Thực hiện CTSGK mới lớp 1: Học sinh tự tin, vốn từ phong phú
Dù bắt đầu năm học muộn hơn các địa phương khác nhưng trường tiểu học ở Đà Nẵng đã tổ chức sơ kết học kỳ I. Có một số trường, tùy theo điều kiện tiếp thu thực tế của HS, chương trình dạy học ở khối Một chậm hơn
Giờ học Toán của HS lớp Một Trường Tiểu học Núi Thành (quận Hải Châu, TP Đà Nẵng).
HS tự tin, tích cực trong học tập
Thầy Trần Minh Nghĩa – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hòa Liên (huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng) cho biết: Do tình hình dịch bệnh, HS tiểu học của TP Đà Nẵng đến trường học trực tiếp chậm hơn 2 tuần. Với đặc thù của lớp Một, 2 tuần học trực tuyến gần như không để lại dấu ấn gì nhiều cho HS. GV vì vậy phải có thêm một tuần để HS làm quen với nền nếp. Ngoài ra, HS còn thêm một tuần do ảnh hưởng của bão lũ. Căn cứ vào thực tế dạy – học tại các lớp của khối lớp Một, ban giám hiệu quyết định không thể dạy dồn mà chủ trương dạy đến đâu chắc đến đó.
Theo nhận xét của thầy Nghĩa, qua dự giờ, thăm lớp, HS tự tin và tích cực trong quá trình học tập. “So với các vùng thuận lợi của thành phố, HS nhà trường có nhiều hạn chế trong việc tham gia đánh giá và nhận xét bản thân cũng như các bạn cùng nhóm học tập, từ cách diễn đạt, quan sát… Đây chính là cơ hội để GV giúp các em hình thành các kỹ năng, phẩm chất và năng lực đáp ứng theo chuẩn chương trình”.
Cô Huỳnh Thị Thu Nguyệt – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Núi Thành chia sẻ: Điều dễ nhận thấy nhất là HS lớp Một năm nay tự tin và tích cực trong quá trình học tập. Khả năng nói, viết của HS thành thạo hơn, có vốn từ phong phú. HS có nhiều cơ hội tham gia hoạt động nhóm, tự khám phá nội dung bài học dưới sự hướng dẫn của GV. Riêng nội dung kể chuyện trong môn Tiếng Việt, Ban giám hiệu và GV khối Một thống nhất dạy riêng một tiết để luyện các kỹ năng cho HS. GV có sáng kiến dạy tiết kể chuyện theo sơ đồ tư duy để HS có thể nhớ được nội dung, diễn biến của câu chuyện khi các em chưa biết chữ nhiều.
Cô Ông Thị Thái Hằng – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Trần Văn Ơn so sánh: Chất lượng học tập của HS khối Một không có quá nhiều khác biệt so với những năm trước. Thậm chí, HS được sự quan tâm, hướng dẫn, hỗ trợ của phụ huynh nhiều hơn. Tất nhiên, vẫn có những HS chỉ đạt ở mức độ trung bình. Đây là điều mà năm học nào cũng có chứ không riêng gì với Chương trình – SGK mới.
Ban giám hiệu đồng hành với GV trong đánh giá HS
GV đảm nhận dạy các bộ môn như Thể dục, Mỹ thuật, Âm nhạc… của Trường Tiểu học Núi Thành phải chủ động nghiên cứu kỹ thông tư hướng dẫn, trên cơ sở đó xây dựng rubic đánh giá năng lực phẩm chất để có tiêu chí đánh giá HS chứ không thể đánh giá chung với năng lực, phẩm chất của HS các khối còn lại vì có đến 12 mục. “Ví dụ, năng lực phẩm chất trong môn Mỹ thuật không phải cứ vẽ đẹp là đạt mà cần gọn gàng, ngăn nắp, có khiếu thẩm mỹ… Với môn Thể dục, có thể HS có sức khỏe yếu nhưng ý thức luyện tập tốt, hoặc có sự cải thiện về mặt sức khỏe…” – cô Huỳnh Thị Thu Nguyệt ví dụ.
Video đang HOT
Các GV bộ môn của Trường Tiểu học Hòa Liên cũng xây dựng bảng biểu, chia nhỏ các tiêu chí đánh giá trên cơ sở bám sát hướng dẫn của Thông tư 27. Những tiêu chí đánh giá này, GV chủ nhiệm đều thông báo cụ thể cho phụ huynh thông qua buổi họp đầu năm, cập nhật trên các group lớp học… Tại Trường Tiểu học Núi Thành, GV chủ nhiệm đều thông báo bằng hình ảnh những tiến bộ của HS, bài nào viết chữ đẹp, làm bài tốt… Cuối học kỳ I, qua buổi họp phụ huynh, GV trình chiếu cho phụ huynh xem những hình ảnh học tập, các hoạt động của HS từ giờ ăn, hoạt động ngoại khóa… để cùng tham gia đánh giá.
Một điểm khác biệt giữa đánh giá HS lớp Một so với các khối lớp khác là GV bộ môn cùng tham gia đánh giá phẩm chất, năng lực của. Chính vì vậy, phần tổng hợp do ban giám hiệu đảm nhiệm nên cần sự phối hợp giữa GV bộ môn, GV chủ nhiệm và ban giám hiệu trong đánh giá, nhận xét HS.
Xây dựng thế hệ sinh viên tự chủ, năng động
Trải qua 71 năm rèn luyện và trưởng thành, các thế hệ học sinh, sinh viên là lực lượng xung kích trong các phong trào thi đua học tập, tình nguyện vì cộng đồng.
Tại TP Cần Thơ, phong trào học sinh, sinh viên ngày càng đa dạng, phong phú. Qua đó, góp phần giáo dục, bồi dưỡng để hình thành lớp học sinh, sinh viên mới "vừa hồng, vừa chuyên", có lý tưởng, hoài bão; tự tin và năng động hội nhập quốc tế.
Muốn biết người, phải hiểu mình
Chị Lư Thị Ngọc Anh, Phó Bí thư Thành đoàn, Chủ tịch HSV TP Cần Thơ, trao học bổng "Ước mơ xanh" cho sinh viên vượt khó học tốt.
Đó là đúc kết của Nguyễn Thị Mộng Ngân, cựu sinh viên ngành Quản lý công nghiệp, Trường Đại học Kỹ thuật - Công nghệ Cần Thơ. Ngân chia sẻ, để tự tin trong quá trình hội nhập, bên cạnh việc nắm chắc kiến thức chuyên môn, chuyên ngành theo học và nghiên cứu, sinh viên phải biết trang bị kiến thức văn hóa, lịch sử dân tộc.
Nhờ được trao cơ hội khi còn là sinh viên nên qua 1 năm theo học thạc sĩ ngành Logistics và kỹ thuật hệ thống chuỗi cung ứng, Trường Đại học Thammasat (Thái Lan), Ngân chủ động, tự tin tham gia các hoạt động học thuật với bạn bè quốc tế. Khi còn ngồi trên giảng đường đại học, Ngân tích cực tham gia các hoạt động giao lưu với sinh viên quốc tế trong và ngoài trường do các cấp Hội Sinh viên (HSV) tổ chức.
Mỗi chương trình là bài học thực tế sinh động để cô trưởng thành hơn, từ đặc điểm lối sống, nét đẹp văn hóa của mỗi dân tộc, đến phương pháp học tập, cách làm việc nhóm của bạn bè quốc tế. Càng tự hào hơn, mỗi tình nguyện viên như cô sẽ là "đại sứ" văn hóa giúp bạn bè quốc tế hiểu về nét đẹp văn hóa của dân tộc mình.
Kiến thức và kỹ năng từ những hoạt động giao lưu quốc tế giúp Ngân sớm hòa nhập với môi trường học tập tại nước ngoài. Mộng Ngân nhắn nhủ, mỗi học sinh, sinh viên cần chủ động tìm kiếm cơ hội tham gia các hoạt động giao lưu quốc tế. Đó là cơ hội để biết thêm một nền văn hóa mới, trau dồi kiến thức chuyên môn, từ đó nhận ra ưu điểm, hạn chế của bản thân để phấn đấu học tập, rèn luyện.
Cùng suy nghĩ trên, Đặng Quang Phú - sinh viên ngành Xét nghiệm y học, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ, chia sẻ, các cấp HSV đã tổ chức nhiều hoạt động giúp sinh viên rèn kỹ năng hội nhập. Trong đó, sinh viên rất quan tâm 3 nội dung chính: giao lưu văn hóa, chuyên môn học tập và nghiên cứu khoa học. Ở mảng học tập, Phú tham gia nhiều hoạt động rèn luyện kỹ năng sử dụng ngoại ngữ và được các cấp bộ Đoàn - Hội hỗ trợ tham gia diễn đàn, hội nghị nghiên cứu khoa học.
Tuy chỉ mới là sinh viên năm thứ 2, nhưng Phú đang thực hiện 2 đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường. Đó là các đề tài "Nghiên cứu một số yếu tố cận lâm sàng liên quan đến bệnh nhi suy dinh dưỡng cấp tại Bệnh viện Nhi đồng TP Cần Thơ" (thực hiện từ tháng 7-2020 đến tháng 7-2021) và "Thực trạng lựa chọn học phần định hướng chuyên khoa, các yếu tố ảnh hưởng và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao việc định hướng chuyên khoa cho sinh viên năm cuối tại Trường Đại học Y Dược Cần Thơ" (thực hiện từ tháng 12-2020).
Qua đó, Phú tích lũy được nhiều kiến thức bổ ích từ phương pháp nghiên cứu đến những trải nghiệm thực tế để tự tin hơn về kiến thức chuyên môn.
Để nâng cao kỹ năng hội nhập cho sinh viên, bình quân mỗi năm học, các cấp HSV tổ chức 17-20 hoạt động về hội nhập quốc tế. Trong đó, có nhiều hoạt động truyền thống, thu hút hàng ngàn bạn trẻ tham gia, như: Hội thi Olympic tiếng Anh trong học sinh, sinh viên; các hoạt động giao lưu, trao đổi sinh viên quốc tế ở một số trường đại học đại học, cao đẳng. HSV các trường quan tâm triển khai hoạt động tuyên truyền về thông tin đối ngoại, hội nhập cho sinh viên; duy trì 14 câu lạc bộ (CLB) ngoại ngữ, tin học cấp trường nhằm tạo sân chơi học thuật cho sinh viên.
Nhiều cách làm hay, mô hình mới
Các cấp HSV thành phố đã tạo nhiều sân chơi bổ ích cho học sinh, sinh viên. Trong ảnh: Tiết mục tham gia Hội thi "Tiếng hát học sinh, sinh viên TP Cần Thơ" lần thứ XV năm 2021.
HSV TP Cần Thơ hiện có 107 liên chi hội, CLB, đội, nhóm trực thuộc với hơn 47.600 hội viên so với gần 75.000 sinh viên trên địa bàn. Phát huy vai trò đồng hành với sinh viên, các cấp HSV đã triển khai nhiều mô hình, chương trình hỗ trợ sinh viên trong học tập và rèn luyện.
Theo chị Lư Thị Ngọc Anh, Phó Bí thư Thành đoàn, Chủ tịch HSV TP Cần Thơ, HSV thành phố có Quỹ học bổng "Ước mơ xanh", được triển khai từ năm học 2019-2020, do Công ty TNHH Trung Sơn Alpha tài trợ. Mỗi năm, quỹ học bổng này hỗ trợ 300 triệu đồng để tặng học bổng cho sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, vượt khó học tốt. Ngoài ra, HSV thành phố còn xem xét hỗ trợ đột xuất cho sinh viên gặp khó khăn trong cuộc sống (do thiên tai hoặc tai nạn...) với 10 suất/năm (5 triệu đồng/suất).
Bình quân, mỗi năm học, HSV thành phố đề ra chỉ tiêu vận động ít nhất 2 tỉ đồng tặng học bổng, giải thưởng cho các sinh viên vượt khó học tốt. Nguyễn Văn Lợi, sinh viên ngành Công nghệ sinh học, Trường Đại học Cần Thơ, là một trong những sinh viên được hỗ trợ học bổng "Ước mơ xanh" trong suốt 2 năm học qua (5 triệu đồng/năm học). Cha Lợi mất từ năm 2015, gia đình không có ruộng đất, mẹ Lợi làm thuê để lo cho Lợi và em gái mới học lớp 7.
Từ nguồn học bổng này, Lợi không còn đau đáu nỗi lo chi phí học tập. Năm học nào, Lợi cũng đạt loại giỏi. Lợi chia sẻ: "Các cấp HSV đã trao cơ hội để em thực hiện ước mơ tốt nghiệp đại học. Đáp lại, em càng nỗ lực học tốt và tham gia nhiều hoạt động giúp ích cộng đồng".
Ở các trường đại học, cao đẳng, HSV tổ chức nhiều hoạt động đồng hành với sinh viên trong học tập và nghề nghiệp, việc làm. Điển hình như HSV Trường Đại học Tây Đô với các chương trình "Thực tập viên tiềm năng Sacombank 2020", "Sở hữu kỹ năng - thăng hoa sự nghiệp cùng SHB FINACE".
Hay như HSV Trường Đại học Cần Thơ với ngày hội tư vấn nghề nghiệp, đồng hành với sinh viên khởi nghiệp; HSV Trường Cao đẳng Nghề Cần Thơ kết nối, hợp tác với doanh nghiệp tổ chức trải nghiệm, nâng cao kỹ năng nghề nghiệp.
Lê Tuấn Khanh, sinh viên ngành Công nghệ ô tô, Phó Chủ tịch HSV Trường Cao đẳng Nghề Cần Thơ, cho biết: "HSV trường phối hợp triển khai các lớp đào tạo kỹ năng thành công cho học sinh, sinh viên; kỹ năng khởi sự kinh doanh cho sinh viên trong khuôn khổ dự án Kỹ năng thành công do Tổ chức Save the Children phối hợp với Trung tâm giới thiệu việc làm thành phố thực hiện ở các trường cao đẳng trên địa bàn.
Tôi và hơn 600 bạn được đào tạo nhiều kỹ năng mềm trong 3 năm học qua, như: kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, kỹ năng tìm việc và phỏng vấn dự tuyển, kỹ năng quản lý tài chính". Các cuộc thi tay nghề, ý tưởng khởi nghiệp được nhiều sinh viên tích cực hưởng ứng.
Đây là những sân chơi để sinh viên tiếp cận kỹ thuật mới, nâng cao trình độ tay nghề và kỹ năng nghề nghiệp. Hiện, nhà trương đa ky kêt mới hơp tac đao tao chuyên giao khoa hoc ky thuât, thưc hanh ren nghê, thưc tâp tôt nghiêp va tuyên dung vơi nhiều tập đoàn, doanh nghiêp.
Theo đó, tổ chức Đoàn - Hội tích cực hỗ trợ, phối hợp cùng các phòng, ban tổ chức buổi giao lưu với doanh nghiệp để học sinh, sinh viên có cơ hội trao đổi thực tế với doanh nghiệp, định hướng nghề nghiệp và giới thiệu, giải quyết việc làm cho sinh viên.
Bên cạnh đó, các hoạt động tình nguyện xã hội ngày càng lan tỏa, gắn với chuyên môn, tạo ấn tượng tốt trong cộng đồng, như: Chiến dịch "Mùa hè xanh", "Hoa phượng đỏ". Thông qua các mô hình, chương trình do HSV thành phố phát động, đã góp phần xây dựng thế hệ học sinh, sinh viên có lý tưởng, đạo đức, lối sống tốt đẹp, giỏi chuyên môn, vững kỹ năng, tự tin hội nhập quốc tế.
Chương trình giáo dục phổ thông mới: Học sinh tự tin, giáo viên thay đổi Chương trình giáo dục phổ thông mới huy động tối đa sức sáng tạo của giáo viên từ đó giúp phát huy toàn bộ năng lực, phẩm chất, kỹ năng của mỗi học sinh. Đến thời điểm này, chương trình giáo dục phổ thông mới đã đi được gần hết một học kỳ. Qua rồi những băn khoăn thắc mắc về chương trình...