Thực hư ăn mì chính gây hại cho sức khỏe?
Các chuyên gia nhận định, về bản chất, mì chính đơn thuần là một loại gia vị để nêm nếm vào đồ ăn.
Nếu dùng với lượng ít vừa phải, mì chính không gây độc.
Ăn mì chính có hại không?
Mì chính hay bột ngọt, có tên khoa học là monosodium glutamate (MSG) là một loại gia vị được sử dụng phổ biến để tăng hương vị cho món ăn, mang đến cảm giác ngon miệng hơn. Mì chính thường được sử dụng ở các nước châu Á như Việt Nam, Thái Lan, Trung Quốc,… Đây là một loại muối natri của axit glutamic, một axit amin tự nhiên có trong nhiều loại thực phẩm như thịt, cá, và rau củ. Mì chính được sử dụng để tăng cường vị umami – một trong năm vị cơ bản cùng với ngọt, mặn, chua và đắng.
Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm (Nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia), mì chính là gia vị sử dụng phổ biến, được rất nhiều các tổ chức y tế có uy tín trên thế giới nghiên cứu và đánh giá về tính an toàn. Trong hơn 30 năm nghiên cứu, các tổ chức y tế và sức khỏe hàng đầu trên thế giới đều đánh giá mì chính là gia vị an toàn trong chế biến thực phẩm.
Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)
Năm 1987, tại hội nghị khoa học quốc tế lần thứ 31, JECFA (Ủy ban Hỗn hợp các chuyên gia về Phụ gia Thực phẩm của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Tổ chức Nông Lương Liên Hiệp quốc (FAO)) xác nhận mì chính là gia vị an toàn cho sử dụng, và không quy định liều dùng hàng ngày cho gia vị này.
Ngoài ra, hiện các tổ chức sức khỏe khác như Ủy ban Khoa học về Thực phẩm của Cộng đồng Châu Âu (EC/SCF) hay Cơ quan Quản lý Thuốc và Thực phẩm của Mỹ (FDA) cũng kết luận, mì chính là gia vị an toàn, không gây ra bất cứ ảnh hưởng không tốt nào đến sức khỏe của chúng ta.
Video đang HOT
Ở Việt Nam, Bộ Y tế cũng đưa mì chính vào trong danh mục các loại phụ gia thực phẩm được phép sử dụng trong chế biến thực phẩm. Như vậy mì chính không có hại như nhiều người vẫn nghĩ.
Các chuyên gia nhận định, về bản chất, mì chính đơn thuần là một loại gia vị để nêm nếm vào đồ ăn. Nếu dùng với lượng ít vừa phải, mì chính không gây độc. Nó chỉ gây hại khi quá lạm dụng loại gia vị này để tạo độ ngọt trong chế biến hoặc không biết dùng đúng cách.
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, nguyên cán bộ Viện Công nghệ sinh học và thực phẩm (Đại học Bách khoa Hà Nội), dùng quá nhiều mì chính sẽ có nguy cơ gây rối loạn hoạt động não. Bên cạnh đó, dư thừa mì chính cũng sẽ khiến gan, thận phải làm việc cật lực để đào thải độc chất acid amin có trong gia vị này.
Bên cạnh đó, một số thói quen dùng mì chính sai cách cũng tiềm ẩn nguy cơ gây hại sức khỏe như:
Nêm mì chính vào món ăn đang nấu trên bếp: Theo các chuyên gia, khi đang nấu bất kể loại thức ăn nào ở nhiệt độ cao thì không nên nêm mì chính thời điểm này. Vì khi mì chính gặp nóng đột ngột sẽ xảy ra phản ứng, bẽ gãy các liên kết hóa học khiến mì chính trở nên có hại cho sức khỏe.
Nêm mì chính vào các món rán: Khi chiên rán thực phẩm trên dầu nóng mà cho trực tiếp mì chính lên trên bề mặt thực phẩm chiên vàng, cháy xém cạnh sẽ khiến mì chính khó tan, làm mất hương vị đặc trưng của món ăn và gây tổn hại cho dạ dày.
Nêm mì chính vào món nguội, món lạnh: Mì chính rất khó hòa tan ở nhiệt độ thấp. Nếu cho mì chính vào khi thức ăn đã nguội, mì chính không tan được sẽ khiến món ăn không những không ngon mà còn có cảm giác “ngọt lợ” khi ăn phải mì chính chưa tan hết.
Làm sao để sử dụng mì chính an toàn?
Tuy có nhiều vai trò trong nấu nướng nhưng mì chính không phải là chất bổ dưỡng và không thể thay thế. Cách sử dụng mì chính sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mỗi người. Vậy nên, dù mì chính không gây ung thư thì bạn cũng cần lưu ý những điều sau đây:
Trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 2 tuổi không nên ăn mì chính bởi vị giác của trẻ nhỏ đang trong quá trình hình thành, nếu ăn quá thường xuyên hoặc lượng mì chính quá nhiều sẽ làm thay đổi khẩu vị và gây “nghiện” mì chính. Chưa kể tới, lượng natri cần thiết có cơ thể trẻ cũng thấp hơn nên lượng mì chính nêm vào thức ăn cũng cần được điều chỉnh cho phù hợp.
Mặc dù mì chính đã được FDA đánh giá là chất điều vị an toàn, tuy nhiên đôi khi vẫn có ngoại lệ. Trường hợp bạn là người dị ứng với mì chính và bị say mì chính ở mức độ nặng, tốt nhất bạn không nên sử dụng loại gia vị này.
Ngoài ra, hiện tại chưa có khuyến cáo đặc biệt về việc bột ngọt có hại cho sức khỏe cho một đối tượng cụ thể. Vì thế, nếu bạn đang gặp vấn đề về sức khỏe, hoặc có các bệnh mãn tính, bạn cần được bác sĩ kiểm tra để biết chính xác rằng mì chính có hại cho cơ thể hay không.
Tổ chức Lương nông Liên hiệp quốc (JECFA), Ủy ban khoa học về Thực phẩm của Cộng đồng chung Châu Âu (EC/SCF) xác nhận mì chính là bột phụ gia thực phẩm an toàn với liều dùng hàng ngày không xác định.
Trong thông tư của Bộ Y tế, mì chính thuộc danh mục các chất phụ gia thực phẩm được phép sử dụng trong chế biến thực phẩm và không quy định liều dùng hàng ngày.
Liều dùng hàng ngày không xác định nghĩa là không có quy định mỗi người hàng ngày được dùng bao nhiêu gam mì chính. Mì chính có thể được sử dụng với liều lượng khác nhau theo từng món ăn và khẩu vị và sở thích. Tuy nhiên, tương tự như bất kỳ loại gia vị nào khác, ăn nhiều mì chính không tốt cho sức khỏe của bạn.
Thực hư ăn muối i-ốt gây ung thư tuyến giáp
Ung thư tuyến giáp đứng hàng thứ 10 về số ca mắc mới, song chưa có tài liệu khoa học nào khẳng định nguyên nhân là do thừa i-ốt.
Gia đình tôi đang dùng một số gia vị như muối, bột canh... trong thành phần có i-ốt, vừa qua tôi đọc thông tin nếu dùng muối i-ốt sẽ dẫn đến nguy cơ cao cường giáp, ung thư tuyến giáp và một số bệnh khác. Thông tin này đúng không? (Lê Văn Quân, TP.HCM).
Trả lời
Bộ Y tế thông tin, theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), chưa có một y văn nào đề cập đến sử dụng muối i-ốt toàn dân (từ năm 1994 đến nay) dẫn đến các bệnh lý tuyến giáp, nhất là ung thư tuyến giáp.
Số liệu của GLOBOCAN năm 2020 cũng cho thấy, trên thế giới, ung thư tuyến giáp đứng hàng thứ 10 về số ca mắc mới, song chưa có tài liệu khoa học nào khẳng định nguyên nhân là do i-ốt.
(Ảnh minh họa)
Bộ Y tế khẳng định không có bất kỳ lo ngại nào liên quan đến việc toàn dân sử dụng muối i ốt, bao gồm muối i-ốt dùng trong hộ gia đình và trong chế biến thực phẩm.
Kết quả tổng điều tra dinh dưỡng của Bệnh viện Nội tiết Trung ương và Viện Dinh dưỡng Quốc gia năm 2019-2020, cho thấy Việt Nam chưa ghi nhận trường hợp bệnh nhân thừa i-ốt.
Ở tất cả các nhóm đối tượng, mức trung vị i-ốt niệu đều thấp hơn so với khuyến cáo, như vậy người dân Việt Nam vẫn chưa đạt đủ lượng i-ốt tiêu thụ hàng ngày so với khuyến nghị.
Báo cáo 2021 của Mạng lưới toàn cầu về Phòng chống các rối loạn do thiếu i-ốt, Việt Nam vẫn đang nằm trong nhóm 26 nước còn lại trên thế giới bị thiếu i-ốt.
Còn theo kết quả tổng điều tra dinh dưỡng năm 2019-2020, hộ gia đình sử dụng muối i-ốt đủ tiêu chuẩn chỉ chiếm 27%, trong khi khuyến cáo của WHO là phải trên 90%.
Việt Nam nằm trong nhóm 26 nước bị thiếu i-ốt trên thế giới Thời gian qua xuất hiện ý kiến cho rằng quy định toàn dân sử dụng muối i-ốt tại Việt Nam có thể dẫn tới nguy cơ cường giáp hoặc bệnh lý khác cho người thừa i-ốt. Bộ Y tế mới đây đã đưa ra quan điểm phản bác lại những ý kiến này. Thiếu i-ốt hoặc i-ốt cao gây ra các bệnh về...