Thực hiện liêm chính trong nghiên cứu khoa học tại Việt Nam hiện nay – Thực trạng và giải pháp

Theo dõi VGT trên

Vi phạm liêm chính trong nghiên cứu khoa học đang là vấn đề khá nhức nhối tại Việt Nam hiện nay với những biểu hiện đa dạng khác nhau. Việc tìm kiếm và áp dụng những giải pháp hiệu quả nhằm ngăn chặn, phòng ngừa tình trạng này đang trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết nhằm bảo đảm sự nghiêm minh, trong sáng và công bằng cho khoa học.

Thực hiện liêm chính trong nghiên cứu khoa học tại Việt Nam hiện nay - Thực trạng và giải pháp - Hình 1

Tăng cường trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong nghiên cứu khoa học giữa thế hệ đi trước với những nhà nghiên cứu trẻ_Ảnh: iuh.edu.vn

VÀI NÉT VỀ LIÊM CHÍNH HỌC THUẬT VÀ LIÊM CHÍNH TRONG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Liêm chính trong nghiên cứu khoa học là một trong những nội dung cơ bản của liêm chính học thuật, với giá trị cốt lõi là sự trung thực, ngay thẳng trong các hoạt động học thuật, như nghiên cứu khoa học, giảng dạy, học tập… đã được đem ra thảo luận từ rất lâu trên thế giới. Thuật ngữ liêm chính học thuật (academic integrity) được cho là do cố giáo sư Đô-nan Mắc Ca-bê (Donald McCabe) của Trường Đại học Kinh doanh Rutgers khởi xướng lần đầu tiên trong một báo cáo khảo sát với tiêu đề “Gian lận trong các tổ chức học thuật: Một thập kỷ nghiên cứu” (Cheating in the Academic Institutions: A Decade of Research) đăng tải trên Tạp chí Ethics & Behaviors vào năm 2001(1). Cho đến nay, đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu khác xoay quanh vấn đề liêm chính học thuật đã được nghiên cứu và công bố.

Mặc dù liêm chính (integrity) và học thuật (academic) được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau, nhưng nhìn chung, liêm chính học thuật có thể hiểu là sự ngay thẳng, trung thực, có trách nhiệm trong nghiên cứu khoa học, học tập, giảng dạy… “Liêm chính học thuật là cách hành xử ngay thẳng và trong sạch trong hoạt động học thuật, gồm các hoạt động liên quan đến học tập, giảng dạy, nghiên cứu, cũng như các hoạt động sáng tác, sáng tạo khác”(2). Đây có thể coi là một trong những định nghĩa tương đối đầy đủ, bao quát nội hàm của thuật ngữ liêm chính học thuật.

Liêm chính trong nghiên cứu khoa học là một trong những nội dung cơ bản của liêm chính học thuật nói chung. Tiến sĩ An Ni-côn Ka-sê-bôn (Ann Nichols-Casebolts), Phó Chủ tịch phụ trách phát triển nghiên cứu tại Văn phòng Nghiên cứu và Đổi mới của Đại học Virginia Commonwealth (nằm trong tốp 100 trường đại học nghiên cứu hàng đầu ở Mỹ) cho rằng: “liêm chính trong nghiên cứu nghĩa là cam kết cá nhân (của nhà nghiên cứu) hướng đến các tiêu chuẩn thật thà về kiến thức và trách nhiệm cá nhân hàm chứa các tiêu chuẩn về tính tin cậy và hợp pháp”(3). Nhìn chung, liêm chính trong nghiên cứu khoa học ở đây có thể hiểu là sự ngay thẳng, trung thực và có trách nhiệm trong nghiên cứu khoa học.

Từ cách hiểu như vậy, có thể khẳng định liêm chính là một phẩm chất đạo đức vô cùng quan trọng và cần thiết trong nghiên cứu khoa học nói riêng và trong các hoạt động học thuật nói chung (nghiên cứu, giảng dạy, học tập…). Theo tiến sĩ Mai-cơn Pô-sen (Michael B. Paulsen) – giáo sư danh dự về giáo dục đại học và sinh viên tại Đại học Iowa (Mỹ), “tính trung thực là nền tảng căn bản của niềm tin công chúng vào toàn bộ hệ thống nghiên cứu học thuật,… là cơ sở để tiếp tục đầu tư vào nghiên cứu, cũng như để sử dụng các kết quả nghiên cứu trong việc ra quyết định”(4).

Khoa học chân chính sẽ không thể phát triển nếu bản thân các nhà nghiên cứu không trung thực, ngay thẳng và có trách nhiệm đối với những nghiên cứu của mình. Trung thực, ngay thẳng trong nghiên cứu là những giá trị nền tảng để các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu có thể tìm tòi, khám phá ra những tri thức mới phục vụ cho sự phát triển và tiến bộ của nhân loại nói chung. Nếu thiếu đi những phẩm chất này, nghiên cứu khoa học sẽ “giậm chân tại chỗ”, thậm chí thụt lùi khi nó chỉ dừng lại ở sự sao chép, “đạo văn”, “đạo ý tưởng”, bịa đặt… Đó cũng là những biểu hiện của sự vi phạm nghiêm trọng tính liêm chính trong nghiên cứu khoa học nói riêng và liêm chính học thuật nói chung.

MỘT SỐ BIỂU HIỆN VI PHẠM LIÊM CHÍNH TRONG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Nói đến bảo đảm sự liêm chính trong nghiên cứu khoa học ở Việt Nam hiện nay, có thể khẳng định, phần lớn các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu luôn ý thức được sự cần thiết phải giữ gìn sự ngay thẳng, trung thực trong nghiên cứu khoa học để thúc đẩy khoa học phát triển, tiến tới xây dựng một nền khoa học chân chính. Chính vì thế, đa phần các công trình nghiên cứu khoa học của các nhà khoa học Việt Nam cũng luôn bảo đảm tính trung thực, rõ ràng trên mọi góc độ nghiên cứu.

Tuy nhiên, bên cạnh đó, thời gian vừa qua, cũng không ít những nhà nghiên cứu, nhà khoa học có các biểu hiện vi phạm nghiêm trọng liêm chính trong nghiên cứu khoa học. Những biểu hiện vi phạm liêm chính trong nghiên cứu khoa học vô cùng đa dạng, trong đó phải kể đến các biểu hiện, như đạo văn và bịa đặt trong nghiên cứu.

Đạo văn có thể hiểu là mọi hành vi sao chép ý tưởng, ngôn ngữ, cách diễn đạt của người khác (không đề trích dẫn) và xem đó là do mình tự tạo ra, là kết quả nghiên cứu của mình đều được xem là “đạo văn”. Đạo văn là hành vi thiếu trung thực nghiêm trọng về mặt học thuật trong nghiên cứu khoa học.

Đạo văn đang là một vấn nạn trong nghiên cứu khoa học tại nước ta hiện nay. Có thể dễ dàng tìm thấy những biểu hiện “đạo văn” tràn lan trong nhiều công trình nghiên cứu, như khóa luận, luận văn, luận án của nhiều sinh viên, học viên tại các cơ sở đào tạo trên cả nước. Luận văn của học viên này giống luận văn của học viên kia tương đối nhiều. Một số luận văn chép lại nhiều trang của một số bài đăng trên tạp chí chuyên ngành mà không ghi trích dẫn, thậm chí có một số trường hợp luận văn hay luận án được sao chép hoàn toàn từ công trình nghiên cứu của người khác.

Trong nhiều công trình nghiên cứu khoa học, như các bài đăng trên tạp chí, các cuốn sách chuyên ngành, việc “đạo văn” cũng không hiếm. Trong bài viết “Một bản đồ đạo văn khoa học vòng quanh thế giới” được công bố vào năm 2014 trên tờ Fastcompany đã đưa ra một bản đồ thể hiện tần suất đạo văn của các nước trên thế giới qua khảo sát của Science từ những bài công bố quốc tế nộp qua cổng arXiv.org. Trong bản đồ này, việc Việt Nam được tô mầu đỏ đậm thể hiện tần suất đạo văn của các tác giả Việt Nam là khoảng 15% – mức độ khá cao (cao nhất là 20%). Con số này cho thấy nước ta đang là một trong những điểm nóng về tình trạng “đạo văn” so với các nước khác trên thế giới(5).

Có thể khẳng định, trong nghiên cứu khoa học, các nhà khoa học luôn phải có sự kế thừa lẫn nhau bởi không một quan điểm, tư tưởng, giả thuyết nào lại xuất hiện trên một “mảnh đất trống không” mà không có sự kế thừa những công trình nghiên cứu của những người đi trước trong từng lĩnh vực nghiên cứu. Tuy nhiên, phải xác định rõ, kế thừa trong nghiên cứu hoàn toàn xa lạ với việc đạo văn. Nếu cho rằng, việc sao chép ý tưởng từ những công trình nghiên cứu của người khác mà không trích dẫn nguồn không được gọi là hành vi đạo văn mà đó chỉ là sự thiếu chuyên nghiệp trong trích dẫn, đó là sự ngụy biện cho thái độ thiếu trung thực và ngay thẳng trong nghiên cứu khoa học cũng như thái độ vô trách nhiệm đối với công trình nghiên cứu của chính bản thân mình.
Một công trình nghiên cứu khoa học có trích dẫn đầy đủ khi sử dụng ý tưởng hay nội dung nghiên cứu của người khác, trên cơ sở đó có sự phát triển theo những hướng nghiên cứu của riêng mình mới là sự nghiên cứu khoa học một cách chân chính.

Từ đây, có thể thấy, những nghiên cứu khoa học dẫn nguồn càng chi tiết, càng tỉ mỉ càng chứng tỏ sự ngay thẳng, trung thực của người làm công tác nghiên cứu. Đó cũng là thái độ thể hiện sự trân trọng thành quả mà những người đi trước đã tạo dựng nên.

Video đang HOT

Ngoài “đạo văn”, một biểu hiện nữa của vi phạm liêm chính trong nghiên cứu khoa học đó chính là việc “bịa đặt”. “Bịa đặt” trong nghiên cứu khoa học được xem là hành vi “làm giả, bóp méo hoặc bịa ra bất kỳ thông tin hoặc trích dẫn nào trong nghiên cứu khoa học để phục vụ cho mục đích hay ý muốn chủ quan nào đó của người nghiên cứu”. Quy định về liêm chính học thuật tại Trường Đại học Hoa Sen, Việt Nam xác định “bịa đặt” trong nghiên cứu khoa học nằm trong định nghĩa chung về “bịa đặt” trong học thuật, đó là: “hành vi cố ý làm sai lệch hoặc bịa ra bất kỳ thông tin hay trích dẫn nào trong bất kỳ hoạt động học thuật nào”, bao gồm ít nhất các biểu hiện cụ thể, như “sử dụng thông tin bịa đặt trong thí nghiệm, nghiên cứu, báo cáo thực tập hay các hoạt động học thuật khác; trích dẫn không đúng người sử dụng (ví dụ, trích dẫn thông tin từ một bài điểm sách nhưng trình bày như thể là thông tin lấy từ sách gốc)”(6). “Bịa đặt” trong nghiên cứu khoa học cũng là hành vi vi phạm nghiêm trọng tính liêm chính trong nghiên cứu bởi nó đi ngược lại với sự trung thực, ngay thẳng trong nghiên cứu khoa học.

Những nghiên cứu khoa học dựa trên những thông tin bị “Làm giả, bóp méo không dựa trên cơ sở sự thật sẽ vô cùng nguy hiểm khi nó đưa lại cho các độc giả cái nhìn không đúng đắn về một vấn đề gì đó, nhất là khi sự bịa đặt này lại phục vụ cho mục đích xấu của bản thân người nghiên cứu và lái dư luận đi theo hướng sai lệch mà người nghiên cứu đó mong muốn. Điều nguy hiểm là rất nhiều trong các con số mà tác giả lấy cắp có thể bị chỉnh sửa một cách tùy tiện, và nếu áp dụng kết quả nghiên cứu bịa đặt này vào thực tiễn thì nhiều nguy cơ sẽ dẫn tới hậu quả khôn lường… Đặc biệt, đối với những nghiên cứu được kết luận dựa trên điều tra xã hội học làm cơ sở để hoạch định các đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước nếu xuất hiện yếu tố làm giả, hoặc bóp méo số liệu điều tra, từ đó đưa ra những kết luận sai lệch so với thực tế sẽ để lại hậu quả rất nghiêm trọng. Đường lối của Đảng và chính sách của Nhà nước sẽ khó có thể đi vào cuộc sống và được người dân đón nhận bởi nó không xuất phát từ thực tiễn và không phù hợp với thực tiễn…

Như vậy, có thể thấy, những biểu hiện vi phạm tính liêm chính trong nghiên cứu khoa học, như “đạo văn”, “bịa đặt” gây ra những hậu quả rất lớn đối với việc phát triển nghiên cứu khoa học, cản trở khoa học phát triển, đi ngược lại mục đích khoa học, phục vụ công cuộc xây dựng và phát triển đất nước thời kỳ đổi mới. Việc “đạo văn”, “bịa đặt” khiến phần lớn các nhà nghiên cứu chỉ quẩn quanh tìm mọi cách biến công trình nghiên cứu, ý tưởng nghiên cứu của người khác thành của mình thay vì tập trung tìm những hướng đi mới, những hướng tiếp cận mới trong nghiên cứu khoa học.

Nguyên nhân đầu tiên dẫn đến những biểu hiện vi phạm liêm chính trong nghiên cứu khoa học của một bộ phận các nhà khoa học Việt Nam thời gian vừa qua là do bản thân nhiều nhà khoa học Việt Nam chưa ý thức được sự cần thiết phải thực hiện liêm chính, tức là sự ngay thẳng, trung thực trong nghiên cứu khoa học để thúc đẩy khoa học chân chính phát triển. Nguyên nhân thứ hai, rất cơ bản là, cho đến nay chúng ta chưa xây dựng được một bộ quy chế với những quy định cụ thể về liêm chính học thuật nói chung, trong đó có quy định về liêm chính trong nghiên cứu khoa học áp dụng chung cho giới nghiên cứu khoa học trong cả nước kèm theo những chế tài xử phạt. Vấn đề này mới được đề cập một cách chung chung tại một vài điều khoản trong các quy chế đào tạo thạc sĩ(7), tiến sĩ(8) của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các cơ sở đào tạo… Nguyên nhân thứ ba là, do sự bùng nổ của thông tin trên mạng in-tơ-nét tốc độ cao khiến cho người ta có thể dễ dàng tìm kiếm thông tin về bất kỳ một chủ đề nghiên cứu nào với vô số các công trình nghiên cứu của các học giả trong và ngoài nước. Những “chợ luận văn”, “chợ luận án” trôi nổi trên mạng chưa được kiểm soát chặt chẽ, tạo cơ hội cho những ai có ý định “đạo văn” có thể thực hiện rất thuận lợi. Thứ tư, phải khẳng định rằng, trong thời đại khoa học – công nghệ phát triển như vũ bão hiện nay, “chìm đắm” trong biển tri thức đồ sộ của nhân loại, đối với người nghiên cứu, đặc biệt là những nhà nghiên cứu trẻ để có thể tìm được hướng đi mới cho mình mà thiếu sự hướng dẫn, chỉ bảo của những người đi trước, giàu kinh nghiệm, là điều không đơn giản.

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO TÍNH LIÊM CHÍNH TRONG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Trước những biểu hiện vi phạm nghiêm trọng liêm chính trong nghiên cứu khoa học ở nước ta hiện nay, rất cần thiết thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp. Cụ thể là:

Thứ nhất, xây dựng các quy định chung về liêm chính học thuật, trong đó bao hàm những quy định về sự trung thực, ngay thẳng trong các hoạt động học thuật, như nghiên cứu, giảng dạy, học tập… đi kèm là những quy định hậu kiểm cùng những biện pháp xử lý vi phạm. Đây là giải pháp vô cùng cần thiết để xử lý tận gốc những hành vi vi phạm liêm chính trong nghiên cứu khoa học, như đạo văn, bịa đặt và cũng là sự cảnh tỉnh đối với người khác khi có ý định vi phạm liêm chính trong nghiên cứu khoa học. Mặt khác, ban hành một quy định cụ thể về liêm chính học thuật, trong đó có những quy định về liêm chính trong nghiên cứu khoa học cũng là cách thức để nâng cao tính tự giác thực hiện những chuẩn mực đạo đức, như sự ngay thẳng, trung thực của những người làm công tác nghiên cứu khoa học.

Thực tế, việc xây dựng một quy định chung về liêm chính học thuật, trong đó có những quy định về liêm chính trong nghiên cứu khoa học không dễ dàng, bởi lẽ, xét về bản chất liêm chính (sự trung thực, ngay thẳng) là những yếu tố thuộc về phẩm chất đạo đức, mà đạo đức thì lại được thực hiện chủ yếu dựa trên sự tự nguyện, tự giác của từng cá nhân. Do đó, việc cụ thể hóa những chuẩn mực đạo đức này thành những quy định cụ thể đối với người nghiên cứu trong nghiên cứu khoa học là tương đối khó khăn. Mặc dù vậy, đây là giải pháp không thể không triển khai trên thực tiễn bởi chừng nào liêm chính học thuật nói chung và liêm chính trong nghiên cứu khoa học nói riêng chưa được pháp điển hóa và phổ biến rộng rãi thì chừng ấy chúng ta chưa thể kiểm soát và xóa bỏ tình trạng đạo văn hay bịa đặt trong nghiên cứu khoa học.

Thứ hai, đầu tư xây dựng và hoàn thiện hệ thống công cụ để kiểm soát tình trạng đạo văn trong các công trình nghiên cứu khoa học, như luận văn, luận án, các bài đăng trên tạp chí, các cuốn sách chuyên ngành… Phần mềm kiểm soát “đạo văn” đã có và được nhiều trường đại học, nhiều nhà xuất bản, nhiều cơ quan báo chí… áp dụng để kiểm tra mức độ sao chép của các công trình khoa học trước khi đưa ra bảo vệ (đối với luận văn, luận án) hay cho xã hội hóa (đối với sách, các bài đăng tạp chí…). Tuy nhiên, thực tế cho thấy, phần mềm kiểm soát tình trạng sao chép công trình của người khác mà không có trích dẫn vẫn còn nhiều thiếu sót và có những khoảng trống. Chẳng hạn, đa số phầm mềm hiện nay chỉ phát hiện ra những đoạn văn được sao chép y nguyên như bản gốc. Nếu chủ ý đảo từ hay thay đổi một vài câu chữ trong một đoạn văn, phầm mềm này sẽ không phát hiện ra. Như vậy, đối với những người chủ ý đạo văn, họ hoàn toàn có thể sử dụng những thủ thuật để qua mắt phần mềm kiểm soát đạo văn, chưa kể phần mềm này khó có thể phát hiện ra được việc đạo ý tưởng mà không trích nguồn. Chính vì thế, việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống phầm mềm để kiểm soát mức độ đạo văn (sao chép, ăn cắp ý tưởng, ngôn ngữ, cách diễn đạt của người khác (không đề trích dẫn)) và áp dụng một cách phổ biến, rộng rãi đối với mọi nghiên cứu khoa học trước khi đưa ra công bố là giải pháp rất cần thiết để hạn chế những biểu hiện vi phạm liêm chính trong nghiên cứu khoa học.

Thứ ba, kiểm soát thông tin trên mạng in-tơ-nét, chấm dứt tình trạng mua, bán luận văn, luận án một cách dễ dàng ở các “chợ luận văn”, “chợ luận án” trên mạng. Giải pháp này ở góc độ nào đó cũng sẽ hạn chế được sự sao chép, ăn cắp thành quả lao động, trí tuệ của người khác một cách quá dễ dàng.

Thứ tư, tăng cường trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong nghiên cứu khoa học giữa thế hệ đi trước đối với những nhà nghiên cứu trẻ, nhất là khi họ còn đang trong giai đoạn đầu tìm con đường nghiên cứu khoa học chân chính cho bản thân mình./.

NGUYỄN THỊ NGA* – HOÀNG THU TRANG** – * PGS, TS, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, ** Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Nguồn: Tạp chí Cộng sản điện tử

—————————–

(1) Donald L. McCabe, Linda Klebe, Kenneth D. Butterfield: “Cheating in Academic Institutions: A Decade of Research” (“Gian lận trong các tổ chức học thuật: Một thập kỷ nghiên cứu”), Ethics & Behaviors, 11(3), 219-232 Copyright 2001, Lawrence Erlbaum Associates, Inc, theo https://www.researchgate.net/publication/228603457_
Cheating_in_Academic_Institutions_A_Decade_of_Researh

(2) Đại học Hoa Sen: Quy định về liêm chính học thuật (ban hành theo Quyết định số 1741/QĐ-BGH, ngày 28-10-2013, của Hiệu trưởng Trường Đại học Hoa Sen): Khoản 2, Điều 2, Chương I, theo https://www.sinhvien.hoasen.edu.vn/sites/default/files/2013/10/user30/quyet_dinh_1741
_ban_hanh_quy_dinh_ve_liem_chinh_hoc_thuat.pdf

(3) Ann Nichols-Casebolts: Research Integrity and Responsible Conduct of Research, Oxford University Press, 2012, tr. 2

(4) Michael B. Paulsen (ed): Higher Education: Handbook of Theory and Research, Vol 28, Springer 2013, tr. 217, theo https://biblioteca.ucv.cl/site/colecciones/
manuales_u/pga_160805.pdf

(5) Thu Quỳnh: Đạo đức học thuật trong khoa học xã hội và nhân văn và những khoảng trống, theo https://tiasang.com.vn/-quan-ly-khoa-hoc/Dao-duc-hoc-thuat-trong-KHXHNV-va-nhung-khoang-trong-14104, cập nhật ngày 1-9-2019

(6) Đại học Hoa Sen: Quy định về liêm chính học thuật (ban hành theo Quyết định số 1741/QĐ-BGH, ngày 28-10-2013, của Hiệu trưởng Trường Đại học Hoa Sen), Khoản 4, Điều 4, Chương II, theo https://www.sinhvien.hoasen.edu.vn/sites/default/files
/2013/10/user30/quyet_dinh_1741_ban_hanh_quy_dinh_ve_liem_chinh_hoc_thuat.pdf

(7) Ví dụ, tại điểm d, khoản 2, điều 26, chương IV của Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ (Ban hành kèm theo Thông tư số 15/2014/TT-BGDĐT, ngày 15-5-2014, của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) quy định: “Luận văn phải tuân thủ các quy định hiện hành của pháp luật sở hữu trí tuệ. Việc sử dụng hoặc trích dẫn kết quả nghiên cứu của người khác hoặc của đồng tác giả phải được dẫn nguồn đầy đủ, rõ ràng tại vị trí trích dẫn và tại danh mục tài liệu tham khảo. Kết quả nghiên cứu trong luận văn phải là kết quả lao động của chính tác giả, chưa được người khác công bố trong bất cứ một công trình nghiên cứu nào”, theo https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-duc/Thong-tu-15-2014-TT-BGDDT-Quy-che-Dao-tao-trinh-do-thac-si-229824.aspx

(8) Ví dụ, tại khoản 2, điều 15, chương V của Quy chế đào tạo trình độ tiến sĩ (Ban hành kèm theo Thông tư số 08/2017/TT-BGDĐT, ngày 4-4-2017, của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) quy định, luận án tiến sĩ khi đưa ra đánh giá và bảo vệ phải: “Tuân thủ pháp luật về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, cụ thể: a) Trích dẫn đầy đủ và chỉ rõ nguồn tham khảo các kết quả nghiên cứu của các tác giả khác (nếu có); b) Trong trường hợp luận án sử dụng nội dung công trình khoa học của tập thể mà nghiên cứu sinh là đồng tác giả thì phải có văn bản đồng ý của các đồng tác giả khác cho phép nghiên cứu sinh được sử dụng kết quả của nhóm nghiên cứu; c) Tuân thủ các quy định khác của pháp luật sở hữu trí tuệ”, theo https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-duc/Thong-tu-08-2017-TT-BGDDT-Quy-che-tuyen-sinh-dao-tao-trinh-do-tien-si-338487.aspx

Theo tuyengiao.vn

Sẽ phát triển Đại học Huế thành Đại học Quốc gia Huế

Ngày 2/10, PGS.TS. Nguyễn Quang Linh - Giám đốc Đại học Huế cho biết hiện Đại học Huế đang hoàn thiện đề án phát triển Đại học Huế thành Đại học Quốc gia (ĐHQG) trình Bộ, ngành Trung ương xem xét, phê duyệt. Hiện đã hội đủ nhiều điều kiện để trở thành ĐHQG Huế.

Ngày 30/9 vừa qua, ông Lê Trường Lưu, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế; ông Nguyễn Thái Sơn, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, ông Hoành Khánh Hùng, Chánh Văn phòng Tỉnh ủy đã tham dự phiên họp Đảng ủy Đại học Huế mở rộng, thông qua đề án phát triển Đại học Huế thành Đại học Quốc gia.

Sẽ phát triển Đại học Huế thành Đại học Quốc gia Huế - Hình 1

Cuộc họp ngày 30/9 của Tỉnh ủy với Đại học Huế phiên mở rộng, thông qua đề án phát triển Đại học Huế thành Đại học Quốc gia

Tại phiên họp, Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu đánh giá cao và hoan nghênh Tập thể cấp ủy và Đảng bộ Đại học Huế trong việc thực hiện Kết luận 48/KL-TW và Thông báo 175/TB-TW của Bộ Chính trị, sự nỗ lực và vươn lên của Đại học Huế trong bối cảnh giáo dục đào tạo có sự cạnh tranh vùng miền rất rõ rệt, ngân sách hạn chế và xu thế hội nhập quốc tế mạnh, ở vùng đất khó khăn và điều kiện ít lợi thế như Huế.

Bí thư Tỉnh ủy chỉ đạo đây là bước đi phù hợp với chủ trương của Đảng, đáp ứng nguyên vọng của nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế và khu vực miền Trung - Tây Nguyên. Trong suốt lịch sử 62 năm xây dựng và phát triển, những sản phẩm đào tạo và nghiên cứu khoa học của Đại học Huế, những bác sĩ, kỹ sư, thầy cô giáo đã góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế xã hội các địa phương miền Trung từ Thanh Hóa đến Bình Thuận nói riêng và cả nước nói chung. Đại học Huế cũng là nơi bảo tồn và phát huy được nhiều giá trị hàn lâm trong học thuật.

Sẽ phát triển Đại học Huế thành Đại học Quốc gia Huế - Hình 2

Huế đang đẩy mạnh phát triển trên nhiều mặt trong đó có giáo dục

Đề án đã thể hiện được sự tác động tích cực của việc phát triển Đại học Quốc gia Huế nhằm thực hiện nhiệm vụ chiến lược quốc gia, nhiệm vụ phát triển vùng của đất nước, như Kết luận số 51-KL/TW ngày 30/5/2019 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế và Luật số: 4/2018/QH14 Luật giáo dục đại học sửa đổi, bổ sung một số điều.

Góp ý cho chiến lược phát triển Đại học Huế, Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế nhấn mạnh sự đồng tâm, hiệp lực của Đại học Huế trong việc không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng đầu ra, đáp ứng các tiêu chí đánh giá quốc tế. Lãnh đạo tỉnh luôn đồng hành cùng Đại học Huế trong việc hỗ trợ xây dựng cơ chế hợp tác, sắp xếp cơ sở vật chất, tạo điều kiện tối đa để Đại học Huế xứng tầm với vị thế, vai trò của mình trong mối quan hệ với tỉnh Thừa Thiên Huế, vùng miền Trung - Tây Nguyên và cả nước; là đầu mối giao lưu đối ngoại, hợp tác quốc tế về giáo dục tại vùng đất Cố đô văn hiến với bề dày lịch sử, văn hóa đặc sắc, nuôi dưỡng nhiều thế hệ hiền tài. Lãnh đạo Tỉnh cũng khẳng định vai trò của Đại học Huế đối với tỉnh nhà trong việc xây dựng 3 trong 4 trung tâm theo Kết luận 48/KL-TW: Giáo dục đào tạo; Khoa học công nghệ và Y tế chuyên sâu.

Sẽ phát triển Đại học Huế thành Đại học Quốc gia Huế - Hình 3

PGS.TS. Nguyễn Quang Linh, Giám đốc Đại học Huế (đứng) phát biểu về xây dựng, phát triển Đại học Huế thành Đại học Quốc gia như trong Kết luận 48 của Bộ Chính trị 10 năm qua

PGS.TS. Nguyễn Quang Linh, Giám đốc Đại học Huế cho biết, việc xây dựng, phát triển Đại học Huế thành ĐHQG đã được khẳng định trong Kết luận 48-KL/TW của Bộ Chính trị ngày 25/5/2009. Dù đã trải qua 10 năm, song do nhiều chính sách liên quan giáo dục ĐH, Luật giáo dục đại học và định hướng của Chính phủ, chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) thay đổi phù hợp với phát triển kinh tế xã hội của đất nước, sự dịch chuyển nguồn nhân lực trong các khu vực.

Đầu năm 2018, Thủ tướng Chính phủ thăm và làm việc với Đại học Huế, Thông báo số 38/TB-VPCP về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ đã khẳng định tiếp tục đầu tư xây dựng, phát triển Đại học Huế, đến năm 2030 Đại học Huế trở thành một trong những ĐH nghiên cứu hàng đầu Đông Nam Á, hoạt động theo tiêu chuẩn chất lượng quốc gia và khu vực, là cơ sở đào tạo tiên phong, nòng cốt của hệ thống giáo dục đại học.

Hiện nay, Đại học Huế có quy mô đội ngũ cán bộ khoa học, đào tạo lớn hơn cả 2 Đại học quốc gia và 2 đại học vùng, với mô hình giáo dục đại học đa ngành, đa lĩnh vực, đã hội đủ điều kiện để trở thành một ĐHQG. Ngoài việc đảm bảo cơ sở vật chất và có đội ngũ cán bộ, giảng viên chất lượng cao thì so với các ĐH trong toàn quốc, trong đào tạo và giáo dục Đại học Huế có nhiều điểm nổi bật, vừa đặc sắc lại vừa đặc trưng trong hệ thống giáo dục đại học ở nước ta.

Sẽ phát triển Đại học Huế thành Đại học Quốc gia Huế - Hình 4

Ngày hội việc làm tại trường Đại học Y Dược thuộc Đại học Huế

Những nét đặc sắc của giáo dục đại học ở Huế đã hình thành cho Đại học Huế là Trung tâm giáo dục đại học quốc gia có từ những năm trước giải phóng và đến hôm nay. Đại học Huế cũng đang vươn lên với thứ hạng top đầu của các đại học Việt Nam cho dù đó là sự khởi đầu tham gia xếp hạng thế giới mà ít được quan tâm khi đang còn có nhiều khó khăn về mọi mặt và chưa được Nhà nước ưu tiên, thiếu môi trường kinh tế năng động như các thành phố Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.

Sẽ phát triển mạnh

Hiện Đại học Huế đã hoàn thành đề án phát triển Đại học Huế thành ĐHQG, đồng thời đã lấy ý kiến rộng rãi của các nhà khoa học, các chuyên gia, nhà trí thức và toàn xã hội để góp ý và trình Bộ GD&ĐT ngay trong tháng 9/2019. Đại học Huế sẽ thúc đẩy, đề xuất đến tất cả mọi cấp sớm nhất để có chủ trương.

Khi được phê duyệt trở thành ĐHQG, Đại học Huế sẽ có điều kiện tiên phong thí điểm mở các mã ngành đào tạo mới, thực hiện các dự án, đề tài nghiên cứu trọng điểm, đáp ứng nhu cầu của xã hội và đòi hỏi của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Trong điều kiện đó, ĐHQG Huế cùng với ĐHQG Hà Nội và ĐHQG TP. Hồ Chí Minh đóng vai trò dẫn dắt trong đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, hợp tác quốc tế; thu hút được các nguồn lực, phát triển các hoạt động nghiên cứu khoa học, dịch vụ và chuyển giao công nghệ, góp phần gia tăng trọng số các hoạt động nghiên cứu và tăng xếp hạng quốc tế. Đây cũng là cơ hội để thúc đẩy phát triển nền kinh tế số, kinh tế trí thức của Việt Nam.

Sẽ phát triển Đại học Huế thành Đại học Quốc gia Huế - Hình 5

Đại học Huế sắp trình Đề án xây dựng Đại học Quốc gia lên Bộ Ban ngành Trung ương xem xét và phê duyệt

Điều mà Đại học Huế xác định khi trở thành ĐHQG là xây dựng hệ thống giáo dục đại học hàng đầu theo định hướng nghiên cứu, chất lượng cao của giáo dục ĐH, tác động trực tiếp và sâu sắc đến sự chuyển biến về kinh tế - xã hội của đất nước, đặc biệt khu vực miền Trung - Tây Nguyên. Ngoài ra, phấn đấu nâng cao thứ hạng trong bảng xếp hạng ĐH châu Á và thế giới, trong đó lộ trình dự kiến đến năm 2027 sẽ nằm trong tốp 250 châu Á và 1.000 thế giới; năm 2030 vào tốp 200 châu Á và 1000 thế giới; năm 2045 sẽ ở tốp 100 châu Á và 300 thế giới.

PGS.TS. Nguyễn Quang Linh, Giám đốc Đại học Huế cho biết, tác động lớn nhất khi được trở thành ĐHQG là sẽ tạo ra 1 Trung tâm Khoa học Công nghệ, Giáo dục đào tạo, Y tế chuyên sâu dẫn dắt tại khu vực miền Trung nằm ở Huế. Tại Huế cũng sẽ có cơ hội lớn để kết nối công nghệ nguồn thế giới để xây dựng 1 Đại học nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam, từ đây sẽ lan tỏa các nhân lực về trí tuệ để thúc đẩy kinh tế xã hội đất nước ngày càng phát triển.

Đại Dương

Theo Dân trí

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Khởi tố TikToker Nam 'Birthday'Khởi tố TikToker Nam 'Birthday'
07:33:41 24/01/2025
Vừa nhận thưởng Tết, con dâu chưa kịp vui đã choáng với yêu cầu của mẹ chồngVừa nhận thưởng Tết, con dâu chưa kịp vui đã choáng với yêu cầu của mẹ chồng
08:52:34 24/01/2025
Không phải Trấn Thành - Hà Hồ, đây mới là người đứng sau tiết mục gây bão mạng của Minh HằngKhông phải Trấn Thành - Hà Hồ, đây mới là người đứng sau tiết mục gây bão mạng của Minh Hằng
06:52:25 24/01/2025
Dựng cây nêu đón Tết, nhiều người bị điện giật nằm la liệtDựng cây nêu đón Tết, nhiều người bị điện giật nằm la liệt
07:17:43 24/01/2025
Thêm 1 cặp sao Việt bị đồn phim giả tình thật, công khai khóa môi trước hàng trăm người khiến ai cũng sốcThêm 1 cặp sao Việt bị đồn phim giả tình thật, công khai khóa môi trước hàng trăm người khiến ai cũng sốc
07:30:24 24/01/2025
'Hoàng tử' Barron Trump gây sốt trong lễ nhậm chức của cha'Hoàng tử' Barron Trump gây sốt trong lễ nhậm chức của cha
06:41:33 24/01/2025
Thảm đỏ hot nhất hôm nay: Trấn Thành gây sốt vì "cưa sừng làm nghé", 1 nàng hậu xinh như công chúa xé truyện bước raThảm đỏ hot nhất hôm nay: Trấn Thành gây sốt vì "cưa sừng làm nghé", 1 nàng hậu xinh như công chúa xé truyện bước ra
07:25:14 24/01/2025
Dân tình "kêu trời" vì đặt mua lightstick của Jack gần nửa năm không thấy tăm hơi, thêm phẫn nộ vì 1 động tháiDân tình "kêu trời" vì đặt mua lightstick của Jack gần nửa năm không thấy tăm hơi, thêm phẫn nộ vì 1 động thái
09:06:09 24/01/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Áo dài trơn lên ngôi, đẹp mê ly khi nàng xuống phố

Áo dài trơn lên ngôi, đẹp mê ly khi nàng xuống phố

Thời trang

11:53:53 24/01/2025
Muốn quý phái và sang trọng hơn, các nàng có thể tham khảo Hoa hậu Ngọc Châu lên đồ với áo dài đậm chất truyền thống. Vẻ đẹp duyên dáng được người đẹp thể hiện quá đỗi tinh tế với phần cổ áo và tay dài thướt tha.
Doãn Hải My - vợ Văn Hậu bất ngờ can thiệp thẩm mỹ, nhan sắc thay đổi thế nào ngày giáp Tết?

Doãn Hải My - vợ Văn Hậu bất ngờ can thiệp thẩm mỹ, nhan sắc thay đổi thế nào ngày giáp Tết?

Sao thể thao

11:53:40 24/01/2025
Tối 23/1, trên trang Instagram cá nhân, bà xã hậu vệ Đoàn Văn Hậu - nàng WAG Doãn Hải My gây choáng khi bất ngờ công khai chuyện can thiệp thẩm mỹ, làm đẹp để đón Tết.
4 con giáp nữ thông minh, khéo léo, có mệnh phú bà

4 con giáp nữ thông minh, khéo léo, có mệnh phú bà

Trắc nghiệm

11:53:28 24/01/2025
Sự khéo léo, nhanh nhạy, ứng xử thông minh là ưu điểm nổi bật khiến những con giáp này trở nên cuốn hút trong mắt người khác.
Triệu tập tài xế taxi dùng gậy đập phá xe tải ở TP.HCM

Triệu tập tài xế taxi dùng gậy đập phá xe tải ở TP.HCM

Tin nổi bật

11:48:43 24/01/2025
Ngày 24.1, nguồn tin PV Thanh Niên cho biết, Công an xã Đông Thạnh (H.Hóc Môn, TP.HCM) đã triệu tập và đang lấy lời khai nam tài xế taxi có hành động dùng gậy chặn, đập phá gây hư hỏng xe tải.
NPH ban lệnh cấm 100 năm, game thủ hoan hỉ, mừng rỡ trước quyết định nghiêm khắc

NPH ban lệnh cấm 100 năm, game thủ hoan hỉ, mừng rỡ trước quyết định nghiêm khắc

Mọt game

11:13:39 24/01/2025
Tựa game đang được nhắc tới trong câu chuyện lần này là Marvel Rivals - một trong những bom tấn nổi bật nhất giai đoạn cuối năm 2024 vừa qua.
Hoa hậu Tiểu Vy bị co giật bất tỉnh, tình trạng hiện tại ra sao?

Hoa hậu Tiểu Vy bị co giật bất tỉnh, tình trạng hiện tại ra sao?

Sao việt

11:13:12 24/01/2025
Hoa hậu Tiểu Vy cho biết vừa về quê liền bị sốt co giật nằm bất tỉnh. Khi tình hình ổn định mới thông báo cho mọi người để an tâm
Từ trong tù, Diddy "phản công" cực căng trước thông tin lộ băng sex với loạt sao nổi tiếng

Từ trong tù, Diddy "phản công" cực căng trước thông tin lộ băng sex với loạt sao nổi tiếng

Sao âu mỹ

11:11:18 24/01/2025
Vào ngày 23/1, Page Six đưa tin Diddy đã đệ đơn kiện phỉ báng đối với luật sư Courtney Burgess, quản lý âm nhạc Ariel Mitchel và Nexstar Media Inc. - đơn vị điều hành NewsNation.
7 chiếc nồi mẹ tôi nhất quyết vứt đi: Loại khó nấu, loại sinh độc hại "mời gọi" ung thư

7 chiếc nồi mẹ tôi nhất quyết vứt đi: Loại khó nấu, loại sinh độc hại "mời gọi" ung thư

Sáng tạo

11:09:27 24/01/2025
Hôm trước mẹ ghé nhà tôi chơi, sau khi đi 1 vòng quanh bếp liền chỉ tay vào mấy cái nồi và phán ngay: Con hãy loại bỏ những thứ này! . Mẹ đã nấu ăn mấy chục năm và từng thử qua mọi loại nồi, cái nào dùng dở là biết ngay.
Bắp cải 'đại kỵ' với 4 nhóm người này

Bắp cải 'đại kỵ' với 4 nhóm người này

Sức khỏe

10:08:59 24/01/2025
Các anthocyanin có trong bắp cải không chỉ giúp chống viêm. Nghiên cứu cho thấy chúng làm tăng thêm lợi ích sức khỏe của bắp cải bằng cách giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
Nhóm nữ từng nhận được sự yêu thích bùng nổ khắp thế giới, giờ trở thành "nạn nhân" hay ăn vạ gây phiền nhất Kpop

Nhóm nữ từng nhận được sự yêu thích bùng nổ khắp thế giới, giờ trở thành "nạn nhân" hay ăn vạ gây phiền nhất Kpop

Nhạc quốc tế

10:02:19 24/01/2025
Đang đứng hiên ngang trên đỉnh vinh quang, sư nghiệp của NewJeans bất ngờ lao đao xuống dốc khi trở thành tâm điểm vụ bê bối tranh chấp giữa tập đoàn HYBE và Min Hee Jin.
Sắc vóc trẻ trung, quyến rũ của Á hậu Thụy Vân

Sắc vóc trẻ trung, quyến rũ của Á hậu Thụy Vân

Người đẹp

10:00:06 24/01/2025
Ở độ tuổi U40, Á hậu Thụy Vân vẫn sở hữu sắc vóc ngày càng trẻ trung, xinh đẹp và quyến rũ. Á hậu Thụy Vân vẫn giữ được body gọn gàng, đường cong chuẩn mực và nhan sắc cực phẩm.