Thừa Thiên – Huế: Xây dựng trường học hạnh phúc
Trong dịp kỷ niệm 37 năm Ngày nhà giáo Việt Nam, trao đổi với PV Báo Kinh tế nông thôn, ông Nguyễn Tân, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thừa Thiên – Huế thể hiện sự quyết tâm trong việc xây dựng trường học hạnh phúc.
Ông Phan Ngọc Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế cùng ông Nguyễn Tân, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo luôn quan tâm sát sao đến ngành giáo dục tỉnh nhà.
Xuất phát từ những thực tiễn
Mở đầu cuộc trao đổi, với những trăn trở của mình, ông Nguyễn Tân, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thừa Thiên – Huế đã thẳng thắn đánh giá, nhận xét tổng quát về ngành giáo dục tỉnh nhà trong thời gian qua.
Cụ thể, theo Giám đốc Tân, ngành giáo dục tỉnh Thừa Thiên – Huế đã thực hiện hoàn thành các nhiệm vụ năm học 2018 – 2019 và đạt được những kết quả đáng ghi nhận; qua đó góp phần hoàn thành các nhiệm vụ, chỉ tiêu, chỉ số phát triển giáo dục sau 5 năm thực hiện Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo.
Chất lượng giáo dục tỉnh Thừa Thiên – Huế được cụ thể bằng những kết quả cao như: có 52 giải trong cuộc thi học sinh giỏi quốc gia (3 giải nhất, 11 giải Nhì, 16 giải Ba và 22 giải Khuyến khích) và có 01 học sinh đạt Huy chương Đồng trong Kỳ thi Olympic Vật lý Châu Á năm 2019.
Công tác tổ chức điều hành thi và chất lượng các kỳ thi để lại ấn tượng tốt, đảm bảo an toàn, khách quan, chặt chẽ, tạo niềm tin trong chỉ đạo năm học mới. Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT năm 2019 đạt trên 90%.
Ngoài ra, công tác giáo dục đạo đức lối sống, truyền thống văn hóa; giáo dục môi trường; giáo dục kỹ năng sống được đặc biệt quan tâm. 100% trường học trong tỉnh hưởng ứng đề án Chủ nhật xanh, xây dựng môi trường trường học xanh sạch đẹp… Công tác phòng chống bạo lực học đường; bạo hành trẻ em; công tác đảm bảo an toàn trường học, an toàn vệ sinh thực phẩm được kiểm soát kịp thời…
Bên cạnh đó, ông Tân cho biết, dù có chương trình kiên cố hóa trường lớp học, tuy nhiên nguồn vốn hạn chế nên các trường chưa được đầu tư. Do vậy, trong năm học 2018 – 2019 ngành giáo dục tỉnh nhà đang gặp không ít khó khăn về cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ dạy học.
Cụ thể, qua khảo sát có 287 phòng học xuống cấp chiếm 4,08%, 382 phòng học bộ môn chưa đạt chuẩn theo yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định chiếm 26%, 505 nhà vệ sinh chưa đạt chuẩn chiếm tỷ lệ 16,8%, nhiều trường Mầm non giáo viên phải sử dụng nhà vệ sinh chung với học sinh… thực trạng này đang tồn tại nhiều tại các huyện Phú Vang, Phú Lộc, Quảng Điền…
Video đang HOT
Và những điều đáng phải suy ngẫm
Ông Tân nhận định, Thừa Thiên – Huế là vùng đất có nhiều thuận lợi đối với việc dạy và học các môn ngoại ngữ, lịch sử, tuy nhiên, đánh giá một cách khách quan chúng ta vẫn nhận thấy kết quả thi 2 môn này ở tỉnh nhà chưa thật xứng tầm và như mong muốn. Đây là nỗi trăn trở của lãnh đạo ngành, của các trường học.
Phân tích nguyên nhân của thực trạng này, ông Tân cho rằng, về phía lãnh đạo, dù đã cố gắng nhưng chúng tôi vẫn chưa có những giải pháp thiết thực để đẩy mạnh phong trào học ngoại ngữ trong các trường hiện nay.
Cùng với đó, ông Tân xác định, các trường chưa thật sự có những biện pháp nhằm thay đổi nhận thức, lôi cuốn học sinh; chất lượng giảng giảng dạy của nhiều giáo viên chưa cao; đặc biệt, nhận thức và thái độ của người học chưa đúng đắn về tầm quan trọng của các môn ngoại ngữ, lịch sử.
“Chúng tôi đặc biệt lưu ý hơn trong chỉ đạo dạy học ở 2 môn học này trong năm học 2019 – 2020″, ông Tân nhấn mạnh.
Giải pháp và mong muốn về xây dựng trường học hạnh phúc
Vui với những thành tích đạt được và trăn trở trước những tồn tại của giáo dục tỉnh nhà trong thời gian qua, mong muốn thiết tha nhất của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo trong năm học 2019 – 2020 là đừng có học sinh nào phải bỏ học vì điều kiện và hoàn cảnh gia đình; 100% trường học các cấp gắn dạy chữ với dạy người, rèn kĩ năng sống cho các em, không chạy theo thành tích, phải dạy thật, học thật, phải làm sao thắp sáng và thổi bùng ngọn lửa khát vọng, đam mê học ở học sinh Thừa Thiên – Huế.
Ông Tân tin rằng, chỉ có như vậy những ngôi trường hạnh phúc mới sớm xuất hiện ở tỉnh Thừa Thiên – Huế. Và, đến thời điểm ấy, các ngôi trường này sẽ luôn đảm bảo điều kiện tốt nhất cho hoạt động dạy và học; các giáo viên sẽ có động lực hơn; các em học sinh của những ngôi trường này sẽ đến trường và học tập một cách hăng say, chủ động.
Chưa dừng lại, việc xây dựng môi trường trường học xanh, sạch, đẹp và áp dụng tối đa, hiệu quả công nghệ vào dạy học là hai vấn đề lớn được lãnh đạo ngành quan tâm chỉ đạo thực hiện.
Một khi trường học nào được hội tủ đủ các yếu tố: trường đạt chuẩn quốc gia, trường học hạnh phúc, trường học xanh và trường học công nghệ thì sẽ được công nhận trở thành trường kiểu mẫu.
Thừa Thiên – Huế hướng tới xây dựng trường học hạnh phúc.
Tâm tình với thầy cô giáo
Cuối buổi trao đổi của mình với PV, Giám đốc Tân dành một lượng lớn thời gian để nhắn nhủ với các giáo viên.
Trước tiên, người đứng đầu ngành giáo dục tỉnh Thừa Thiên – Huế chia sẻ, lãnh đạo đơn vị sẽ tăng cường về tận cơ sở để kiểm tra, theo dõi, đối thoại, lắng nghe ý kiến, những đề xuất, những tâm tư nguyện vọng của giáo viên và học sinh nhằm có những giải pháp thiết thực. Đối với những vấn đề vướng mắc nằm ngoài khả năng của ngành sẽ đề xuất UBND tỉnh, các ban ngành liên quan xem xét, giải quyết một cách thỏa đáng.
Với những nhiệm vụ, mong muốn nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn tỉnh, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo xác định, sẽ thực hiện một cách thiết thực từ những hành động nhỏ nhất, mọi thứ sẽ không dừng lại ở vài ba phong trào, lời nói suông mà nó phải đi vào chiều sâu trong nhận thức, suy nghĩ dẫn đến hành động của những người làm công tác giáo dục, của phụ huynh và của các em học sinh.
Đặc biệt, tất cả những hành động trên sẽ được lan tỏa từ lãnh đạo ngành đến lãnh đạo từng cơ sở, đến từng giáo viên, từng học sinh, ông Tân nhấn mạnh.
Sau cùng, trước những mâu thuẫn đang xuất hiện trong nhiều giáo viên giữa một bên là nhiệm vụ, trọng trách nặng nề với một bên là thu nhập chưa cao, Giám đốc Tân hết sức cảm thông và nhắc lại sẽ cùng giáo viên giải quyết khó khăn, sẽ đề xuất ý kiến với cấp trên, ban ngành liên quan để tháo gỡ những vướng mắc ấy.
Ông Tân tin rằng các thầy cô giáo đã xác định sẵn sàng tâm thế khi theo nghề và sẽ luôn hoạt động, luôn nỗ lực vì danh dự của nghề giáo, danh dự của bản thân.
Với những điểm mạnh, yếu đã phân tích, Giám đốc Tân mong mỏi, quyết tâm, tin rằng giáo dục tỉnh Thừa Thiên – Huế sẽ sớm xuất hiện những trường học hạnh phúc và khi ấy, giáo viên sẽ hạnh phúc, người học sẽ hạnh phúc và chất lượng giáo dục sẽ được nâng lên.
Văn Nghĩa
Theo kinhtenongthon
Qua STEM, nắm bắt cơ hội phát triển ngành giáo dục trong 4.0
Trong 2 ngày 15 và 16/11/2019, tại Trường Cao đẳng Công nghiệp Huế (HueIC), Bộ Công Thương phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Hội nghị tập huấn Chương trình Giáo dục STEM cho gần 400 cán bộ quản lý và giáo viên của các trường THPT trên địa bản tỉnh Thừa Thiên Huế.
Thầy giáo Trần Hữu Châu Giang - Phó Hiệu trưởng HueIC phát biểu khai mạc
STEM là viết tắt của các từ Science (Khoa học), Technology (Công nghệ), Engineering (Kỹ thuật) và Math (Toán học). Giáo dục STEM là phương pháp tổ chức giảng dạy thực tế tích hợp ứng dụng công nghệ, giúp học sinh rèn luyện tư duy đa chiều, có tính ứng dụng cao bằng giải pháp mắt thấy - tai nghe - tay chạm. Đây là một nội dung phù hợp với xu thế thời đại, góp phần đổi mới, nâng cao hiệu quả giáo dục.
Trong buổi tập huấn, các giảng viên HueIC đã tiến hành tập huấn các nội dung: Giáo dục STEM và giáo dục 4.0, STEM - Robotics: Phần mềm ARDUINO IDE, Lập trình Robot điều khiển bằng tay qua Android, Lập trình Robot tự động dò đường.
Thầy Tôn Thất Viễn Tương, Trưởng phòng Giáo dục Trung học, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, đây là hoạt động chuyên môn có ý nghĩa, đặc biệt là trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay.
Trong thời gian tới, ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh sẽ triển khai mạnh mẽ Giáo dục STEM trong các trường Trung học trên địa bàn. Đây là một nội dung quan trọng trong việc triển khai thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg ngày 4/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về Tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (còn gọi là cách mạng công nghiệp 4.0), để chủ động nắm bắt cơ hội, đưa ra các giải pháp thiết thực tận dụng tối đa các lợi thế.
Chương trình Giáo dục STEM giúp các giảng viên, các trường học chủ động nắm bắt cơ hội, đưa ra các giải pháp thiết thực tận dụng tối đa các lợi thế để phát triển sự nghiệp giáo dục trong bối cảnh 4.0
Phát biểu khai mạc, thầy giáo Trần Hữu Châu Giang - Phó Hiệu trưởng HueIC nhấn mạnh, với đội ngũ giảng viên trình độ cao, năng động và cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, HueIC sẵn sàng phối hợp với các trường Trung học trên địa bàn trong tất cả các hoạt động chuyên môn, đặc biệt là công tác tư vấn hướng nghiệp; hướng dẫn các nhóm trong việc thực hiện các đề tài tham gia cuộc thi Sáng tạo khoa học kỹ thuật; bồi dưỡng, nâng cao năng lực giáo viên...
Theo tapchicongthuong
Vì sao chưa xử lý cá nhân sai phạm tại trường THPT An Lương Đông? Hàng loạt sai phạm về tài chính trong 2 năm học 2016-2017 và 2017-2018 tại trường THPT An Lương Đông, huyện Phú Lộc, Thừa Thiên - Huế dù đã được thanh tra Sở Giáo dục Đào tạo tỉnh này công bố nhưng việc xử lý trách nhiệm các cá nhân liên quan đến lúc này vẫn dậm chân tại chỗ. Trường THPT An...