Thúc đẩy hoạt động khoa học công nghệ trong ngành giáo dục
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ và Bộ trưởng Bộ KH&CN Chu Ngọc Anh đã chủ trì Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện chương trình phối hợp công tác giữa KHCN và Bộ GD&ĐT.
Sau 3 năm triển khai, hai Bộ đã phối hợp chặt chẽ trong việc nghiên cứu, đề xuất và xây dựng cơ chế, chính sách phục vụ phát triển ngành GD&ĐT và KH&CN.
Tiêu biểu là việc xây dựng thành công Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ĐH và nghị định hướng dẫn chi tiết một số điều; Luật Giáo dục năm 2019; Báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW. Hiện nay, Bộ KH&CN đang góp ý cho Bộ GD&ĐT trong việc xây dựng dự thảo Nghị định về hoạt động KH&CN trong cơ sở giáo dục ĐH; chính sách đầu tư phát triển nhóm nghiên cứu mạnh trong cơ sở giáo dục ĐH và chính sách nghiên cứu khoa học dành cho giảng viên trẻ.
Bộ GD&ĐT đã phối hợp với Bộ KH&CN triển khai Chương trình Khoa học giáo dục cấp quốc gia giai đoạn 2016-2020 với 49 nhiệm vụ, trong đó có 34 nhiệm vụ tập trung vào giải quyết các vấn đề phục vụ công tác quản lý, xây dựng chính sách đổi mới GD&ĐT.
Kết quả thực hiện chương trình đã tác động trực tiếp làm thay đổi quan điểm phát triển GD&ĐT trong bối cảnh hội nhập quốc tế, tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục, thay đổi phương thức dạy – học gắn với nghiên cứu – tự nghiên cứu.
Công tác nghiên cứu khoa học trong giáo dục nói chung, giáo dục ĐH nói riêng thời gian qua có nhiều chuyển biến rõ nét. Ảnh: T.F
Hai Bộ cũng đã phối hợp triển khai Chương trình trọng điểm quốc gia về Toán giai đoạn 2010-2020, góp phần nâng cao vị thế của Toán học Việt Nam trên trường quốc tế; Chương trình phát triển vật lý; Chương trình thúc đẩy công bố quốc tế và đào tạo tiến sĩ, góp phần cải thiện mạnh mẽ thứ hạng ĐH Việt Nam trong khu vực và thế giới; triển khai Quyết định số 844/QĐ-TTg và 1665/QĐ-TTg thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp của sinh viên trong các cơ sở giáo dục ĐH.
Đánh giá cao kết quả thực hiện chương trình phối hợp giữa Bộ KH&CN và Bộ GD&ĐT, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết, công tác nghiên cứu khoa học trong giáo dục nói chung, giáo dục ĐH nói riêng thời gian qua có nhiều chuyển biến rõ nét. Tiêu biểu là sự xuất hiện ngày càng dày dặn hơn của các cơ sở giáo dục ĐH Việt Nam trong các bảng xếp hạng uy tín của khu vực và thế giới.
Theo báo cáo của Vụ KH,CN&MT, Bộ GD&ĐT hiện đang quản lý trực tiếp hoạt động KH&CN của 43 ĐH, trường ĐH, học viện và trường cao đẳng sư phạm, viện nghiên cứu.
Số lượng tiến sĩ trong các cơ sở giáo dục ĐH trực thuộc Bộ GD&ĐT hiện chiếm 38% tổng số tiến sĩ trong 235 cơ sở giáo dục ĐH cả nước hiện nay.
Tuy số lượng cơ sở giáo dục ĐH trực thuộc Bộ GDĐT chỉ chiếm 18,2% số lượng cơ sở giáo dục ĐH trong cả nước, nhưng lực lượng cán bộ KH&CN lại chiếm đến 33% và có chất lượng tốt, đóng góp quan trọng vào kết quả hoạt động KHCN chung của cả nước.
7 năm giải thưởng Tạ Quang Bửu (2014-2020) đã trao 20 giải: có 12/20 giải thuộc cơ sở giáo dục ĐH, trong đó cơ sở giáo dục ĐH trực thuộc Bộ GD&ĐT có 4/12 giải.
Video đang HOT
Công bố ISI năm 2019: Cả nước có 7.705 bài, trong đó toàn hệ thống giáo dục ĐH có 6.549 bài (85%), các cơ sở giáo dục ĐH trực thuộc Bộ GD&ĐT có 2.412 bài (36,8%).
Công bố Scopus tính đến 1-2-2020: Trong top 49 cơ sở giáo dục ĐH Việt Nam năng suất cao nhất (trích dẫn nhiều nhất), có 25 cơ sở giáo dục ĐH trực thuộc Bộ; top 10 cơ sở giáo dục ĐH, có 5 cơ sở giáo dục ĐH trực thuộc Bộ GD&ĐT.
Trong 8 nhóm nhiệm vụ phối hợp giữa hai Bộ, theo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, Chương trình khoa học giáo dục cấp quốc gia “Nghiên cứu phát triển khoa học giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam” được phê duyệt thực hiện trong giai đoạn 2016-2020, đạt được nhiều kết quả ấn tượng.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ mong muốn trong thời gian tới, công tác phối hợp giữa 2 Bộ sẽ đi vào chiều sâu, tập trung một số nội dung ưu tiên để tạo chuyến biến rõ nét.
Trong đó có việc ứng dụng công nghệ vào hoạt động dạy và học, thực hiện chuyển đổi số trong giáo dục; hoàn thiện Nghị định về hoạt động KHCN trong cơ sở giáo dục ĐH – “mở khóa” về cơ chế cho nghiên cứu khoa học trong trường ĐH.
Đồng thời, tập trung rà soát các kết quả hoạt động để có hình thức ghi nhận, tôn vinh xứng đáng các nhà khoa học có đóng góp, cống hiến tích cực.
Bộ trưởng Bộ KH&CN Chu Ngọc Anh đồng thời đánh giá cao sự phối hợp hiệu quả giữa Bộ GD&ĐT và Bộ KH&CN thời gian vừa qua. Bộ trưởng Chu Ngọc Anh cho rằng, từ những kết quả đạt được, hoạt động phối hợp cần đi vào chiều sâu, thực chất và thường xuyên hơn nữa. Trong đó cần tăng cường vai trò của đơn vị đầu mối trong công tác phối hợp giữa hai Bộ.
Vì sao ĐH Quốc gia HN liên tiếp lọt vào các bảng xếp hạng đại học thế giới?
Trong năm 2019 - 2020, ĐH Quốc gia Hà Nội liên tiếp lọt vào bảng xếp hạng các đại học uy tín, tốt nhất thế giới như QS, THE của thế giới và châu Á. Vì sao, ĐH Quốc gia HN có được thành tích này?
Các thành tích mà ĐH Quốc gia Hà Nội có được trong thời gian qua gồm:
Xếp hạng đại học : QS Thế giới: Top 801-1000 ; QS châu Á: Top 147 ; THE thế giới: Top 801-1000 ; THE châu Á: Top 201-250
Xếp hạng theo lĩnh vực QS thế giới , n ăm 2019: Vật lý và Thiên văn học: Top 501-550, Kỹ thuật Cơ khí, Hàng không và Chế tạo: 451-500 ; Khoa học máy tính và hệ thống thông tin: 551-600
QS thế giới, n ăm 2020: Toán học: 401-450 ; Vật lý và Thiên văn học: Top 551-600 ; Khoa học máy tính và hệ thống thông tin: 501-550.
THE thế giới: Kỹ thuật và Công nghệ: 401-500.
Luôn đặt các chỉ số để phát triển
Trao đổi với báo chí sau khi tổ chức xếp hạng đại học QS (Quacquarelli Symonds, Anh) công bố kết quả cho bảng xếp hạng QS Top 50 Under 50 năm 2021 dành cho các trường đại học có thời gian thành lập dưới 50 năm.
Theo đó, ĐH Quốc gia Hà Nội lần đầu tiên lọt bảng xếp hạng với vị trí trong nhóm 101-150, ông Nghiêm Xuân Huy, Viện trưởng Viện Đảm bảo chất lượng giáo dục, ĐH Quốc gia Hà Nội cho biết: "Kết quả xếp hạng này là sự ghi nhận khách quan của thế giới đối với những thành tựu đào tạo, nghiên cứu và đóng góp của ĐHQGHN đối với xã hội, cộng đồng, và đất nước. Điều này được thể hiện trong khẩu hiệu hành động xuyên suốt của ĐHQGHN từ khi thành lập (năm 1993) là " Đạt đỉnh cao dựa vào tri thức".
Trong Chiến lược phát triển của mình, ĐHQGHN luôn đặt ra những định hướng, chỉ số phát triển bền vững gắn với sứ mệnh của một trường đại học (đào tạo, nghiên cứu, phát triển cộng đồng).
Đồng thời cũng tích hợp trong đó những chỉ số gắn với những tiêu chí cốt lõi, phổ biến trong các bảng xếp hạng (như chỉ tiêu về tỷ lệ đội ngũ cán bộ khoa học/sinh viên; tỷ lệ giảng viên có học vị tiến sĩ trở lên; tỷ lệ gia tăng bài báo quốc tế trong các cơ sở dữ liệu ISI hoặc Scopus ...).
Tỷ lệ gia tăng bài báo quốc tế trong các cơ sở dữ liệu ISI hoặc Scopus là một chỉ số quan trọng mà ĐH Quốc gia Hà Nội đặt ra
Theo ông Huy, những chỉ số như vậy không những giúp ĐHQGHN tạo được tiềm lực khoa học công nghệ mạnh mẽ, mà còn làm gia tăng các chỉ số xếp hạng của ĐHQGHN.
Bên cạnh đó, ĐHQGHN chủ trương gia tăng sự gắn kết với các nhà khoa học trong công bố chung, thúc đẩy ứng dụng các thành quả nghiên cứu vào thực tiễn.
Trong kỳ Bảng xếp hạng QS Thế giới 2021, mặc dù thuộc nhóm 801-1000 nhưng từ thuộc nhóm top 74,9% năm 2019, ĐHQGHN đã vươn lên nhóm top 67,5% trong đó uy tín học thuật được cải thiện đáng kể.
Ông Huy cho rằng, đây cũng là một lý do để ĐHQGHN lọt vào nhóm 101-150 của BXH ĐH trẻ này cũng như lọt vào top 801-1000 của BXH THE, 201-250 của BXH THE Châu Á. Bảng xếp hạng lần này dành cho các trường đại học trẻ (thành lập trong vòng 50 năm trở lại đây) là một cách tiếp cận hợp lý của tổ chức QS, nhằm tạo không gian đối sánh công bằng cho các trường đại học mới thành lập.
Thực tế, đây là những cơ sở giáo dục không có bề dày truyền thống phát triển, phạm vi lan toả học thuật còn khiêm tốn so với các đại học lâu đời như Harvard, Oxford, MIT, Cambridge ..., nhưng lại có sự năng động, đổi mới trong chiến lược phát triển. Có thể thấy, mặc dù là sân chơi riêng nhưng các trường đại học thuộc top 50 của bảng này đều có mặt trong top 400 của bảng QS Thế giới.
Trong Bảng xếp hạng QS Top 50 Under 50 2021, 4 trường thuộc top 5 cũng là những trường nằm trong top 50 trong bảng QS Thế giới 2021. Điều này chứng tỏ việc lọt vào Bảng xếp hạng này cũng đầy thách thức, những trường có mặt trong bảng xếp hạng này cũng là những trường danh giá.
Trường đại học đơn ngành khó lọt vào bảng xếp hạng đại học thế giới
Tuy nhiên, ông Huy nhấn mạnh, Đại học Quốc gia Hà Nội không lấy xếp hạng làm mục tiêu tối thượng, mà xem đó là kết quả tất yếu của quá trình phấn đấu liên tục vì chất lượng đào tạo, chất lượng nghiên cứu khoa học.
Trường đại học đa ngành, đa lĩnh vực mới có khả năng lọt top để xếp hạng
Trả lời câu hỏi của phóng viên, thành tích đạt được của ĐH Quốc gia Hà Nội có phải là "phép cộng" các kết quả nghiên cứu của nhiều trường, khoa thành viên mà các trường đại học khác không có được?
Ông Nghiêm Xuân Huy cho rằng, thành tích của ĐHQGHN không phải là phép cộng thô sơ các cơ sở đào tạo. Các đơn vị thuộc ĐHQGHN có những sứ mệnh, vai trò cũng như thế mạnh riêng nhưng lại cùng gắn kết để thực hiện sứ mệnh chung của ĐHQGHN. Nếu tách độc lập, không phải đơn vị nào thuộc ĐHQGHN cũng có ưu thế về xếp hạng.
Tuy nhiên, khi kết hợp, các đơn vị thuộc ĐHQGHN đã cùng tạo nên một hệ sinh thái của một đại học đa ngành, đa lĩnh vực (comprehensive university).
Sức mạnh của ĐHQGHN là sức mạnh đến từ sự phát triển hài hoà, nhất quán từ các lĩnh vực khoa học cơ bản đến các lĩnh vực khoa học công nghệ và ứng dụng, từ năng lực quản trị hệ thống luôn bám sát sứ mệnh và chiến lược phát triển đến các thực hành giảng dạy, quản lý tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn về đảm bảo chất lượng.
Điểm danh top 100 hay top 1000 các trường đại học hàng đầu thế giới, tỷ lệ các trường đơn ngành là vô cùng nhỏ, có đến trên 90% các cơ sở giáo dục đại học lọt vào top đó là các trường đại học đa ngành, đa lĩnh vực, với năng lực đào tạo và nghiên cứu khoa học cơ bản ở trình độ xuất sắc.
Có được danh tiếng, trường đại học sẽ thu hút sự quan tâm đầu tư của xã hội.
Theo ông Nghiêm Xuân Huy, không phải cứ "cộng lại" các hoạt động khoa học của các đơn vị thuộc ĐHQGHN là sẽ tự khắc tạo ra sức mạnh hệ thống. Không có một phép cộng đơn giản trong câu chuyện phát triển một trường đại học.
Thậm chí, việc hợp nhất như vậy còn tạo ra thách thức và khó khăn lớn hơn nhiều cho bộ máy lãnh đạo, quản lý. Một trường đại học lớn, với quy mô đào tạo lớn, mục tiêu, sứ mệnh lớn, đội ngũ khoa học lớn, sẽ đòi hỏi nguồn lực phát triển lớn, năng lực quản trị hệ thống mạnh. Như vậy, thách thức cho sự phát triển sẽ rất lớn.
Ngược lại, một trường ĐH với quy mô vừa phải, bộ máy quản lý thống nhất, đồng bộ, bộ máy quản trị gọn gàng sẽ có ưu thế lớn hơn để tăng tốc, vượt lên do tập trung được nguồn lực, rút ngắn được các quy trình ra quyết định, chủ động cao trong triển khai chiến lược.
"Kết quả có được ấn tượng trong các bảng xếp hạng hoàn toàn đến từ sự nỗ lực, cố gắng của toàn thể cán bộ, giảng viên, sinh viên, nhà quản lý trong toàn ĐHQGHN, đặc biệt là sự vững vàng và kiên định trong chỉ đạo của các thế hệ lãnh đạo ĐHQGHN ngay từ khi mới thành lập" - ông Huy nhấn mạnh.
Nâng cao vấn đề đảm bảo chất lượng ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp "Sẽ không có cách nào khác để xây dựng, phát triển các cơ sở giáo dục nghề nghiệp hơn cách duy trì đảm bảo chất lượng và không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo". Bà Trần Thị Thu Hà - Phó Cục trưởng Cục Kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp phát biểu khai giảng khóa tập huấn về...