Thực hiện ngay 8 điều này để tạm biệt cảnh “làm đồng nào xào đồng đó”
Nếu bạn đang trong cảnh không đồng tiết kiệm giắt túi, hãy làm theo những bước sau để nhanh chóng thoát khỏi tình cảnh này, xây dựng sự giàu có.
Đó sẽ là những cải tiến nhỏ, ngay cả chỉ 1% thôi nhưng theo thời gian, nó sẽ tạo ra cho bạn nhiều lựa chọn và ít hối tiếc hơn trong cuộc sống.
Hầu hết chúng ta đều có một thời điểm nào đó trong đời sống cảnh “làm đồng nào xào đồng đó” nhưng đó sẽ là vấn đề nếu đây là trạng thái thường xuyên của bạn. Nếu bạn không bao giờ có thể ngừng cảnh sống này, bạn đang tự hạn chế sự lựa chọn sống của mình.
Trong cuốn “5 điều hối tiếc về cái chết”, Bronnie Ware đã phỏng vấn hàng chục người sắp sang thế giới bên kia, điều khiến họ hối tiếc nhất là đã không sống cuộc sống mà mình hình dung lúc ban đầu. Họ bày tỏ sự tiếc nuối vì đã dành cả đời làm việc để trả các hóa đơn, không thể theo đuổi ước mơ của mình. Và rồi thời gian không còn nữa.
Tiền có thể không tạo ra hạnh phúc, nhưng nó tạo ra cho bạn sự lựa chọn. Chìa khóa không nhất thiết là bạn phải kiếm được nhiều tiền hơn. Rất nhiều người có thu nhập cao vẫn “làm đồng nào xào đồng đó”.
Vì vậy, nếu bạn đang trong cảnh không đồng tiết kiệm giắt túi, hãy làm theo những bước sau để nhanh chóng thoát khỏi tình cảnh này, xây dựng sự giàu có. Đó sẽ là những cải tiến nhỏ, ngay cả chỉ 1% thôi nhưng theo thời gian, nó sẽ tạo ra cho bạn nhiều lựa chọn và ít hối tiếc hơn trong cuộc sống.
1. Áp dụng tư duy đúng
Nếu bây giờ bạn đang sống cảnh kiếm chỉ đủ tiêu, bạn nên chấp nhận sự thật rằng không ai có trách nhiệm đảm bảo rằng bạn đạt được mọi điều mình muốn trong cuộc sống. Bạn không nên nghĩ rằng mình luôn phải làm công việc bản thân ghét và chật vật để trả các hóa đơn, trong khi những người xung quanh bạn đi nghỉ và lên kế hoạch cho tương lai.
Một phần của những bước này sẽ là thiết lập các mục tiêu định kỳ cho chính bạn như trả hết khoản nợ X trong năm nay hoặc phát triển các kỹ năng để có một công việc tốt hơn. Các mục tiêu sẽ thúc đẩy bạn nhưng luôn phải nhớ rằng, lý do thực sự bạn đang làm điều này là để có thể sống cuộc đời ít hối tiếc hơn.
2. Định hình nơi bạn đang đứng
Sự thật cơ bản nhất về việc vượt lên về mặt tài chính rất đơn giản, đó là chi tiêu ít hơn số tiền bạn kiếm được, tăng khoảng cách giữa thu nhập và chi tiêu, đầu tư và xây dựng sự giàu có.
Trước khi làm được điều đó, bạn cần biết mình đang bắt đầu từ đâu. Bạn không thể sống dưới khả năng của mình nếu không biết mình đang thế nào.
Nhiều người biết tầm quan trọng của việc lập ngân sách nhưng vẫn bỏ qua việc thực hiện. Để bắt đầu xây dựng ngân sách, bạn cần xem xét cách chi tiêu trước đây của mình, tạo danh mục cho mọi thứ bạn chi tiền. Trọng tâm ở đây là ghi lại các khoản chi tiêu và nhìn bức tranh tổng quan xem tiền của bạn đi đâu mỗi tháng.
Nhớ rằng, ngân sách của bạn không phải là thứ để hạn chế bạn, mà là một công cụ cung cấp cho bạn câu trả lời về cách tiến lên phía trước.
3. Thiết lập các cuộc trò chuyện về tiền thường xuyên
Sống đúng với khả năng của bạn là chìa khóa, nhưng đó chỉ là một phần. Mục đích của chúng ta là tạm biệt cảnh đi làm chỉ đủ tiêu, sau đó tiến đến một thời điểm mà bạn có thể bắt đầu xây dựng sự giàu có.
Vì vậy, cho dù bạn đang độc thân hay đã có gia đình, hãy định kỳ kiểm tra sự tiến bộ của bạn. Đầu tiên bạn sẽ cảm thấy hơi lúng túng nhưng một khi bạn xây dựng được thói quen, các cuộc trò chuyện về tiền bạc sẽ trở nên dễ dàng hơn. Và khi bạn bắt đầu thấy sự tiến bộ, các bạn sẽ có động lực hơn.
Những vấn đề bạn nên lưu tâm trong một buổi nói chuyện về tiền bạc:
Ưu tiên số một của bạn trong năm tới là gì? Trả nợ, tiết kiệm mua nhà mới…? Khi có mục đích rõ ràng, bạn sẽ dễ thành công hơn.
So sánh ngân sách của bạn để xem liệu chi tiêu của bạn có đang theo kế hoạch không.
Vài tuần tới có thể xảy ra điều gì mà bạn dự trù được?
Suy nghĩ về lối sống của bạn. Có điều gì bạn có thể điều chỉnh để nhanh đạt được mục tiêu hơn?
Hoặc có thể bạn đã đạt được một số tiến bộ và xứng đáng được ăn mừng một chút.
4. Bảo vệ bản thân (và ngân sách của bạn) khỏi các trường hợp khẩn cấp
Khi bạn đã tạo ngân sách và có thể so sánh thu nhập với chi phí của mình, bạn đã có bước khởi đầu. Giờ thì chúng ta cần bắt đầu thực hiện những thay đổi nhỏ, tạo ra khoảng cách giữa những gì bạn kiếm được và những gì bạn chi tiêu.
Đầu tiên, nếu bạn không có quỹ khẩn cấp, bạn cần bắt đầu tạo lập ngay bây giờ. Không có tiền mặt để chi trả cho những trường hợp khẩn cấp là một trong những cái bẫy lớn khiến luôn trong cảnh đi làm chỉ đủ tiêu.
Video đang HOT
Hành động:
Hãy mở tài khoản cho những trường hợp khẩn cấp và tự động hóa việc gửi tiền thường xuyên vào đó. Tuỳ vào mức độ ổn định của công việc, số người phụ thuộc, tình trạng sức khoẻ… mà bạn có thể quyết định con số cần thiết trong quỹ khẩn cấp, tương đương 3, 6, 9 hay 12 tháng chi phí sinh hoạt.
5. Nhanh chóng xóa nợ
Nếu bạn đang sống cảnh đi làm chỉ đủ tiêu, rất có thể, nợ đang là vấn đề đối với bạn. Cho dù đó là khoản vay mua xe, đồ đạc, khoản vay sinh viên hay thẻ tín dụng, tất cả đều như nhau. Bạn sẽ mất nhiều năm để xóa nợ nếu chỉ thực hiện các khoản thanh toán tối thiểu.
Sống chung với nợ có nghĩa là bạn không thể làm được gì nhiều trong cuộc sống, bỏ qua những cơ hội phát triển. Khi thu nhập của bạn bị ràng buộc trong việc trả nợ nhiều năm, bạn sẽ không thể tiết kiệm và đầu tư.
Điều bạn cần làm giờ đây là định vị bản thân để bắt đầu xóa nợ. Vì bạn đã tạo ngân sách nên bây giờ bạn có thể biết tiền của mình “đi” đâu mỗi tháng. Giờ đây, bạn có thể xem xét từng khoản chi và quyết định khoản nào có thể giảm, điều chỉnh hoặc cắt bỏ và sử dụng số tiền tiết kiệm được để trả nợ.
Bạn có thể cân nhắc cắt giảm từ các khoản chi như: chi phí thực phẩm, tiền truyền hình cáp, internet (cân nhắc cắt bỏ hoặc chuyển sang gói cước phù hợp hơn)…
Để giảm nợ nhanh chóng, hãy thử kiểm kê đồ đạc và thanh lý, bán đi hoặc trao đổi để nhận về những thứ bản thân thực sự cần thiết. Đó có thể là những bộ trang phục không vừa hay máy tập thể dục đã lâu không dùng đến…
Hành động:
Điều quan trọng của bước này là chúng ta xem xét từng loại chi phí một, không phải để cắt đứt mọi niềm vui trong cuộc sống của bạn và sống một cách khổ sở mà để đánh giá nhu cầu và mong muốn. Một số điều có thể đem lại niềm vui tức thời nhưng bạn sẽ nhanh chóng quên đi và số tiền đã chi ra thì không thể lấy lại. Hãy tìm những niềm vui thực sự và không tốn kém như cùng hẹn bạn bè ăn uống, xem phim tại nhà hay picnic tại địa điểm gần nhà hay đơn giản là cùng nhau đi dạo.
6. Gia tăng thu nhập
Năm 2020 trôi qua đã khiến chúng ta nhận thức được rõ hơn về sự ổn định và an toàn trong công việc. Ngay cả khi không trong thời kỳ đại dịch, các doanh nghiệp cũng đang ngày càng tìm cách giảm chi phí. Dù là ai, chúng ta cũng nên tự bảo vệ mình và có nhiều hơn một nguồn thu nhập.
Ngay cả khi đó là số tiền nhỏ như 500 nghìn đồng hay 1 triệu đồng mỗi tháng, bạn cũng đang thúc đẩy tiến độ của mình, nhanh chóng bắt đầu tiết kiệm và đầu tư hơn. Rất nhiều người đã bắt đầu cuộc sống bận rộn, mở rộng nguồn thu nhập và sau đó nhận ra rằng mình đam mê công việc đó hơn công việc bình thường, cuối cùng chuyển nó thành một công việc toàn thời gian.
Hành động:
Nếu bạn có một khoản nợ đáng kể đang ngăn cản mình tích lũy tiền tiết kiệm, hãy nghĩ đến việc gia tăng nguồn thu để đẩy nhanh tiến độ. Đó có thể là làm thêm vào mỗi cuối tuần, làm đồ ăn bán online…
7. Quỹ chìm – Chìa khóa thứ hai để ngân sách của bạn có thể dự đoán được
Chúng ta tạo ngân sách để theo dõi chi tiêu và quỹ khẩn cấp để giúp kiểm soát nợ, đó là hai bước quan trọng để kết thúc cuộc sống “làm đồng nào xào đồng đó”. Nhưng có một phần khác mà bạn có thể muốn thêm để giúp giải quyết những trường hợp như: quà tặng sinh nhật, những thứ bạn muốn mua…
Đây là những gì quỹ chìm được tạo ra để sử dụng. Các khoản chi không thường xuyên này không phải là trường hợp khẩn cấp nhưng vẫn cần phải trả.
Chìa khóa quan trọng của việc lập ngân sách là làm cho nó có thể dự đoán được và quỹ chìm sẽ giúp cuộc sống của bạn dễ dàng hơn.
8. Bắt đầu tiết kiệm và đầu tư
Mỗi bước đó đều nhằm xây dựng nền tảng để bạn đi đến bước này.
Đầu tiên, ngân sách giúp bạn theo dõi và quản lý thu nhập, chi phí một cách nhất quán.
Quỹ khẩn cấp và quỹ chìm giúp ngân sách của bạn trong tầm kiểm soát.
Nhanh chóng xoá hết nợ nhằm tạo ra khoảng cách giữa những gì bạn kiếm được và những gì bạn chi tiêu. Chúng ta cũng tìm cách tăng thu nhập để đẩy nhanh toàn bộ quá trình.
Bạn cần đi đến bước bước này càng nhanh càng tốt. Nếu bạn mất 10-20 năm để dừng cuộc sống đi làm chỉ đủ để chi tiêu, bạn đã hy sinh yếu tố mạnh mẽ nhất để có thể tạo nên thời gian nghỉ hưu an toàn chính là thời gian.
Nếu bạn có thể bắt đầu tiết kiệm đủ sớm để lãi suất kép phát huy tác dụng, bạn sẽ tạo ra được sự khác biệt lớn về chất lượng cuộc sống của mình sau này.
Hành động:
Hãy bắt đầu chương trình tiết kiệm tự động càng sớm càng tốt. Bạn có thể thiết lập chế độ tiết kiệm tự động một cách nhanh chóng, gửi một tỷ lệ nhất định sang tài khoản tiết kiệm ngay khi có thu nhập phát sinh. Tỷ lệ tiết kiệm của bạn có thể là 15% thu nhập hay một con số khác phù hợp hơn với bạn và tăng dần theo thời gian.
Việc đặt ra cột mốc sẽ giúp bạn có động lực hơn. Đó có thể là 100 triệu tiết kiệm đầu tiên và 200 triệu sau đó. Càng bắt đầu sớm, bạn càng tận dụng được sức mạnh của lãi suất kép.
Thu nhập khiêm tốn vẫn tiết kiệm được cả đống tiền với những cách này
Khi thu nhập của bạn còn khiêm tốn, các chiến thuật ở đây sẽ giúp bạn tận dụng tối đa những gì mình có.
Cố gắng tiết kiệm tiền khi có thu nhập thấp nghe có vẻ là nhiệm vụ bất khả thi phải không? Khi bạn còn đang phải vật lộn để kiếm tiền thì tiết kiệm dường như là điều không thể. Nhưng cuộc sống vẫn luôn diễn ra và bất cứ điều gì bạn muốn làm trong cuộc sống này đều không thể chờ đợi đến "một ngày nào đó".
Một ngày nào đó chính là bây giờ. Dù mục đích tiết kiệm của bạn là gì, để nghỉ hưu hay cho những chuyến du lịch... hãy bắt đầu từ ngay bây giờ.
Có câu nói rằng: "Cuộc hành trình nghìn dặm nào cũng phải bắt đầu bằng một bước đi nhỏ bé đầu tiên". Việc tiết kiệm cũng vậy.
Bạn chưa có đồng tiết kiệm nào trong tài khoản không quan trọng. Giống như bất kỳ sự cải thiện nào khác trong cuộc sống, không phải chỉ những chiến thắng hào nhoáng, to lớn mới là kim chỉ nam. Những tiến bộ dù nhỏ, chỉ 1% thôi, theo thời gian sẽ tạo ra sự khác biệt đáng kể, thậm chí theo cấp số nhân.
Hãy xoá bỏ suy nghĩ rằng việc có thu nhập hạn chế đồng nghĩa với bạn không thể tiết kiệm. Khi thu nhập ở mức khiêm tốn, việc xây dựng ngân sách càng trở nên quan trọng.
Những điều cơ bản của việc tiết kiệm tiền với thu nhập thấp
Để bắt đầu tiết kiệm tiền khi có thu nhập thấp, đây là những cơ bản, hữu ích trong mọi tình huống:
Biết bản thân đang bắt đầu từ đâu
Để tiết kiệm tiền nhanh hơn khi có thu nhập thấp, trước tiên phải biết bạn bắt đầu từ đâu. Muốn đi một chuyến đi đường dài, bạn cần xem bản đồ, tính toán xăng và nhiều điều cần thiết khác nữa thay vì chỉ lấy áo khoác và nhảy lên xe.
Không ít người có sự ác cảm với ngân sách, cho rằng ngân sách khó thiết lập, không gần gũi và không cần thiết khi tiền không có là bao. Nhưng sự thật không phải như vậy. Ngân sách sẽ cho chúng ta biết về những điều chúng ta có thể không muốn nghe. Bạn sẽ biết tiền của mình đang đi đâu, nơi nào cần tập trung và khoản nào cần cắt bỏ. Ngân sách cũng sẽ giúp bạn thấy rõ được sự tiến bộ qua thời gian và đó chính là động lực.
Làm rõ các ưu tiên của bạn
Bây giờ bạn đã có ngân sách và biết mình đang bắt đầu từ đâu. Bây giờ câu hỏi đặt ra là bạn đang đi đâu? Quá trình tiết kiệm sẽ dễ dàng hơn nhiều khi bạn có lý do hoặc mục đích.
Một lý do khiến bạn khó áp dụng và duy trì ngân sách là chúng ta đã quen với lối sống của mình. Khi ngân sách nói rằng chúng ta cần phải cắt giảm, chúng ta sẽ dễ chùn bước.
Hãy đặt ra mục tiêu cho mình, đừng quá dài vì nó có thể khiến bạn nhanh muốn từ bỏ khi gặp khó khăn. Bạn muốn đạt được điều gì trong 2 năm tới?
Xây dựng chiến lược
Sau khi đã rõ ràng về mong muốn của mình, các quyết định chi tiêu sẽ trở nên dễ dàng hơn. Đừng nghĩ rằng tiết kiệm là bạn phải sống thật khổ sở và hạn chế. Chúng ta luôn có rất nhiều sự lựa chọn và khi bạn có mục đích trong vài năm tới, tiết kiệm tiền chính là loại bỏ những lựa chọn không phù hợp với kế hoạch cá nhân của bạn.
Khi đứng trước mỗi khoản chi, hãy trả lời các câu hỏi:
Điều này sẽ giúp gì được mình? đến được đó không?
Nếu mình loại bỏ nó thì sao?
Liệu có thể làm điều đó với chi phí ít hơn?
Tiết kiệm tiền với ngân sách thấp sẽ trở nên dễ dàng hơn nhiều khi bạn biết chính xác những gì mình phải chi tiêu cũng như các ưu tiên của mình.
Những cách tiết kiệm tiền mang lại hiệu quả nhanh chóng khi có thu nhập khiêm tốn
1. Lập kế hoạch bữa ăn
Chi phí thực phẩm thường chiếm 1/3 đến 1/2 chi phí hàng tháng của chúng ta. Chúng ta thường dễ bị lãng phí ở khoản này khi việc ăn ngoài ngày càng trở nên phổ biến, sự tiện lợi của các đồ ăn chế biến sẵn...
Việc lập kế hoạch cho bữa ăn và tự nấu ở nhà sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề. Bạn sẽ biết trước mình cần thực phẩm gì cho cả tuần để không phải đi lại nhiều, tránh mua sắm bốc đồng cũng như đảm bảo nguyên liệu được tận dụng triệt để.
2. Hủy các đăng ký không cần thiết
Bạn đang sử dụng gói cước điện thoại, internet, truyền hình cáp... nào? Bạn có thực sự sử dụng hết những thứ mình đang chi tiền không? Hãy kiểm tra lại và huỷ đi những dịch vụ không thực sự cần thiết hoặc chuyển sang gói cước có lưu lượng phù hợp hơn.
Việc huỷ đăng ký, theo dõi cũng sẽ khiến bạn ít bị chú ý bởi những chương trình quảng bá sản phẩm hơn và cũng là cách để bạn tiết kiệm tốt hơn.
3. Cân nhắc giảm kích thước nhà
Có một mái nhà trên đầu là điều cần thiết nhưng diện tích của nơi ở đó không phải là điều mà chúng ta sẽ tự hào nhất trong cuộc sống này. Những chúng ta đã làm được, đã xây dựng được, đã cải thiện được hoặc làm được gì cho những người xung quanh mới là điều ý nghĩa nhất.
Vì vậy, nếu mục tiêu của bạn trong vài năm tới là mở một công việc kinh doanh mới, xóa nợ hoặc tăng số tiền tiết kiệm, nhưng hơn 40% thu nhập của bạn là trả nợ vay mua nhà thì có lẽ bạn nên suy nghĩ về việc giảm quy mô nơi ở của mình.
Đó là một lựa chọn khó khăn để thực hiệnnhưng đôi khi lùi một bước tạm thời lại giúp bạn có thể đạt được những bước tiến lâu dài hơn sau này.
4. Tự động hóa
Tất cả chúng ta có lẽ đều đã nghe thấy câu nói: "Hãy trả tiền cho mình trước tiên". Tỷ phú Warren Buffett có câu nói nổi tiếng rằng: " Đừng tiết kiệm những gì còn lại sau khi chi tiêu. Hãy tiêu những gì còn lại sau khi tiết kiệm".
Khi bạn viết ra ngân sách của mình, "chi phí" đầu tiên của bạn phải là tự động gửi tiền tiết kiệm. Tự động hóa quá trình này rất hiệu quả vì hai lý do:
Gửi tiền thường xuyên trong một thời gian dài là cách phổ biến nhất để bạn trở nên giàu có. Albert Einstein gọi lãi kép là "kỳ quan thứ 8 của thế giới ".
Khi bạn trả tiền cho chính mình trước tiên, gánh nặng của việc phải lựa chọn sẽ được trút bỏ khỏi vai bạn. Bạn sẽ không phải nghĩ xem làm gì với số tiền mình có vì những gì cần đã nằm an toàn trong tài khoản tiết kiệm.
5. Sử dụng tiền mặt
Chúng ta đang cố gắng tiết kiệm tiền với ngân sách khiêm tốn nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta sẽ dừng chi tiêu. Khi sử dụng thẻ tín dụng, bạn sẽ rất dễ chi tiêu chỗ này, chỗ kia mà không hề cảm thấy như mình đang tiêu tiền, không biết mình đã tiêu bao nhiêu.
Đó là lý do bạn nên sử dụng tiền mặt. Tiền mặt sẽ giúp bạn có cảm giác rõ rệt hơn với những gì mình đang chi ra. Bạn cũng biết chính xác những gì mình còn lại và sẽ có xu hướng nghĩ đến các lựa chọn thay thế khác, giúp bạn chi tiêu cẩn thận hơn.
6. Kiếm nhiều tiền hơn
Khi đang cố gắng tiết kiệm với thu nhập thấp, tại sao chúng ta không nghĩ đến việc tạo thêm thu nhập?
Có đồ đạc nào bạn không còn sử dụng đến không? Hãy rao bán chúng hoặc đổi để lấy những thứ mình thực sự cần.
Bạn rất thích đan lát, thêu thùa vậy tại sao không nghĩ đến việc kiếm tiền từ sở thích đó?
Dọn dẹp theo giờ, nấu ăn thuê hay trông trẻ đều có thể mang lại cho bạn nguồn thu nhập trong thời gian rảnh rỗi.
7. Xem xét lối sống của mình
Môi trường đóng một yếu tố quan trọng trong khả năng hình thành những thói quen giúp cải thiện cuộc sống của bạn. Mỗi cuối tuần của bạn thường thế nào?
Bạn có thường xuyên làm những việc không có lợi cho việc tiết kiệm tiền như ăn hàng, gọi đồ uống ngoài không?
Bạn dành thời gian cho ai? Họ cùng chí hướng với bạn, cố gắng để tiết kiệm không?
Khi thu nhập của bạn còn khiêm tốn, các chiến thuật ở đây sẽ giúp bạn tận dụng tối đa những gì mình có.
CEO trang tài chính nổi tiếng tiết lộ 10 nguyên tắc vàng để "làm giàu không khó", biết càng sớm càng có nhiều tiền Stacy Johnson là Founder, CEO của Money Talks News - chuyên trang tài chính hàng đầu nước Mỹ. Có hơn 40 năm làm cố vấn tài chính chuyên nghiệp, chấp bút vài ba cuốn sách về tiền bạc, ông đã rút ra những lời khuyên quý giá cho những ai muốn làm giàu. Tôi đã làm việc trong vai trò một chuyên viên...