Thực đơn 3 món hợp trong mùa thu, vừa ngon vừa giúp tăng sức đề kháng
Khi mùa thu sang, bạn nên ăn nhiều 3 loại thực phẩm này để tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Rau dền rất giàu vitamin C, protein, canxi, sắt và các chất dinh dưỡng khác. Khí hậu mùa thu khô hanh, mặc dù mới đầu thu nhưng thời tiết vẫn oi bức và mưa nắng thất thường, cơ thể cần được bổ sung dưỡng chất cần thiết để tăng cường hệ miễn dịch.
Chính vì thay đổi thời tiết như vậy, cơ thể con người dễ gặp các vấn đề như khô miệng, táo bón. Trong khi đó, rau dền rất giàu chất xơ, có thể thúc đẩy nhu động ruột, giảm táo bón. Vì vậy, mùa thu ăn rau dền là thích hợp, không chỉ có tác dụng bồi bổ cơ thể mà còn có thể nâng cao khả năng miễn dịch, phòng ngừa bệnh tật.
Rau dền có vị thanh mát, có thể chế biến thành nhiều món ngon. Chẳng hạn, rau dền xào tỏi là một món ăn đơn giản, tốt cho sức khỏe và ngon miệng bạn có thể tự nấu tại nhà.
Nguyên liệu cần thiết làm món rau dền xào tỏi sẽ cần 1 mớ rau dền, 2 củ tỏi, dầu hào, hạt nêm/muối.
Rau dền khi mua chọn loại thân non, còn tươi ngon. Nhặt lấy phần cọng non, bỏ lá già hỏng, rửa sạch và để ráo. Tỏi bóc vỏ, đập dập, băm nhỏ.
Làm nóng chảo với dầu ăn (có thể dùng dầu ô liu), thêm tỏi băm nhỏ và phi cho đến khi có mùi thơm. Cho rau dền vào đảo đều, xào vài phút. Cuối cùng, thêm nửa muỗng dầu hào, 1/2 thìa cà phê muối hoặc hạt nêm đảo đều cho ngấm gia vị là được.
2. Cơm bí đỏ
Hiện tại là thời điểm thích hợp để ăn bí đỏ bởi chúng rất giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất. Thường xuyên ăn bí ngô có thể dưỡng âm, thúc đẩy nhu động ruột, chống táo bón. Bí đỏ có nhiều dinh dưỡng giúp nuôi dưỡng làn da sáng khỏe, săn chắc.
Nguyên liệu cần thiết làm món cơm bí đỏ gồm 1 bát con gạo, 6 tai nấm hương, 50g thịt gà, 100g bí đỏ.
Video đang HOT
Nấm hương ngâm nở, cắt bỏ chân nấm và cắt đôi nấm. Nếu nấm kích thước to thì cắt tư. Thịt gà rửa sạch, cắt nhỏ ướp với một chút tiêu và nửa muỗng dầu hào. Bí đỏ gọt vỏ, cắt miếng nhỏ.
Gạo vo sạch, đổ vào nồi. Xếp thịt gà, nấm hương và bí đỏ lên trên. Sau đó, đổ một lượng nước vừa đủ vào. Bật chế độ nấu cơm. Đến khi cơm chín, đảo đều một lần. Múc cơm ra bát, rắc hành lá cắt nhỏ lên trên.
Khoai lang là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, giàu vitamin, chất xơ và khoáng chất. Khoai lang có tác dụng bổ tỳ ích vị, bổ khí dưỡng âm, có thể giúp điều hòa cơ thể.
Nguyên liệu để làm món bánh khoai lang này cần 3 củ khoai lang, 30g đường (tăng lượng đường nếu muốn ngọt nhiều), 80ml sữa tươi, 2 lòng đỏ trứng gà, một ít vừng đen.
Đầu tiên, khoai lang mang gọt vỏ, rửa sạch, thái miếng nhỏ, cho vào nồi hấp cách thủy khoảng 20 phút. Sau khi khoai chín, cho đường và sữa tươi vào bát khoai để nghiền nhuyễn các nguyên liệu với nhau.
Sau khi thành khối bột mịn, dàn phẳng ra và cắt thành các miếng vừa ăn, có thể hình chữ nhật hay hình vuông tùy vào sở thích. Phết lòng đỏ trứng lên trên, rắc một chút vừng đen lên. Xếp bánh vào nồi chiên không dầu, nướng ở nhiệt độ 170 độ C trong 10 phút. Nếu bạn sử dụng lò nướng thì nướng ở 200 độ C trong 18 phút.
Thành phẩm: Bánh khoai lang mềm bên trong, ngậy mùi sữa và ngọt nhẹ. Lớp vỏ bên ngoài giòn rụm, thơm ngon.
Chúc các bạn thực hiện thành công!
Ăn khoai lang có tác dụng gì?
Hỗ trợ sức khỏe tim mạch
Khoai lang có khả năng ức chế tác dụng của cholesterol gấp nhiều lần các loại thực phẩm khác. Bởi vậy, những người có thừa cholesterol có thể bổ sung khoai lang vào chế độ ăn hàng ngày của mình. Ngoài ra, khoai lang cũng chứa nhiều kali và ít natri nên giúp cân bằng khoáng chất trong cơ thể. Nhờ đó khoai lang hỗ trợ giảm huyết áp.
Kiểm soát đường huyết
Khoai lang được mệnh danh là thực phẩm hàng đầu cho những người bị tiểu đường. Trong khoai lang có chỉ số glycemic thấp hơn so với khoai tây. Đồng thời, khoai lang chứa nhiều chất xơ giúp cơ thể tiêu hóa chậm, đem lại cảm giác no lâu hơn. Nhờ đó, thực phẩm này giúp cải thiện bệnh tiểu đường.
Giảm viêm
Trong khoai lang có chứa nhiều choline – chất dinh dưỡng cực quan trọng giúp giấc ngủ ngon, giảm đau cơ và cải thiện trí nhớ. Đồng thời, choline góp phần duy trì cấu trúc màng tế bào, giúp cơ thể hấp thụ các chất béo và làm dịu các chứng viêm kinh niên.
Hỗ trợ hệ tiêu hoá
Hàm lượng chất xơ có trong khoai lang giúp cải thiện chức năng hệ tiêu hoá. Với lượng lớn chất xơ như vậy, khi bổ sung vào chế độ ăn uống sẽ giúp ngăn ngừa chứng táo bón. Đồng thời thúc đẩy đường tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
Bên cạnh đó, hàm lượng vitamin C cùng các axit amin có trong khoai lang giúp kích thích nhu động ruột. Nhờ đó làm quá trình tiêu hóa thức ăn trở nên nhanh hơn, tránh đầy bụng, khó tiêu. Ăn khoai lang luộc là cách chữa táo bón hiệu quả.
Cách làm bánh khoai lang dẻo thơm, "dễ ẹc" bằng nồi cơm điện
Thỉnh thoảng chị em có thể trổ tài làm bánh khoai lang bổ dưỡng cho cả nhà thưởng thức.
Nguyên liệu
- 1/2 củ khoai lang (150g)
- 150g bột làm bánh trộn sẵn (bột bánh pancake)
- 30g đường nâu
- 1 quả trứng
- 80ml sữa tươi
- 1/2 thìa mè đen
- 30g bơ lạt
Chuẩn bị:
- Đun chảy bơ trong lò vi sóng 600W trong 20 giây.
- Quét một lớp bơ mỏng vào bên trong nồi cơm điện.
- Rửa sạch khoai lang.
Cách thực hiện
- Cắt khoai lang thành từng viên nhỏ 1cm, cho vào bát, ngâm nước.
- Vớt khoai ra để ráo nước, bọc lại bằng màng bọc thực phẩm, cho vào lò vi sóng quay trong 3 phút ở công suất 600W.
- Đập trứng vào bát và đánh tan, sau đó cho đường nâu, sữa và bơ đã đun chảy vào trộn đều.
- Thêm bột làm bánh, khoai lang, mè đen vào, trộn đều.
- Đổ tất cả vào nồi cơm điện, nhấn nút nấu bình thường.
- Khi thấy bánh chín thì lấy ra, lật úp lại, rắc đường tuyết lên (đường bột không tan) vào là xong.
Món bánh chế biến vừa nhanh vừa đủ chất cho bữa sáng Sau đây là bí quyết giúp bạn làm món bánh khoai lang ăn sáng vừa nhanh gọn lại thơm ngon. Bữa sáng ăn gì để vừa nhanh gọn lại đủ chất là câu hỏi khiến nhiều người "đau đầu". Nếu bún, cơm, cháo, phở bạn đã ăn quá nhiều, đang muốn "đổi gió" sang món mới hãy thử làm bánh khoai lang chiên....