Thực hư chuyện nồi cơm điện có thể tách đường trong gạo
Với giá đến vài triệu đồng, những chiếc nồi cơm điện tách đường liệu có mang lại tác dụng tốt cho những bệnh nhân bị tiểu đường?
Thời gian vừa qua, có rất nhiều trang quảng cáo giới thiệu về một loại nồi cơm điện có công dụng đặc biệt, đó là có thể tách được 20 – 30% lượng đường trong cơm ăn hàng ngày mà vẫn giữ được phần lớn các chất dinh dưỡng như: Protein, lipit, khoáng chất và các vitamin ở gạo.
Nhờ tác dụng “thần kỳ” này, người bị bệnh tiểu đường có thể ăn được nhiều cơm hơn, giảm bớt được lượng đường huyết trong máu, kiểm soát tốt các tình huống khẩn cấp như: sốc, hạ đường huyết… Giá của mỗi chiếc nồi cơm tách đường như trên không hề rẻ, dao động từ 3-4 triệu đồng.
Vậy, thực hư câu chuyện trên như thế nào? Liệu công dụng của những chiếc nồi cơm điện có đúng như quảng cáo?
Để làm rõ vấn đề này, PV VTC News đã có buổi trao đổi với PGS. TS Phạm Duy Thịnh – Viện công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách Khoa Hà Nội.
Video đang HOT
PGS. TS Phạm Duy Thịnh – Viện công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách Khoa Hà Nội.
Theo PGS Thịnh, thực chất đúng là có chuyện nồi cơm tách được đường như nhiều lời giới thiệu. Nguyên lý hoạt động của chiếc nồi cơm này cũng khác hơn so với những ngồi cơm thông thường.
Cụ thể, để nấu nồi cơm tách đường, người nội trợ sẽ phải cho nước vào gạo nhiều hơn bình thường. Quá trình nấu, nhờ nguyên lý gạn nước mà lượng đường (lẫn trong nước gạo) sẽ được tách riêng ra khỏi cơm để chảy vào một ngăn chứa.
Tuy nhiên, theo PGS Thịnh, việc gạn nước để tách đường trong tinh bột cơm gạo tưởng rằng tốt nhưng thực chất lại không quá “thần kỳ” như nhiều người vẫn nghĩ.
“Trong cơm, hàm lượng đường rất ít, không đáng bao nhiêu. Ngoài ra, cơm gạo phải vào cơ thể mới chuyển hóa thành đường được, người ta gọi đây là hiện tượng tiêu hóa chậm. Tức là nếu người bị tiểu đường ăn nhiều sẽ có hại do tăng lượng đường huyết trong máu.
Nhưng nồi cơm tách đường sẽ gạn đi một lượng nước cơm trong quá trình nấu, dù một số các chất dinh dưỡng vẫn còn lại nhưng cũng làm giảm lượng các chất tốt khác trong cơ thể, đặc biệt là vitamin B, rất cần thiết cho sức khỏe con người. Nên người ăn cơm từ gạo bị gạn, tách sẽ có nguy cơ bị suy dinh dưỡng, thiếu hụt năng lượng”, PGS. Thịnh nói.
Cũng theo các chuyên gia, cơm chín hoặc bánh mỳ chứa 50% gluxit phức hợp dưới dạng tinh bột amidon. Khi vào đường tiêu hóa sẽ được các men tiêu hóa như amylase… thủy phân thành đường đơn glucose để được hấp thụ thấm vào máu tĩnh mạch cửa, rồi dự trữ ở gan dưới dạng glycogen, để dùng dần giữa các bữa ăn trong ngày, lấy năng lượng cho tế bào cơ và não hoạt động.
Do vậy, nếu tách và loại đường trong tinh bột thì có nguy cơ không có năng lượng cho hoạt động của các tế bào trong cơ thể.
Vô số những quảng cáo về chiếc nồi cơm điện tách đường trên mạng xã hội.
Theo PGS. TS Phạm Duy Thịnh, nhiều bệnh nhân tiểu đường thường có tâm lý tránh xa cơm gạo, bởi trong đó có tinh bột, ăn nhiều sẽ tăng lượng đường huyết, khiến bệnh càng trở nên trầm trọng. Tuy nhiên, điều này không hẳn đúng.
Cụ thể, người bị tiểu đường nếu muốn kiểm soát bệnh và lượng đường trong máu không nên bỏ hoàn toàn cơm mà vẫn ăn bình thường, duy chỉ cần chú ý giảm bớt số lượng và liều lượng đi.
Để cân bằng và đa dạng hơn trong ăn uống, ngoài cơm gạo, người bị tiểu đường cũng có rất nhiều sự lựa chọn khác như: bánh giò, bún hay bánh đúc… Bởi những thực phẩm này qua quá trình gạn lọc cũng đã làm mất lượng đường trong gạo, người bị tiểu đường ăn sẽ không phải lo lắng quá nhiều.
Người bị tiểu đường không nên bỏ hoàn toàn cơm gạo. (Ảnh: Soha)
“Cơm gạo là nguồn cung cấp vitamin B dồi dào, rất tốt cho sức khỏe con người và giàu năng lượng. Bởi vậy, chúng ta không nên bỏ cơm gạo hay tìm cách gạn bỏ đi những chất vốn dĩ rất tốt. Thay vào đó, chỉ nên điều chỉnh lượng cơm, tinh bột sao cho vừa phải, không quá nhiều để vừa giữ được sức khỏe mà lượng đường huyết lại không tăng cao”, ông Thịnh nói.
Một số chuyên gia khác cũng khuyến cáo rằng, việc ăn cơm gạo càng trắng, tức là càng được xay xát kĩ thì lượng đường được hấp thụ sau khi ăn càng cao.
Do vậy, bệnh nhân bị tiểu đường cần lưu ý, khi xay xát gạo chỉ nên xát dối, sao cho lượng cám gạo vẫn còn. Nấu cơm bằng gạo này cùng với chế độ ăn uống nhiều rau xanh, chất xơ và tích cực vận động rèn luyện thể dục thể thao, đi bộ sẽ không lo bị ảnh hưởng bởi bệnh tiểu đường.
Theo VTC











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Nên ăn gì giúp tăng hiệu quả khi điều trị nám da?

Các thuốc điều trị giãn tĩnh mạch chân

Chế độ dinh dưỡng tham khảo đối với người bệnh hạch nền

Hai cách chế biến trứng gây hại cho nhiều người

Ca phẫu thuật 'cân não' cứu sống người phụ nữ có huyết khối lan vào hai động mạch thận

Lý do ngộ độc thực phẩm phổ biến vào mùa hè

Những bài tập rất tốt cho khớp

Ai nên ăn đu đủ?

Những ai cần thận trọng khi ăn tỏi đen?

'Giờ vàng' đi ngủ tốt cho tim, nhất là người lớn tuổi

4 thói quen hằng ngày giúp làm sạch gan

Phát hiện chế độ ăn tốt cho tim mạch, bảo vệ xương khớp
Có thể bạn quan tâm

Nam sinh Olympia gây bão với nhan sắc "tuyệt đối điện ảnh": Crush của ai thì ra nhận đi này!
Netizen
5 phút trước
Aston Martin ra mắt siêu xe Valiant 735 mã lực, sản xuất giới hạn 38 chiếc toàn thế giới
Ôtô
7 phút trước
5 cách tiêu tiền kiểu "ít mà chất": Mua ít lại, tiết kiệm hơn nhưng vẫn hạnh phúc!
Sáng tạo
10 phút trước
Gia đình chia sẻ đoạn video con vật bị thương ở bên đường, dân mạng băn khoăn không biết đây là con gì
Lạ vui
13 phút trước
Xe ga phượt 2025 SYM ADXTG 400 trình làng
Xe máy
40 phút trước
Tôi bí mật "bày mưu", 3 năm lén lấy tiền của chồng để... ly hôn
Góc tâm tình
47 phút trước
Du khách Philippines trải nghiệm cấy lúa và bắt cá ruộng ở Tân Trào
Du lịch
50 phút trước
Váy maxi cổ yếm, váy midi suông... điểm nhấn thu hút cho phong cách mùa hạ
Thời trang
53 phút trước
Một phụ nữ rơi khỏi ô tô tử vong, người đàn ông trong xe châm lửa tự thiêu
Tin nổi bật
1 giờ trước
Sao nam Vbiz bị camera tóm cận hành động nhạy cảm với Hoa hậu Thiên Ân
Sao việt
1 giờ trước