc khỏe hơn, ngăn ngừa bệnh tiểu đường, tốt cho hệ thần kinh, giảm stress, tăng cường hệ tiêu hóa, giảm cholesterol… thì lại chưa rõ ràng sau khi sử dụng sản phẩm.
Hiện, trên thị trường, gạo mầm được bán nhiều ở các cửa hàng, một số siêu thị, chợ truyền thống và một số mạng xã hội. Một số nơi còn giới thiệu gạo mầm nghệ, gạo được bổ sung tinh chất tỏi đen.
Rất nhiều những lời hoa mỹ về gạo mầm nghệ có tác dụng hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày, tá tràng, bổ khí huyết, làm đẹp da, hỗ trợ phụ nữ sau khi sinh, giảm cholesterol xấu trong máu, ngăn ngừa bệnh ung thư, cân bằng huyết áp, tăng cường sức đề kháng, phòng chống lão hóa.
Gạo mầm tỏi đen dành cho người mỡ máu cao, mỡ gan và cần giảm cân. Giá bán của gạo mầm, gạo mầm nghệ dao động trong khoảng 65.000 – 75.000 đồng/kg tùy loại.
PGS.TS Nguyễn Văn Hoan cho biết, để sản xuất gạo mầm, người ta sẽ tiến hành bóc vỏ hạt thóc mà không làm tổn thương phôi rồi cho gạt gạo nảy mầm trong điều kiện nhất định. Ở Việt Nam, khái niệm gạo nảy mầm mới được sử dụng gần đây, nhưng đã rất phổ biến ở Ấn Độ. Gạo mầm giàu vitamin B và E, rất tốt cho sinh lý nam giới, nhiều sản phẩm tăng cường sinh lý nam có thành phần là mầm gạo.
Để tận dụng hoạt chất này, người ta thường làm gạo nảy mầm rồi nghiền thành bột sử dụng ngay. Không phải loại gạo nào cũng tạo ra được gạo mầm. Người ta chỉ dùng một số loại gạo có chứa hoạt chất anthocyanin (hoạt chất màu tím) có nhiều trong gạo lứt, gạo cẩm. Khi nảy mầm, loại gạo này chuyển hóa hợp chất tổng hợp vitamin E.
GS Võ Tòng Xuân, chuyên gia về lúa gạo cho biết, để khẳng định tác dụng thực sự của một loại thuốc, một loại thực phẩm nào đó, nhất là tác dụng chữa hoặc hỗ trợ chữa bệnh thì phải dựa trên kết quả nghiên cứu lâm sàng. Cho tới thời điểm này chưa có đơn vị nào công bố kết quả nghiên cứu lâm sàng tác dụng của gạo mầm.
Bản thân gạo lứt có nhiều dưỡng chất bổ dưỡng, có tác dụng tốt phần nào đối với sức khỏe người dùng. Gạo mầm cũng thế. Tuy nhiên, nó không thể có tác dụng nhiều, đặc biệt chữa bệnh như quảng cáo. Đôi khi, người tiêu dùng bị tác động tâm lý, nghe người sản xuất quảng cáo nhiều, nghĩ là tốt, sau đó ăn sản phẩm và tự cho rằng nó có tác dụng chứ thực tế có thể không phải vậy.
Gạo nấu lên không còn dưỡng chất
Theo hướng dẫn sử dụng của gạo mầm trên thị trường, gạo mua về bảo quản nơi thoáng mát tránh ẩm mốc. Khi nấu cơm, lấy lượng gạo vừa đủ ăn cho vào nồi mà không cần phải vo như gạo bình thường, vì bản chất gạo mầm là gạo sạch trong lớp cám và phôi gạo có nhiều chất và vitamin cần được giữ lại.
Video đang HOT
Cho gạo mầm vào nồi thêm nước theo tỷ lệ 1 gạo 2 nước. Hoặc 1 gạo 1,4 nước tùy theo khẩu vị và sở thích. Nấu trong khoảng 40 phút, sau khi cơm chín chờ thêm 10 phút nữa là có thể ăn được.
Theo PGS.TS Nguyễn Văn Hoan, để giữ được vitamin E và B trong gạo mầm, từ khâu chế biến, người ta phải sấy chân không, để nhiệt độ làm khô hạt gạo nhưng lại không có oxy tác động khiến gạo không bị oxy hóa làm mất dưỡng chất.
Bản chất khi sấy chân không là gạo gần như đã chín, để sử dụng, chỉ cần đổ nước ấm vào là ăn được. Gạo mầm rất khó ăn, đó là gạo thuốc, gạo thảo dược, nên nói chung chỉ dành cho người bệnh, ốm. Còn khi gạo đã được nấu ở nhiệt độ cao như nồi cơm điện, dưới tác dụng của oxy thì các hoạt chất quý trong gạo mầm sẽ bị mất đi, không còn dưỡng chất nữa.
Như vậy, nếu đúng là gạo mầm được sản xuất bằng công nghệ sấy chân không, bảo đảm dưỡng chất còn lại trong gạo, thì với cách chế biến nêu trên, gạo không còn bổ dưỡng nữa.
“Hiện, trên thị trường có những loại gạo mầm không chứa tinh chất tốt như quảng cáo do không được chế biến theo đúng quy trình công nghệ. Việc đầu tư dây chuyền, quy trình công nghệ để sản xuất gạo mầm khá tốn kém. Đơn giản, nếu không được sấy chân không mà sấy thủ công, hoạt chất quý trong gạo mầm sẽ bị oxy hóa. Do đó, người tiêu dùng nên trở thành người thông thái”, PGS.TS Nguyễn Văn Hoan cho hay.
Theo các chuyên gia, gạo mầm có những giá trị dinh dưỡng nhất định. Với người bị bệnh tiểu đường, việc dùng gạo mầm sẽ giúp hạn chế lượng tinh bột nạp vào cơ thể.
Tuy nhiên, những tác dụng ưu việt như hạ mỡ máu trên cơ chế sinh học thông qua tác dụng vừa ức chế phản ứng tổng hợp chất mỡ xấu, ngăn ngừa táo bón và đầy hơi thường gặp ở người cao tuổi, ngăn ngừa loãng xương đồng thời trấn an hệ thần kinh giúp ngủ sâu, chống thoái hóa khớp, chữa bệnh tiểu đường… thì chưa có một công trình nghiên cứu khoa học nào khẳng định.
Người tiêu dùng không nên quá tin tưởng vào tác dụng thần kỳ của gạo mầm như quảng cáo. Sử dụng nó như một loại thực phẩm tốt cho sức khỏe thì được nhưng tin tưởng như một loại thuốc, loại thực phẩm chữa bệnh thì không nên.
Điều gì xảy ra khi bạn thiếu ngủ thường xuyên?
Thiếu ngủ có thể khiến bạn mất phương hướng - và cũng có thể gây tử vong.
Thiếu ngủ sẽ gây ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe tổng thể - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Không có một giấc ngủ ngon chỉ khiến mọi thứ trở nên tồi tệ hơn. Tiến sĩ Dearbhaile Collins (Mỹ) nói thêm: Điều này gây ra một số tác động sinh lý trên cơ thể.
Đây là những gì sẽ xảy ra khi bạn không thể ngủ đủ mỗi đêm.
1. Dễ bị nhiễm virus hơn
Tiến sĩ Daniel Lanzer nói với Eat This, Not That!: Thiếu ngủ có thể khiến mọi người dễ bị nhiễm virus hơn. Trong những thời điểm thế này, việc tăng tính nhạy cảm của chúng ta đối với nhiễm virus là điều cuối cùng chúng ta muốn làm - đặc biệt là do thói quen ngủ kém.
2. Sự tập trung và phối hợp tồi tệ hơn
Theo tiến sĩ Lili Barsky, một khía cạnh khác của việc ngủ không ngon là "Khả năng tập trung kém và giảm khả năng phối hợp - điều này có thể đặc biệt nguy hiểm đối với những người lái xe và những người vận hành máy móc hạng nặng".
3. Tăng nguy cơ béo phì
Thiếu ngủ có thể dẫn đến tăng cân - SHUTTERSTOCK
Giấc ngủ kém tác động đến các hoóc môn ảnh hưởng đến sự thèm ăn. Ngủ kém có thể dẫn đến lượng leptin thấp hơn và mức ghrelin cao hơn, do đó có thể dẫn đến ăn quá nhiều và béo phì. Béo phì làm tăng nguy cơ mắc Covid-19.
Chỉ cần giảm ngủ trong hai tuần có thể gây ra sự thay đổi đáng kể trong khả năng giảm mỡ trong cơ thể và tăng cảm giác đói được điều chỉnh bởi hoóc môn gây đói, ghrelin, theo Eat This, Not That!
4. Tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Ngủ không đủ giấc có thể làm giảm khả năng dung nạp glucose của cơ thể và dẫn đến kháng insulin và tiểu đường.
Kết quả của một đêm ngủ không ngon giấc, chúng ta có thể thấy tình trạng kháng insulin ở bệnh nhân tiểu đường trở nên tồi tệ hơn đáng kể, có thể ảnh hưởng đến việc kiểm soát lượng đường trong máu của họ, theo Eat This, Not That!
5. Nguy cơ mắc các bệnh tim mạch cao hơn
Giấc ngủ bị suy giảm làm giảm khả năng điều chỉnh hoóc môn căng thẳng của cơ thể, có thể dẫn đến huyết áp được kiểm soát kém.
Ngủ không đủ giấc và bị gián đoạn có liên quan đến việc kích hoạt các hoóc môn căng thẳng trong cơ thể, từ đó làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, theo Eat This, Not That!
6. Có thể gây nỗi sợ mất ngủ
Bác sĩ Daniel Erichsen (Mỹ) cho biết: Bạn cảm thấy kiệt sức và có thể phát triển nỗi sợ mất ngủ.
7. Có thể tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư
Giấc ngủ giảm trong thời gian dài có liên quan đến việc tăng hình thành khối u và có thể làm tăng nguy cơ ung thư.
Một trong những lý do cho điều này có thể là do melatonin có chức năng quan trọng trong việc điều phối nhiều khía cạnh của chức năng tế bào và sửa chữa mô, theo Eat This, Not That!
8. Bạn có thể rút ngắn cuộc sống của mình
Theo dược sĩ Dusan Goljic (Mỹ), điều đáng sợ là, giấc ngủ kém thậm chí có thể làm giảm tuổi thọ dự kiến của chúng ta. Vì nó hạn chế nghiêm trọng chất lượng cuộc sống của chúng ta.
9. Sẽ cảm thấy căng thẳng hơn
Bác sĩ Andrea Paul, cố vấn y tế của Illuminate Labs (Mỹ), cho biết: Cơ thể cần ngủ để phục hồi và bình thường hóa các hoóc môn căng thẳng. Vì vậy, khi bạn thường xuyên mất ngủ, bạn sẽ cảm thấy căng thẳng tinh thần hơn, theo Eat This, Not That!
10. Có thể đãng trí hơn
Theo bác sĩ Alex Dimitriu (Mỹ), sự chú ý và tập trung cũng bị ảnh hưởng do giấc ngủ kém, và mọi người sẽ gặp khó khăn trong việc học và nhớ những tài liệu mới, hoặc dễ quên những gì đã học trước đó.
11. Sẽ giảm mức testosterone
Thiếu ngủ có liên quan đến việc sản xuất và mức độ testosterone thấp hơn trong số các triệu chứng khác. Testosterone thấp có thể ảnh hưởng đến ham muốn tình dục và khả năng xây dựng và duy trì khối lượng cơ bắp, theo Eat This, Not That!
12. Có thể làm giảm ham muốn tình dục
Bác sĩ David Cutler (Mỹ) cho biết: Những người không ngủ đủ giấc thường có ham muốn tình dục thấp hơn. Những người cảm thấy mệt mỏi căng thẳng thường quá lo lắng để thư giãn, theo WebMD.
13. Da có thể lão hóa
Tiến sĩ Kemunto Mokaya (Mỹ) cho biết: Là một bác sĩ da liễu, tôi lo ngại về tác động của việc ngủ không đủ giấc đối với làn da.
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng giấc ngủ kém chất lượng mạn tính có liên quan đến quá trình lão hóa da. Da tự đổi mới trong khi ngủ và sửa chữa một số tác động của stress ô xy hóa trong khi ngủ.
Điều cần ghi nhớ
Tiến sĩ Jason Levine (Mỹ) nói: Nếu bạn thấy mình phải đối mặt với chứng mất ngủ thường xuyên, hãy cân nhắc tìm hiểu về vệ sinh giấc ngủ. Ví dụ, đừng sử dụng thiết bị một giờ trước khi đi ngủ. Hãy xem xét gặp gỡ một nhà tâm lý học lâm sàng hoặc bác sĩ tâm lý để đánh giá và đưa ra phương pháp điều trị và hỗ trợ thích hợp, theo Eat This, Not That!
Bị tiểu đường vẫn ăn liền tù tì 3 bánh trung thu, người phụ nữ suýt mất mạng Hàm lượng đường trong bánh trung thu rất cao. Cơ địa một số người không thích hợp để ăn nhiều, nhất là người mắc tiểu đường. Bà Chang (50 tuổi, Giang Tô, Trung Quốc) bị bệnh tiểu đường hơn 7 năm. Trong thời gian này, lượng đường trong máu của bà được kiểm soát tốt. Thế nhưng 2 ngày trước, bà Chang nhận...