Thực hiện đầy đủ, nghiêm túc, không được cắt xén Chương trình giáo dục phổ thông mới
Ngày 10/11, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Hội nghị giao ban trực tuyến với các Sở Giáo dục và Đào tạo về triển khai nhiệm vụ năm học 2022 – 2023, với gần 500 điểm cầu tại 63 tỉnh, thành phố.
Việc dạy và học tại các nhà trường phải hướng tới chất lượng thực chất. Ảnh minh họa: Thanh Tùng/TTXVN
Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Hữu Độ nhận định, đến thời điểm này, kế hoạch năm học diễn ra trong điều kiện khá thuận lợi và đang đúng lộ trình đặt ra. Toàn ngành đã và đang chủ động, bài bản, khoa học, nghiêm túc thực hiện kế hoạch năm học 2022 – 2023. Tuy nhiên, vẫn tồn tại một số hạn chế nhất định như thiếu giáo viên, thiếu cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học; một số vấn đề liên quan đến chuyên môn, tổ chức dạy và học tại các trường, thu, chi tài chính, văn hóa học đường…
Thứ trưởng đề nghị các Sở Giáo dục và Đào tạo cần kiên định triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 một cách tốt nhất. Điều này đồng nghĩa với việc chủ động, hiểu thật sâu, thật kỹ bản chất của Chương trình mới; tìm ra sự khác biệt giữa chương trình hiện hành và Chương trình mới để có phương thức triển khai tốt nhất.
Cùng với đó, việc dạy và học tại các nhà trường phải hướng tới chất lượng thực chất. Một trong những nguyên tắc của chương trình mới là thực hiện một cách đầy đủ, nghiêm túc, không được cắt xén. Các môn học là bắt buộc và phải dạy số tiết đầy đủ để không thiệt thòi cho học sinh.
Thứ trưởng cũng lưu ý, cần tăng cường, chú trọng vai trò các môn học đạo đức, giáo dục công dân để giảm bớt tình trạng bạo lực học đường, nâng cao ý thức văn hóa học đường, thắt chặt tình cảm thầy, trò. Có như vậy, giáo dục mới nâng cao được chất lượng.
Về đội ngũ giáo viên, cần tiếp tục tham mưu đề xuất để có đủ chỉ tiêu, chú trọng động viên tinh thần các nhà giáo và giảm tải nhất cho giáo viên trong quá trình dạy và học. Tăng cường tập huấn, bồi dưỡng, sinh hoạt tổ chuyên môn để nâng cao chuyên môn của các giáo viên trong nhà trường.
Bên cạnh đó, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ nhấn mạnh đến việc quản lý tài sản và thu chi tài chính phải được thực hiện nghiêm túc, đúng quy định, đặc biệt là quy định Thông tư 55 ban hành Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh và Thông tư 16 quy định về tài trợ cho các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
Tại hội nghị, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học đã báo cáo đánh giá sơ bộ kết quả triển khai nhiệm vụ năm học tại các địa phương cho đến thời điểm này.
Theo đó, việc xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường hiện nay cơ bản đáp ứng yêu cầu, phù hợp với điều kiện về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, yêu cầu đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông. Kế hoạch thực hiện chương trình các môn học, hoạt động giáo dục được các nhà trường xây dựng bảo đảm thời lượng quy định trong chương trình và bố trí dạy học trong mỗi học kỳ một cách hợp lý, khoa học.
Việc xây dựng các tổ hợp 4 môn học lựa chọn và các chuyên đề học tập lựa chọn ở lớp 10 đã bước đầu bảo đảm yêu cầu, vừa đáp ứng theo nguyện vọng của học sinh vừa sử dụng đầy đủ, hiệu quả đội ngũ giáo viên của nhà trường. Các địa phương, cơ sở giáo dục đã tổ chức tư vấn và cho học sinh đăng ký, lựa chọn các tổ hợp do nhà trường xây dựng đảm bảo khoa học, công khai, minh bạch.
Việc xây dựng kế hoạch bài dạy cơ bản bảo đảm các yêu cầu về phương pháp, kỹ thuật dạy học, kiểm tra, đánh giá, thiết bị dạy học và học liệu, nhằm phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh trong quá trình dạy học. Thực hiện có hiệu quả các hình thức, phương pháp kiểm tra, đánh giá, đánh giá thường xuyên và đánh giá định kỳ theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, Chương trình giáo dục phổ thông 2018 còn gặp một số khó khăn như thiếu giáo viên chuyên môn một số môn học mới, sắp xếp thời khóa biểu các môn học, hoạt động giáo dục vẫn chủ yếu theo thói quen cũ, một số địa phương chậm trễ trong việc thẩm định tài liệu…
Từ thực tế triển khai tại địa phương, đại diện nhiều Sở Giáo dục và Đào tạo đề cập về những thuận lợi cũng như khó khăn trong quá trình triển khai Chương trình mới.
Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nghệ An Võ Văn Mai cho biết: Đối với việc phân công giờ dạy, Nghệ An bố trí giáo viên, đặc biệt với các môn học mới, bảo đảm logic nội dung giáo dục và sát chuyên môn của giáo viên. Về kiểm tra, đánh giá, nếu môn học, hoạt động giáo dục có sự tham gia của nhiều giáo viên thì có sự phối hợp giữa các giáo viên đó, cử một người vào học bạ, sổ điểm và hoàn thiện hồ sơ cho học sinh vào cuối kì, cuối năm học.
Video đang HOT
Để tránh tình trạng giáo viên máy móc, làm theo thói quen khi xây dựng kế hoạch giáo dục, kế hoạch bài dạy, ông Võ Văn Mai đề xuất Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn, tập huấn cho đội ngũ chuyên viên, cốt cán để tập trung trao đổi, chia sẻ trên một kế hoạch giáo dục cụ thể của một nhà trường, một môn học, một giờ dạy, giúp cơ sở thực hiện hiệu quả hơn.
Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Cà Mau Lê Hoàng Dự cũng mong muốn Bộ Giáo dục và Đào tạo tăng cường tổ chức tập huấn một số chuyên đề quan trọng, đặc biệt là việc xây dựng kế hoạch giáo dục, kiểm tra đánh giá, hoạt động tổ chuyên môn, hoạt động trải nghiệm… Cùng với đó là trao đổi, tháo gỡ một số nút thắt, khó khăn trong việc ban hành tài liệu giáo dục địa phương, hỗ trợ các môn học chung trong Chương trình giáo dục phổ thông hiện nay.
Một tháng để điều chỉnh môn Lịch sử từ lựa chọn sang bắt buộc: Có quá cập rập?
Tổ chức tập huấn cho cán bộ quản lý, giáo viên cốt cán các Sở Giáo dục và Đào tạo về hướng dẫn thực hiện chương trình Lịch sử cũng rất cập rập.
Ngày 11/7/2022, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Kế hoạch 770 /KH- BGDĐT về việc thực hiện môn Lịch sử trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 cho năm học 2022-2023.
Theo đó, xây dựng, lựa chọn, điều chỉnh, thẩm định chương trình Lịch sử cấp trung học phổ thông phần bắt buộc với thời lượng 52 tiết/năm học (lớp 10, lớp 11, lớp 12) để dạy cho tất cả học sinh.
Bộ Giáo dục và Đào tạo điều chỉnh Lịch sử thành môn học "bắt buộc" khiến nhà trường và học sinh lúng túng. (Ảnh minh họa: P.M)
Xây dựng, tư vấn kỹ nhóm các môn lựa chọn để thích ứng với Sử là môn bắt buộc
Trước ngày 12/7/2022, nhiều trường trung học phổ thông công lập ở Thành phố Hồ Chí minh đã thông báo cho học sinh vừa trúng tuyển vào 10 làm thủ tục nhập học.
Theo tìm hiểu của người viết, trước đó các trường đã xây dựng được một số tổ hợp môn phù hợp với điều kiện của từng đơn vị. Lãnh đạo đã phân công giáo viên tư vấn cho học sinh, phụ huynh học sinh lựa tổ hợp môn khi làm thủ tục nhập học.
Chẳng hạn, Trường Trung học phổ thông Tây Thạnh, quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh dự kiến 5 tổ hợp (trong số 108 tổ hợp) như sau:
Dự kiến tổ hợp môn của Trường Trung học phổ thông Tây Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh trước khi Lịch sử thành môn bắt buộc. (Ảnh: Hương Ly)
Hay, một trường trung học phổ thông khác ở Thành phố Hồ Chí Minh đã xây dựng các tổ hợp như: môn bắt buộc (Toán, Ngữ văn; Tiếng Anh; Giáo dục thể chất; Giáo dục quốc phòng an ninh; Hoạt động trải nghiệm - hướng nghiệp; Nội dung giáo dục địa phương.
Nhóm các môn lựa chọn: 1) Vật lí - Hóa học- Sinh học - Giáo dục kinh tế và pháp luật - Tin học; 2) Vật lí - Hóa học- Sinh học -Địa lí - Tin học; 3) Vật lí - Hóa học- Sinh học - Lịch sử - Tin học; 4) Lịch sử - Địa lí - Giáo dục kinh tế và pháp luật - Vật lí - Tin học; 5) Lịch sử - Địa lí - Giáo dục kinh tế và pháp luật - Hóa học - Công nghệ (Trồng trọt).
Chuyên đề học tập: chọn 3 chuyên đề của những môn sẽ học (Toán và 2 môn khác).
Tuy nhiên, ngay sau khi Lịch sử chính thức là môn học bắt buộc, một số trường đã khẩn trương bố trí lịch tư vấn cho học sinh, phụ huynh trước khi nhận hồ sơ trúng tuyển nhập học.
Ngày 12/7/2022, Trường Trung học phổ thông Tây Thạnh ra thông báo: ngày 14/7 học sinh và phụ huynh học sinh dự buổi tư vấn (chọn tổ hợp môn) dưới sân trường; ngày 15/7 đăng kí hồ sơ nhập học và tổ hợp môn tự chọn bằng hình thức trực tuyến; ngày 18/7 nộp hồ sơ trực tiếp tại trường.
Trường Trung học phổ thông Tây Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh công bố kế hoạch nhận hồ sơ trúng tuyển. (Ảnh: Hương Ly)
Bên cạnh các trường tổ chức các buổi tư vấn rất chi tiết học sinh, phụ huynh về việc lựa chọn, đăng ký tổ hợp môn tự chọn cũng có 1 số em học sinh lớp 10 ở quận Tân Phú cho biết, các em gặp lúng túng khi Lịch sử trở thành môn "bắt buộc". "Trước đó em chọn tổ hợp Lịch sử - Địa lí - Giáo dục kinh tế và pháp luật - Vật lí - Tin học nhưng nay em vẫn chưa quyết định, chờ thầy cô tư vấn thêm", học sinh N. chia sẻ.
1 tháng để điều chỉnh Chương trình Lịch sử từ lựa chọn thành bắt buộc
Thứ nhất, Kế hoạch 770 /KH- BGDĐT về việc thực hiện môn Lịch sử trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 cho năm học 2022-2023 có nêu một trong các nội dung công việc là tổ chức Hội thảo xin ý kiến, tổ chức, các nhà khoa học, giáo viên về Chương trình Lịch sử cấp trung học phổ thông phần bắt buộc với thời lượng 52 tiết/năm học. Thời gian hoàn thành trước ngày 14/8/2022.
Rõ ràng, việc tổ chức hội thảo xin ý kiến, tổ chức, các nhà khoa học, giáo viên về Chương trình Lịch sử cấp trung học phổ thông phần bắt buộc với thời lượng 52 tiết/năm học khó có thể tiến hành một sớm một chiều. Quá trình tổ chức hội thảo, các ý kiến đóng góp sẽ được đánh giá, tiếp thu ra sao khi song song với đó là các công việc chuyên môn cần rất chi tiết, cụ thể để địa phương, các trường triển khai cho kịp vào năm học mới.
Thứ hai, xây dựng, lựa chọn, điều chỉnh, thẩm định Chương trình Lịch sử cấp trung học phổ thông phần bắt buộc với thời lượng 52 tiết/năm học (lớp 10, lớp 11, lớp 12) chỉ trong thời gian khoảng 1 tháng, liệu ban soạn thảo, ban thẩm định có làm kịp tiến độ?
Việc thay đổi Chương trình được tiến hành ở cả 3 năm học, nếu làm không cẩn thận thì rất dễ xảy ra sai sót, bất cập mà hệ lụy là học sinh phải gánh chịu.
Thứ ba, tổ chức tập huấn cho cán bộ quản lý, giáo viên cốt cán các Sở Giáo dục và Đào tạo về hướng dẫn thực hiện chương trình Lịch sử cũng rất cập rập.
Bởi, tổ chức tập huấn phải qua hai công đoạn, cho giáo viên cốt cán và giáo viên đại trà cũng mất một khoảng thời gian nhất định. Giáo viên phải có thời gian đọc sách giáo khoa, nghiên cứu nội dung bài học, trao đổi với đồng nghiệp, dạy thử, rút kinh nghiệm trong tổ chuyên môn thì mới có thể bắt đầu dạy Chương trình mới.
Thứ tư, theo tính toán của một giáo viên ở Thành phố Hồ Chí Minh, việc quy định Lịch sử thành môn "bắt buộc" sẽ xuất hiện 81 tổ hợp môn (thay vì 108 tổ hợp môn như trước).
Sự thay đổi này ảnh hưởng đến nhiều thứ như: việc xây dựng tổ hợp môn học lựa chọn, kế hoạch giáo dục nhà trường, công tác tuyển sinh lớp 10, kế hoạch biên chế năm học (tính toán số tiết/giáo viên, phân công giáo viên).
Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam đã phản ánh một số ý kiến phụ huynh về việc con em họ không được chọn tổ hợp môn mong muốn, phần nào cho thấy nhà trường cũng đang gặp lúng túng.
Thứ năm, vì Lịch sử trở thành môn "bắt buộc" nên nhóm môn Khoa học xã hội còn lại 2 môn lựa chọn là Địa lý, Giáo dục kinh tế và pháp luật.
Theo quy định, mỗi nhóm có ít nhất 1 môn lựa chọn nên có khả năng cao học sinh sẽ chọn môn Giáo dục kinh tế và pháp luật, bởi đây là môn thi tốt nghiệp trung học phổ thông dễ đạt điểm cao, kiến thức thực tế, không phải học nhiều.
Minh chứng là, kết quả phân tích phổ điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông môn Giáo dục công dân của cả nước năm 2021 cho thấy, có 534.123 thí sinh tham gia dự thi, trong đó điểm trung bình là 8,37 điểm, điểm trung vị là 8,5 điểm. Điểm số có nhiều thí sinh đạt nhất là 9,25. Vậy số phận môn Địa lý sẽ ra sao?
Có thể nhận thấy, việc chuyển môn Lịch sử từ "lựa chọn" thành "bắt buộc" phù hợp với nguyện vọng của đông đảo dư luận xã hội. Tuy nhiên, cũng nảy sinh nhiều lo lắng băn khoăn, trong đó nhà trường, học sinh, phụ huynh chờ đợi nhất là từ năm 2025, kì thi tốt nghiệp trung học phổ thông và xét tuyển đại học theo hướng nào thì vẫn chưa rõ.
Cơ hội cho học sinh Việt Nam tiếp cận chương trình giáo dục phổ thông của Đại học Oxford Chương trình Phổ thông Quốc tế Oxford được thiết kế từ cấp bậc mẫu giáo cho tới tiểu học và trung học cơ sở và đã được triển khai thí điểm ở Việt Nam từ năm 2020. Ông Luke Sweetman, Quản lý đối tác quốc tế của Nhà xuất bản Đại học Oxford chia sẻ về Chương trình. (Nguồn: Nhà xuất bản Đại...