Thực hư chuyện nghe điện thoại từ đầu số 0241083, người dùng bị trừ tiền ngân hàng chỉ sau 30 giây?
Rất nhiều tài khoản Facebook đang chia sẻ câu chuyện bị trừ tiền khi nghe cuộc gọi từ đầu số này, và cho rằng đây là một hình thức lừa đảo mới xuất hiện gần đây.
Những ngày gần đây, trên mạng xã hội râm ran truyền tay nhau một hình thức lừa đảo công nghệ mới, khiến nhiều người dùng vô cùng hoang mang. Nhiều tài khoản Facebook cá nhân cho đến các hội nhóm cảnh báo người dùng về số điện thoại 024 1083 liên tục gọi đến mình. Sau khi bắt máy, tài khoản ngân hàng lập tức trừ tiền và gửi thông báo về số điện thoại.
Rất nhiều người dùng nhận được cuộc gọi từ đầu số này
Thông tin này khiến không ít người dùng e ngại vì rất nhiều người nhận được cuộc gọi từ số điện thoại trên. Tuy nhiên, liệu đây có đúng là một hình thức lừa đảo hay không?
Theo như tìm hiểu, số điện thoại 024 1083 không phải là số điện thoại lừa đảo, cũng không phải hình thức lừa đảo công nghệ mới. Thật chất, đây là số tổng đài của hệ thống truyền thông của VNPT. Tổng đài 024 1083 được sử dụng để thực hiện các hoạt động chăm sóc khách hàng, thông báo thay đổi giá cước dịch vụ, thông tin ưu đãi dành cho các thuê bao VinaPhone.
Đầu số 024 1083 được phân bổ cho Tổng đài Truyền thông (VNPT-Media) của Cục Viễn thông thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông
Video đang HOT
Tổng đài 024 1083 chỉ có chiều gọi đến máy người dùng, không có chiều từ người dùng gọi lại về tổng đài, do đó, hoàn toàn không có khả năng thu cước của người dùng khi gọi lại.
Khi nghe cuộc gọi từ đầu số 024 1083 người dùng cũng không mất chi phí gì. Chỉ khi nếu bạn đồng ý và đăng ký các gói cước theo hướng dẫn từ tổng đài, thì người dùng phải chi trả cước phí đăng ký gói theo quy định của nhà mạng này. Theo đó, các dịch vụ được giới thiệu có thể kể đến như cơ hội trúng 15 triệu đồng, 500 triệu đồng khi đăng ký các dịch vụ TopGold, MobileTV, MyEnglish của hệ thống VNPT, cùng các dịch vụ 3G/4G khuyến mãi khác…
Nhiều người dùng đã trực tiếp xác minh với VNPT qua kênh Facebook có tick xanh
Bên cạnh đó, những cảnh báo được đưa ra trên mạng chỉ mang tính chất suy đoán, không có bằng chứng hình ảnh cho việc bị ngân hàng trừ tiền sau khi bắt máy. Nhiều người dùng còn cho rằng rất khó xảy ra việc trừ tiền ngân hàng chỉ bằng một cuộc gọi điện thoại vì vốn dĩ ngân hàng bảo mật rất cao, từ mật khẩu, mã OTP…
Hiện nay ngoài thông tin về dịch bệnh còn rất nhiều những thông tin giả trên mạng xã hội, người dùng cần kiểm chứng trước khi lan truyền rộng rãi, hạn chế sự lo lắng, hiểu lầm không đáng có.
Thông tin từ VNPT
Hàng loạt đầu số mạo danh các ngân hàng lớn như Vietcombank, Vietinbank... liên tục gửi tin nhắn lừa đảo
Vẫn với chiêu thức cũ nhưng nội dung mới, rất nhiều người dùng nhẹ dạ cả tin đã mất hàng chục triệu đồng bởi các đối tượng mạo danh SMS Brandname các ngân hàng lớn.
Xuất hiện cách đây khoảng 4 tháng, lúc đó các đối tượng lừa đảo sử dụng một cú pháp duy nhất cho tất cả các ngân hàng là "Chung toi phat hien tai khoan cua ban dang tieu dung o nuoc ngoai. Neu khong phai ban dang tieu dung vui long nhap vào https://vn-tên ngân hàng.com de huy thanh toan".
Các tin nhắn chung một nội dung được gửi đến từ đầu số ngân hàng vào khoảng tháng 2/2021 khiến nhiều người dùng hoang mang
Tuy nhiên, mới đây với chiêu thức "bình cũ rượu mới", các đối tượng lừa đảo đã tinh vi hơn, không còn nhắn tin đồng loạt với nội dung giống nhau cho tất cả ngân hàng nữa mà đã có sự thay đổi.
Tin nhắn báo khoá tài khoản từ ngân hàng Vietcombank
Tin nhắn báo mở dịch vụ tài chính từ SCB
Tin nhắn báo thay đổi số điện thoại từ SCB
Tin nhắn báo mở tài khoản bị khoá từ Vietinbank
Các đối tượng lừa đảo bây giờ đã tinh vi hơn, chúng đã dựa vào thông tin thu thập được mà thay đổi nội dung tin nhắn khiến nhiều người dùng bị đánh lừa, thậm chí chúng còn nhắc đến việc đổi số điện thoại hay việc bị trừ tiền sau 2h thì ai mà không hoảng!
Nhưng người dùng tỉnh táo và cảnh giác cao độ, không nhập tài khoản và mật khẩu từ các đường link lạ gửi từ SMS, chỉ tra cứu trực tiếp trên ứng dụng hoặc đường link mobile banking của ngân hàng.
Cùng với đó trên các MXH, có nhiều tài khoản cũng đang cảnh báo về việc các SMS Brandname ngân hàng gửi tin nhắn với nội dung lừa đảo, thu hút được rất nhiều quan tâm từ cộng đồng mạng.
Hiện tại, các đối tượng lừa đảo thường sử dụng các mánh khoé, lỗ hổng về kĩ thuật, công nghệ và lợi dụng SMS Brandname để lừa đảo và vẫn chưa có phương án xử lý triệt để, vì vậy người dùng cần nâng cao kiến thức của mình để không trở thành nạn nhân của những chiêu trò "bình cũ rượu mới" như này.
'Tôi sợ đến lượt mình bị lộ sao kê ngân hàng' Người dùng MB Bank lo ngại chính mình cũng có thể bị lộ các dữ liệu giao dịch lên Internet. Ngày 24/5, trên một diễn đàn công nghệ, ảnh chụp màn hình sao kê tài khoản ngân hàng được cho là của Hoài Linh được đăng tải. Trả lời Zing ngày 25/5, đại diện truyền thông Ngân hàng TMCP Quân Đội cho biết...