Thực hiện CTSGK mới: Quyền chủ động của HS được phát huy
Kết quả sơ kết học kỳ I tại các trường Tiểu học cho thấy, hoạt động học tập của HS lớp Một theo học CTSGK mới không có quá nhiều chênh lệch so với những năm học trước.
Giờ học Tiếng Việt của HS lớp Một trường Tiểu học Lê Lai ( quận Hải Châu, TP Đà Nẵng)
Thầy Trần Minh Nghĩa – Hiệu trưởng trường Tiểu học Hòa Liên (huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng) nhận xét: “Qua dự giờ, thăm lớp, HS có sự tự tin và tích cực trong quá trình học tập. So với các vùng thuận lợi của thành phố, HS nhà trường có nhiều hạn chế trong việc tham gia đánh giá và nhận xét bản thân cũng như các bạn cùng nhóm học tập, từ cách diễn đạt, quan sát… Đây chính là cơ hội để GV giúp các em hình thành các kỹ năng, phẩm chất và năng lực đáp ứng theo chuẩn chương trình”. Ban giám hiệu nhà trường định hướng cho GV khối lớp Một, những nhận xét, đánh giá của HS và phụ huynh là một kênh tham khảo trong đánh giá HS.
Trường Tiểu học Hòa Liên báo cáo chuyên đề Đổi mới giáo dục phổ thông và thay sách giáo khoa lớp 1 cho phụ huynh khối lớp Một đầu năm học 2020 – 2021
Video đang HOT
Cô Huỳnh Thị Thu Nguyệt – Hiệu trưởng trường Tiểu học Núi Thành (quận Hải Châu, TP Đà Nẵng) chia sẻ: “Điều dễ nhận thấy nhất là HS lớp 1 năm nay tự tin và tích cực trong quá trình học tập. Trong giờ học, các em mạnh dạn nhận xét mức độ hoàn thành của bạn, như bạn đọc to hay nhỏ, làm đúng bài hay chưa, chữ đẹp hay xấu… Khả năng nói của HS thành thạo hơn, các em biết nói thành câu dài, có vốn từ phong phú. HS có nhiều cơ hội tham gia hoạt động nhóm, tự khám phá nội dung bài học dưới sự hướng dẫn của GV”.
Cô Nguyễn Thị Bắc – Hiệu trưởng trường Tiểu học Bế Văn Đàn (quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng) cho biết: “Về đánh giá thường xuyên, trước đây, GV cũng đã làm quen với việc đánh giá HS theo Thông tư 22. Thông tư 27 thì quy định rõ ràng hơn để phù hợp với thiết kế của chương trình mới.
Theo đó, GV sử dụng linh hoạt, phù hợp các phương pháp đánh giá nhưng chủ yếu thông qua lời nói để giúp HS biết được chỗ đúng, chưa đúng và cách sửa chữa. Viết nhận xét vào vở hoặc sản phẩm học tập của HS khi cần thiết, có biện pháp cụ thể giúp đỡ kịp thời. Đây là quy định rất thiết thực, giúp HS tiếp nhận, điều chỉnh để có kết quả cao trong học tập”.
GV đảm nhận dạy các bộ môn như Thể dục, Mỹ thuật, Âm nhạc… của trường Tiểu học Núi Thành phải chủ động nghiên cứu kỹ thông tư 27, trên cơ sở đó xây dựng rubic đánh giá năng lực phẩm chất để có tiêu chí đánh giá HS chứ không thể đánh giá chung với năng lực, phẩm chất của HS các khối còn lại vì phần mềm chưa được cập nhật, bổ sung và có đến 12 mục.
Các GV bộ môn của trường Tiểu học Hòa Liên đang phải tự xây dựng bảng biểu, chia nhỏ các tiêu chí đánh giá trên cơ sở bám sát hướng dẫn của thông tư 27. Những tiêu chí đánh giá này, GVCN đều thông báo cụ thể cho phụ huynh thông qua buổi họp phụ huynh đầu năm, cập nhật trên các nhóm lớp học…
Như trường Tiểu học Núi Thành, GVCN đều thông báo bằng hình ảnh những tiến bộ của HS, bài nào viết chữ đẹp, làm bài tốt… Cuối HKI, qua buổi họp phụ huynh, GV trình chiếu cho phụ huynh xem những hình ảnh học tập, các hoạt động của HS từ giờ ăn, hoạt động ngoại khóa… để phụ huynh cùng tham gia đánh giá.
Tháo gỡ khó khăn khi thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới lớp 1
Đến thời điểm này, thầy và trò các nhà trường đã đi qua gần hết học kỳ I, lớp 1- khối lớp đầu tiên thực hiện chương trình Giáo dục phổ thông mới (CTGDPTM) với sách giáo khoa mới.
Với phương châm "khó đâu gỡ đó", ngành GDĐT, các nhà trường và giáo viên đứng lớp trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã và đang chủ động, linh hoạt trong dạy học, từng bước tháo gỡ khó khăn.
Nhà trường và giáo viên đứng lớp trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã và đang chủ động, linh hoạt trong dạy học, từng bước tháo gỡ khó khăn khi thực hiện CTGDPTM.
Khác với những tiết học tập viết của những năm học trước, năm học này, các em học lớp 1 bộ sách Cánh Diều, Trường TH Nghĩa Lâm, huyện Nghĩa Đàn, được học SGK điện tử bằng hình ảnh, âm thanh, nên rất hào hứng.
Cô giáo Trần Diệu Thúy, giáo viên lớp 1A Trường TH Nghĩa Lâm, huyện Nghĩa Đàn, cho biết: Bộ sách có các hình ảnh sống động giúp các em học tốt hơn. Về phần tập viết, ở chương trình mầm non các em chưa được làm quen nhiều với chữ, nhưng nhờ phần mềm hỗ trợ, hướng dẫn các em từng nét, do vậy các em viết chữ rất đẹp.
Để phát huy thế mạnh của sách giáo khoa điện tử, cũng như thực hiện hiệu quả CTGDPTM, yêu cầu về cơ sở vật chất cũng cao hơn. Đó là lớp học phải có ti-vi, hệ thống intenet chất lượng cùng với thiết bị dạy học đi kèm. Nhưng đến nay, những thiết bị trên tại các nhà trường vẫn chưa có. Để tránh tình trạng dạy học chay, nên dù là trường học vùng sâu, vùng xa khó khăn nhưng Trường TH Nghĩa Lâm cũng như các trường của huyện miền núi Nghĩa Đàn từng bước tìm cách khắc phục.
Cô giáo Nguyễn Thị Thúy, Phụ trách Giáo dục Tiểu học, Phòng GD-ĐT huyện Nghĩa Đàn, cho biết thêm: Các nhà trường tuyên truyền vận động, xã hội hóa giáo dục để lắp thêm ti vi, giúp giáo viên và học sinh được sử dụng sách điện tử. Huyện Nghĩa Đàn hiện đã có 15/24 trường lắp ti-vi tại 100% các phòng học; hướng dẫn giáo viên linh hoạt sử dụng những bộ đồ dùng cũ để học.
Tại huyện Diễn Châu, để dạy học CTGDPTM hiệu quả, địa phương không thu tiền học 2 buổi/ngày để đảm bảo 100% học sinh lớp 1 được học 2 buổi/ngày. Bên cạnh đó, Phòng GD-ĐT đã thành lập các tổ tư vấn trực tiếp chia sẻ, tháo gỡ khó khăn cho giáo viên; tổ chức sinh hoạt chuyên môn, hội thảo, dự giờ thăm lớp theo từng cụm trường để rút kinh nghiệm.
Trong quá trình giảng dạy, giáo viên chủ động xây dựng nội dung, kế hoạch dạy các môn học phù hợp với từng đối tượng. Thứ tự các chủ đề, các bài học trong sách giáo khoa được bố trí linh hoạt để giảm tải cho học sinh. Ngoài ra, những bài khó, bài nhiều nội dung có thể tăng thêm thời lượng và sử dụng sách giáo khoa một cách linh hoạt, điều chỉnh bổ sung, thay thế những nội dung, ngữ liệu không phù hợp.
Tại huyện Đô Lương, đến hết học kỳ I, 33/33 trường trên địa bàn đã thực hiện khá tốt việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất học sinh. Nhiều giáo viên đã mạnh dạn tự chủ lựa chọn nội dung và hình thức tổ chức dạy học có hiệu quả.
Ở địa bàn rộng với trên 2.000 lớp 1 và hơn 500 trường Tiểu học như Nghệ An, việc triển khai CTGDPTM một cách đồng bộ là rất khó khăn, nhất là khi hiện nay, Nghệ An đang có sự chênh lệch quá lớn giữa các vùng miền. Kèm theo đó các điều kiện để tổ chức dạy học cũng rất khó đồng đều.
Thiếu về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, nội dung chương trình bị đánh giá là nặng, ngữ liệu nhiều bài chưa phù hợp... là những khó khăn mà các trường đang gặp phải trong quá trình triển khai chương trình SGK lớp 1 mới.
Trường học tích cực đổi mới, sáng tạo trong dạy và học Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học là đòi hỏi tất yếu của ngành Giáo dục khi bước vào đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và triển khai chương trình, sách giáo khoa mới. Thời gian qua, Trường Tiểu học Giáp Bát (quận Hoàng Mai, Hà Nội) đã đẩy mạnh các phong trào thi đua, tích cực đổi mới, sáng...