Thực hiện Chương trình, SGK lớp Một: Giáo viên chủ động gỡ khó
Quá trình thực hiện Chương trình, SGK lớp Một, các trường tiểu học trên địa bàn thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh gặp không ít khó khăn, vướng mắc.
HS Trường Tiểu học Nam Hòa trong giờ học.
Nhưng với nỗ lực tiếp cận, linh hoạt nắm bắt phương pháp giảng dạy mới, nhiều thầy cô giáo đã chủ động gỡ khó, để có giờ dạy sáng tạo, hiệu quả, phát huy được tính tích cực của HS.
Chủ động với chương trình
Bà Nguyễn Thị Thủy – Phó Trưởng phòng GD&ĐT thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh cho biết: Năm học 2020 – 2021, bộ sách lớp Một được các nhà trường lựa chọn là Cùng học để phát triển năng lực với các môn: Toán, Tiếng Việt, Tự nhiên & Xã hội, Đạo đức, Mĩ thuật, Âm nhạc; bộ sách Cánh diều với môn Giáo dục thể chất, Hoạt động trải nghiệm. Các bộ sách kênh hình đẹp, gần gũi với cuộc sống, dễ sử dụng, phù hợp cho việc dạy của GV và học của HS.
Quá trình dạy học với phương pháp phù hợp các nhà trường đáp ứng mục tiêu theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất HS. Qua các tiết học, các em được rèn luyện nhiều kĩ năng, phát huy tính tích cực, chủ động trong học tập. Các em hứng thú tham gia vào giờ học, nắm được bài, biết vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các tình huống gắn với thực tiễn cuộc sống.
Cô Đỗ Thị Bạch Liên – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Tiền An (xã Tiền An) chia sẻ: Nhà trường có 124 HS lớp Một. Để đáp ứng chương trình mới, nhà trường được đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại như tivi, máy chiếu giúp GV khai thác hiệu quả kênh tài liệu, học hiệu của chương trình.
Theo cô Liên, quá trình dạy học, GV lớp Một gặp một số vướng mắc: Dạy phần vần trong một số tuần đầu do thời gian dạy ít hơn so với chương trình cũ, chưa được cấp phát bộ đồ dùng lớp Một; một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc học của con. Tuy nhiên, với nỗ lực tiếp cận, các thầy cô giáo từng bước tháo gỡ khó khăn, phát huy tính tích cực ở HS.
Với phương châm SGK không phải là pháp lệnh, GV Trường Tiểu học Tiền An đã có những cách làm sáng tạo trong từng giờ dạy mang lại hứng thú học tập cho HS.
Cụ thể, với 4 hoạt động trong bài mới (khởi động, khám phá, luyện tập, vận dụng); 3 hoạt động trong bài luyện tập, ôn tập GV không thực hiện tuần tự, cứng nhắc mà linh hoạt để HS có thể nắm bắt được kiến thức hiệu quả.
Với môn Tiếng Việt, nhiều thầy cô sử dụng thêm tranh ảnh ngoài bài để bài dạy sinh động, giúp trò tiếp cận và bật ra vần tốt hơn. Một số bài PowerPoint trên phần mềm có sẵn nhưng chưa có tranh ảnh để giải nghĩa từ cho HS đã được GV Trường Tiểu học Tiền An chủ động sưu tầm đưa vào các bài dạy.
HS lớp 1L, Trường Tiểu học Tiền An.
Video đang HOT
Phân hóa học sinh
Năm học 2020 – 2021, Trường Tiểu học Ngô Quyền (phường Quảng Yên) có 4 lớp Một với 135 HS. Theo cô Đào Thị Hoa – Hiệu trưởng nhà trường, thực hiện Chương trình, SGK mới về cơ bản nhà trường gặp nhiều thuận lợi từ cơ sở vật chất đến đội ngũ.
Tuy nhiên, quá trình triển khai có nhiều khó khăn, vướng mắc. Trong môn Tiếng Việt của bộ sách Cùng học để phát triển năng lực có một số bài hơi nhiều vần. Nếu như chương trình cũ chỉ có 2 âm, 2 vần nhưng chương trình mới có bài 3 – 4 vần/tiết. Với môn Toán, một số bài có kênh hình nhiều, lệnh đề dài khi làm bài tập khiến HS khó làm.
Một trong những khó khăn trong việc dạy học chương trình mới theo cô Hoa, đó là phụ huynh không nắm được chương trình, nôn nóng dạy chữ trước cho con dẫn đến hiện tượng không đồng đều kiến thức. Trước thực tế đó, GV nhà trường đã phân hóa HS thành nhiều nhóm, với những em còn chậm GV bồi dưỡng kỹ hơn ở buổi 2.
Cô Trần Thị Năm, GV lớp 1A, Trường Tiểu học Ngô Quyền chia sẻ: Với những bài nhiều nội dung và có những âm khó, tôi giảm yêu cầu đọc với HS tiếp thu chậm, cho HS vận dụng những câu ngắn. Cô Năm thường chủ động thời gian tiết học đối với những bài có phần âm, vần dài. Khi HS chưa hiểu bài, cô dành những phút cuối giờ ôn tập giúp các em bắt nhịp kịp cùng bạn trong lớp.
“Chương trình mới rất tốt theo định hướng phát triển năng lực phẩm chất của HS. Tuy nhiên, với phần âm kết thúc 5 tuần là hơi nhanh, phần vần nếu kết thúc ở tuần 18 – 19 thì hợp lý hơn”, cô Năm cho hay.
Cô Hoàng Thị Thanh Hà – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nam Hòa (xã Nam Hòa) nêu quan điểm: Nhà trường nằm trên địa bàn khó khăn, đa phần cha mẹ HS làm công nhân không có thời gian chăm và dạy con.
Bước vào lớp Một, nhiều HS chưa nhớ hết mặt chữ cái nên rất khó khăn cho GV khi dạy, đặc biệt với những bài dài. Cô Hà bày tỏ, nếu như ở bậc mầm non, trẻ được làm quen thành thạo với chữ cái thì khi lên lớp Một, các em sẽ nhanh chóng tiếp cận với bài học hơn…
NXB Giáo dục chưa chỉnh sửa SGK: Học sinh vẫn phải học sách có "sạn"?
NXB Giáo dục Việt Nam cho biết, sẽ chỉnh sửa lỗi ở cả 4 bộ SGK mới. Một số chuyên gia cho rằng, cần chỉnh sửa sớm "sạn" trong những SGK này thay vì thực hiện cho kỳ tái bản phục vụ năm học tới.
Phải học sách lỗi trong khi chờ tái bản?
Chiều 23/12, trao đổi nhanh với PV Dân trí, đại diện truyền thông của NXB Giáo dục Việt Nam cho biết, đơn vị này đã báo cáo Bộ GD&ĐT về phương án chỉnh sửa 4 bộ SGK của đơn vị này và vẫn đang trong thời gian chờ đợi hướng dẫn từ Bộ GD&ĐT.
Được biết trước đó, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam (NXBGDVN) đã có văn bản báo cáo Bộ GD&ĐT những điểm xin được chỉnh sửa trong 4 bộ SGK lớp 1 do đơn vị này phát hành.
Tại công văn này, NXB Giáo dục Việt Nam cho biết sẽ chỉnh sửa cả 4 bộ SGK trong lần tái bản các bản mẫu SGK sắp tới để phục vụ năm học 2021- 2022, thay vì in tài liệu gửi về địa phương như bộ SGK Cánh diều.
Một số chuyên gia cho rằng, thời điểm này gần kết thúc học kì I nhưng học sinh và giáo viên vẫn phải dùng sách có "sạn" vì các đơn vị này chưa công bố công khai kết quả thẩm định, phê duyệt nội dung chỉnh sửa SGK mới để xin ý kiến đóng góp của dư luận như bộ Cánh Diều đã làm.
Sách ghi: Ngôi nhà gỗ tre mộc mạc" và "đôi chim đầu hồi" nhưng hình ảnh minh họa là ngôi nhà xây mái ngói đỏ tươi và đôi chim trước sân.
PGS. TS Nguyễn Hữu Đạt, Viện trưởng Viện Ngôn ngữ và Văn hóa Phương Đông, người từng chỉ ra một loạt "sạn" trong sách giáo khoa tiếng Việt lớp 1 cho rằng, 4 bộ SGK của NXB Giáo dục Việt Nam đều có lỗi.
Lỗi ở đây không riêng vấn đề vi phạm bản quyền mà còn kém chất lượng về chuyên môn, sai trong phương pháp biên soạn, xử lý ngữ liệu; trong nội dung giáo dục và xử lý ngôn ngữ...
"Đây là những lỗi nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến truyền thụ kiến thức và tiếp nhận kiến thức ở nhà trường, cần giải quyết ngay, không thể chậm trễ", PGS Nguyễn Hữu Đạt nói.
Cũng theo chuyên gia này, NXB và các tác giả cần công khai tiến độ chỉnh sửa ở 4 bộ sách đã nêu thực hiện đến đâu, cách chỉnh sửa như thế nào.
Nhất là cần sớm công khai những điểm cần chỉnh sửa giống như sách "Cánh Diều" đã thực hiện. Đồng thời không nên để đến khi tái bản SGK mới chỉnh sửa, bởi như vậy không ít học sinh lớp 1 sẽ phải đụng những hạt "sạn" trong năm học này.
PGS. TS Nguyễn Hữu Đạt, Viện trưởng Viện Ngôn ngữ và Văn hóa Phương Đông, người chỉ ra một loạt "sạn" trong sách giáo khoa tiếng Việt lớp 1 mới.
Không hoàn chỉnh nhưng không được phép sai về khoa học
Trao đổi với PV Dân trí, GS.TS Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch thường trực Hội Khuyến học Việt Nam cho rằng, một nguyên tắc cơ bản, SGK phải được thẩm định chặt chẽ, không có lỗi rồi mới công bố để người dùng lựa chọn.
Nhưng nếu đã để xảy ra lỗi và phát hiện ra sau khi sử dụng, phải chỉnh sửa và thẩm định lại ngay lập tức, nếu không sẽ rất thiệt thòi cho học sinh.
"Nhiều người đưa ra luận điểm, SGK không phải là pháp lệnh, không có bộ SGK nào hoàn chỉnh. Tôi cho rằng, có thể SGK không hoàn chỉnh về mặt khoa học nhưng không có nghĩa được phép sai về mặt khoa học", GS Phạm Tất Dong nói.
GS Phạm Tất Dong cũng đưa ra câu chuyện thời bao cấp, mỗi người được mua một chiếc lốp xe đạp.
Đen đủi cho khách hàng nào mua phải lốp lỗi thì không thể đổi lại bởi cái lí của họ đưa ra thời bấy giờ: "Tôi chỉ có vậy"!
"Thế nhưng thời kinh tế thị trường hiện nay, theo GS Phạm Tất Dong, việc bán hàng phải khác.
Chẳng hạn ở Nhật hoặc ở Mỹ, nếu phát hiện gói hàng có lỗi, nhà sản xuất sẽ đổi mới ngay lập tức, không thể lấp liếm.
Một bài học được cho quá khó với học sinh lớp 1 trong sGK tiếng Việt lớp 1 của NXB Giáo dục.
Nên sửa ngay không chờ tái bản
Được biết trong bảng tổng hợp rà soát SGK gửi lên Bộ GD&ĐT của NXB Giáo dục Việt Nam, đối với bộ SGK lớp 1 Chân trời sáng tạo phải sửa lỗi ở 7 trang SGK môn tiếng Việt 1 (tập 1) và môn tiếng Anh.
Trong đó SGK tiếng Việt 1 (tập 1) sửa lỗi ở năm trang. SGK tiếng Anh 1 Family and Friends (Nationnal Edition)-Student Book sửa trang 47 và 53 một số câu, hình vẽ.
Đối với bộ sách lớp 1 Cùng học để phát triển năng lực sửa lỗi trong khoảng hơn 24 trang.
Trong đó, SGK tiếng Việt 1 (tập 1 và tập 2) sửa lại ở khoảng 9 trang, tiếng Anh 1 sửa lại ở khoảng 8 trang và Giáo dục thể chất 1 sửa lại ở khoảng 7 trang.
Đối với bộ sách lớp 1 Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục sửa lỗi ở một trang trong SGK tiếng Việt 1 (tập 1) phải điều chỉnh nội dung văn bản do ngữ liệu không đúng trong thực tế...
Hiện tại, học sinh đã học gần hết học kì I. Thầy Nguyễn Quốc Bình, nguyên Hiệu trưởng Trường THPT Việt Đức, Hà Nội cho rằng, để có "sạn" trong SGK, NXB Giáo dục Việt Nam và các tác giả phải chịu trách nhiệm.
Đồng thời, cần có văn bản hướng dẫn những điểm chưa chuẩn xác, thay bằng ngữ liệu hoặc nội dung nào..., chuyển về ngay các cơ sở giáo dục đang sử dụng sách.
"Việc này cần làm càng sớm càng tốt, bởi hiện đã sắp hết thời gian của học kì 1.
Nếu chậm trễ không công bằng với học sinh, nhất là học sinh lớp 1- nhóm tuổi đang cần được thụ hưởng những gì tốt nhất trong chăm sóc và giáo dục", thầy Bình khẳng định.
Bộ GD&ĐT phê duyệt tài liệu điều chỉnh 'sạn' sách Tiếng Việt 1 bộ Cánh diều Bộ GD&ĐT đồng ý với phương án điều chỉnh nội dung ngữ liệu sách giáo khoa Tiếng Việt 1- bộ Cánh Diều do Nhà xuất bản Đại học Sư phạm TP.HCM đề xuất. Văn bản mới đây của Bộ GD&ĐT gửi Nhà xuất bản Đại học Sư phạm TP.HCM nêu rõ, sau chỉ đạo của Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, Hội đồng Quốc...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Xô nước 120 lít và loạt biểu hiện 'lạ' của người mẹ sát hại con trai trục lợi bảo hiểm
Pháp luật
09:29:05 06/04/2025
Phó Tổng thống Iran mất chức vì đi du lịch xa xỉ
Thế giới
09:21:04 06/04/2025
Tại sao phụ nữ lại dễ bị thiếu hụt magiê hơn?
Sức khỏe
09:17:44 06/04/2025
Bài văn viết thư của học sinh tiểu học bị chấm 4 điểm kèm lời phê gắt, dân mạng đọc xong thì ngơ ngác ngỡ ngàng và bật ngửa
Netizen
09:17:35 06/04/2025
Loài vật mới quý hiếm chưa từng ghi nhận trên thế giới, vừa được phát hiện ở Việt Nam
Lạ vui
09:09:34 06/04/2025
Tour trekking khám phá rừng Gia Canh ở Đồng Nai có gì độc đáo để thử trải nghiệm trong kỳ nghỉ lễ này?
Du lịch
09:05:09 06/04/2025
Đánh 1 phút kiếm 12 tỷ đồng, Rodtang xách vali rút tiền về đưa vợ
Sao thể thao
08:52:15 06/04/2025
6 bản phối áo cổ Peter Pan khiến con gái châu Á lẫn trời Tây mê mẩn: Xinh, mát và thanh lịch!
Thời trang
08:50:32 06/04/2025
Mùa hè 2025, hội mỹ nhân Hàn vẫn mê sơ mi lắm!
Phong cách sao
08:47:52 06/04/2025
IU xả ảnh hậu trường phim "Khi cuộc đời cho bạn quả quýt"
Hậu trường phim
08:35:54 06/04/2025