Thúc đẩy sự tham gia của nữ giới vào lĩnh vực công nghệ thông tin
Dự án ‘Hướng tới tương lai’ được triển khai thực hiện từ tháng 9/2018 đến tháng 9/2022 với mục tiêu thúc đẩy sự tham gia của nữ giới vào lĩnh vực công nghệ thông tin ( CNTT).
Sau 4 năm triển khai, dự án đã hỗ trợ 800 thanh niên có hoàn cảnh khó khăn, trong đó 44% là các bạn nữ được theo học các lớp khóa đào tạo và được hỗ trợ tìm kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp.
Dự án hỗ trợ nữ thanh niên cơ hội tham gia vào lực lượng lao động trong lĩnh vực công nghệ thông tin (CNTT).
Sáng ngày 23/09/2022, Tổ chức Plan International Việt Nam (tổ chức Plan) phối hợp với hai đơn vị đối tác là Trường cao đẳng thực hành FPT Polytechnic (FPOLY) và Viện REACH tổ chức Hội thảo tổng kết Dự án “Hướng tới tương lai”.
Với sự tài trợ của tập đoàn ADECCO, Dự án “Hướng tới tương lai” được tổ chức Plan phối hợp với Viện REACH và FPOLY triển khai thực hiện từ tháng 9/2018 đến tháng 9/2022 với mục tiêu thúc đẩy sự tham gia của nữ giới vào lĩnh vực công nghệ thông tin (CNTT), giúp thu hẹp khoảng cách nam nữ trong ngành công nghệ. Sau 4 năm triển khai, dự án đã hỗ trợ 800 thanh niên có hoàn cảnh khó khăn, trong đó 44% là các bạn nữ được theo học các lớp khóa đào tạo và được hỗ trợ tìm kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp. Hơn 80% học viên đã có việc làm sau khi tốt nghiệp trong vòng 6 tháng, đặc biệt nữ giới có việc làm đạt trên 90%, các bạn học viên của dự án cũng được các doanh nghiệp tuyển dụng đánh giá cao về trình độ chuyên môn và thái độ làm việc nghiêm túc, chuyên nghiệp.
Để có được kết quả như trên, Viện REACH và FPOLY đã đồng hành rất chặt chẽ với các bạn thanh niên, phụ huynh của các em và các doanh nghiệp trong suốt quá trình từ tuyển sinh đến đào tạo, thực tập và làm việc. Bên cạnh việc được học một chương trình đào tạo linh hoạt, nội dung luôn gắn với yêu cầu thực tế của doanh nghiệp, các bạn học viên còn được trang bị các kỹ năng mềm như khả năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp, khả năng quản lý thời gian hiệu quả v.v…
Phát biểu tại Hội thảo, Giám đốc chi nhánh Tập Đoàn ADECCO tại Hà Nội Nguyễn Thu Hà, đại diện nhà tài trợ phát biểu: “Các khảo sát thường niên của Tập đoàn Adecco cho thấy, kỹ năng về số hóa và CNTT của Việt nam còn thấp so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Thông qua Dự án Hướng tới tương lai, chúng tôi mong muốn được hỗ trợ các bạn thanh niên có hoàn cảnh khó khăn, đặc biệt là các em gái gia nhập một cách tự tin vào thị trường lao động chất lượng cao như CNTT – nhóm ngành nghề có nhiều tiềm năng và cơ hội”.
Bà Lê Quỳnh Lan, Quản lý tác động chương trình và đối tác của Tổ chức Plan Việt Nam chia sẻ : Sau 4 năm thực hiện dự án, trải qua nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt là dịch bệnh COVID, nhưng với quyết tâm của Ban giám hiệu Trường FPOLY, Viện REACH, sự ủng hộ của nhà tài trợ, cùng với sự nỗ lực của các bạn thanh niên, Dự án Hướng tới tương lai triển khai thành công đã đóng góp đáng kể cho cam kết của Tổ chức Plan hỗ trợ 2 triệu trẻ em gái và các bạn nữ thanh niên được học tập, lãnh đạo, quyết định và phát triển trong giai đoạn 2020-2025″.
Video đang HOT
Đại diện cho các bạn thanh niên được dự án hỗ trợ, bạn Kiều Thị Thương đã chia sẻ “Với những hạn chế về sức khỏe của bản thân và điều kiện khó khăn của gia đình, em đã từng khá bi quan… Nhưng giờ đây, em rất tự hào khi trở thành người có thu nhập chính trong gia đình với vị trí công việc là trưởng nhóm phụ trách chỉnh sửa ảnh. Em cũng rất vinh dự khi được trở thành khách mời của Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam với tư cách là nhân vật truyền cảm hứng để thúc đẩy bình đẳng giới trong ngành CNTT nhân ngày Nữ giới trong ngành CNTT.”
Đại diện Viện REACH thông tin: Thông qua dự án, chúng tôi đã tổ chức nhiều hoạt động nâng cao nhận thức trong cộng đồng, tiếp cận các bạn nữ thanh niên có hoàn cảnh khó khăn, tư vấn hướng nghiệp, tiếp động lực để các bạn yêu thích CNTT, tham gia vào các khóa học của REACH. “Sự nỗ lực của các bạn học viên, đặc biệt là các bạn nữ trong việc gia nhập lĩnh vực công nghệ thông tin, phá vỡ định kiến về giới trong lựa chọn nghề nghiệp. Nhận thấy rằng, việc xóa bỏ rào cản về giới tính trong lựa chọn nghề nghiệp là một công việc bền bỉ, cần sự chung tay của nhiều bên. Chúng tôi tin tưởng các giải pháp của dự án thực hiện sẽ được tiếp tục nhân rộng nhằm hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn cho thanh niên khó khăn, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em gái”- Đại diện Viện REACH nhấn mạnh.
Dự án Hướng tới tương lai được triển khai từ tháng 9/2018 đến hết tháng 9 năm 2022 do Viện REACH, trường cao đẳng FPT Polytechnic và tổ chức Plan International Việt Nam cùng thực hiện với sự tài trợ của tập đoàn Adecco.
Mục tiêu tổng quát của dự án là nhằm hỗ trợ các bạn thanh niên có hoàn cảnh khó khăn, đặc biệt là các bạn nữ có cơ hội tham gia vào lực lượng lao động trong lĩnh vực công nghệ thông tin (CNTT), giúp thu hẹp khoảng cách giữa nam và nữ trong ngành công nghệ.
Các khóa đào tạo do dự án tài trợ gồm:
- Khóa đào tạo thiết kế đồ họa 2D kéo dài 3 tháng.
- Khóa đào tạo thiết kế đồ họa 3D kéo dài 6 tháng.
- Khóa đào tạo lập trình web kéo dài 6 tháng.
- Khóa đào tạo công nghệ thông tin kéo dài 12 tháng.
Đối tượng dự án: Thanh niên có hoàn cảnh khó khăn trong độ tuổi từ 18 đến 30 (50% là nữ, 60% thanh niên trong độ tuổi từ 18 đến 24)
Kết quả mong đợi:
- 800 thanh niên có hoàn cảnh khó khăn (50% là nữ) đăng kí học các khóa học CNTT có chất lượng.
- 720 sinh viên tốt nghiệp (tương đương 90% đăng kí học) được giới thiệu việc làm và có thu nhập ổn định.
Thí sinh quan tâm hơn về cơ hội việc làm sau khi ra trường
Các ngành hot như CNTT, công nghệ ô tô, tự động hóa... của ĐH Đà Nẵng đều có điểm trúng tuyển cao hơn năm 2021 từ 0,5-2 điểm.
Học sinh làm thủ tục nhập học Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật, ĐH Đà Nẵng.
Phan Tấn Sang - thủ khoa đầu vào Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật, ĐH Đà Nẵng với 27,2 điểm, cho biết: "Em chọn ngành công nghệ kỹ thuật cơ khí vì anh trai em cũng đang học ngành này. Trường nào có học phí ổn định, đầu ra tốt thì em sẽ ưu tiên lựa chọn. Theo như em tìm hiểu thì thời gian học thực hành nhiều hơn, dễ dàng đáp ứng yêu cầu về tay nghề khi tuyển dụng lao động".
Sử dụng phương thức xét tuyển bằng kết quả học bạ THPT, Lê Ngô Hồng Hạnh (quê ở Bình Sơn, Quảng Ngãi) trúng tuyển vào ngành Công nghệ kỹ thuật môi trường, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật, ĐH Đà Nẵng.
Chia sẻ về lý do chọn ngành môi trường, Hạnh cho biết: "Em theo dõi các thông tin tư vấn tuyển sinh của nhà trường những năm gần đây thì được biết đây là ngành có ít bạn lựa chọn theo học hơn các ngành có liên quan đến nhân lực 4.0. Thế nhưng, cơ hội việc làm cho các sinh viên tốt nghiệp ngành học này là rất lớn, doanh nghiệp đến tận trường để tuyển dụng. Em biết là học ngành này thì điều kiện làm việc hơi vất vả một chút nhưng như thế thì tuổi trẻ càng có thêm trải nghiệm".
Khoa Kỹ thuật xây dựng - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật, ĐH Đà Nẵng tặng quà của cựu sinh viên cho những tân sinh viên đầu tiên của khoa.
Từ huyện giáp ranh biên giới Campuchia của Gia Lai, anh em sinh đôi Phạm Trọng Đạt và Phạm Trọng Thành đi chuyến xe đêm để kịp về nhập học đợt 1 tại Trường ĐH Sư phạm, ĐH Đà Nẵng.
Bố của Đạt và Thành, ông Phạm Văn Hiệu kể: "Hai đứa đi học nữa là nhà có 3 đứa đều là sinh viên. Thằng em nhất định xin bố mẹ cho ở nhà để phụ nương rẫy vì sợ gia đình không đủ khả năng nuôi cả 3 chị em học đại học. Nhưng rồi tui phân tích, giờ thì con chưa thấy khác biệt gì nhưng sau này, khi anh có nghề nghiệp ổn định mà em thì lông bông vất vả lại ân hận sao bố mẹ không cho học lấy cái nghề".
Đạt và Thành đều chọn ngành công nghệ ô tô để theo học, sau khi tham khảo các anh chị vốn là sinh viên cũ của trường.
Năm nay, các ngành có liên quan đến nhân lực cho cuộc cách mạng 4.0 của ĐH Đà Nẵng đều có điểm trúng tuyển tăng từ 0,5 đến 2 điểm. Trong khi đó, một số ngành khối kỹ thuật như cầu đường, xây dựng, môi trường, thủy lợi... đều có điểm chuẩn thấp nhưng vẫn tuyển không đủ chỉ tiêu.
PGS.TS Phan Cao Thọ - Hiệu trường Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật, ĐH Đà Nẵng cho biết: "Để đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 cũng như từ thực tiễn sản xuất của các doanh nghiệp, trong đề cương các môn học đều có nội dung liên quan đến 4.0 như công nghệ mới, số hóa, tự động hóa...
Tuy nhiên, tâm lý chung của học sinh THPT chỉ muốn theo những ngành học thời thượng trong xã hội. Cho dù khi tư vấn tuyển sinh, nhà trường đều nhấn mạnh đến cơ hội đầu ra của các ngành kỹ thuật là rất tốt, có cả doanh nghiệp đi cùng, nhưng vẫn không có sự điều chỉnh đáng kể chọn ngành, chọn nghề của học sinh".
'Nghề nghiệp là sự lựa chọn, không phụ thuộc giới tính' Với sự tham gia của nhiều gương mặt có sức ảnh hưởng trong giới trẻ, chương trình truyền thông thay đổi định kiến giới 'Nghề nghiệp là sự lựa chọn, không phụ thuộc giới tính' đã thu hút hàng chục nghìn học sinh tham gia, hưởng ứng sôi nổi. Đoàn viên, thanh niên, học sinh tham gia chương trình cùng rapper Thái Nam...