Thừa Thiên – Huế: Những điểm nhấn của ngành Giáo dục và Đào tạo
Trong năm 2019, ngành giáo dục tỉnh Thừa Thiên – Huế bên cạnh những điểm nhấn tích cực vẫn còn nhiều điều cần hoàn thiện.
Thẳng thắn với những tồn tại cần khắc phục…
Lãnh đạo tỉnh và cán bộ quản lý, thầy cô giáo trong ngành giáo dục tỉnh Thừa Thiên – Huế chưa hài lòng với kết quả của Kỳ thi THPT quốc gia năm 2019. Theo đó, trong phổ điểm của kỳ thi này, tỉnh chỉ xếp thứ 27 cả nước và rõ ràng kết quả này chưa tương xứng với những tiềm năng tỉnh này về giáo dục.
Xét về truyền thống học tập, từ trước đến nay, tỉnh Thừa Thiên Huế đã đóng góp nhiều nhân tài cho đất nước. Điển hình như Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, nguyên Chủ tịch nước, Đại tướng Lê Đức Anh… hay mới đây là Hồ Đắc Thanh Chương, Hồ Ngọc Hân – là những nhà vô địch của cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia… và nhiều tài năng xuất chúng khác.
Theo kết quả của phổ điểm Kỳ thi THPT quốc gia năm 2019, tỉnh Thừa Thiên – Huế chỉ xếp thứ 27 cả nước.
Về quy mô và tầm vóc các cơ sở giáo dục, tỉnh Thừa Thiên – Huế có hệ thống giáo dục đầy đủ các cấp bậc đào tạo từ mầm non đến đại học và sau đại học. Trong hệ thống ấy nhiều trường có bề dày truyền thống, có chất lượng đào tạo cao nổi tiếng khắp cả nước như: Trường THPT Quốc học Huế, Trường THPT Hai Bà Trưng, các trường/khoa trực thuộc Đại học Huế (Đại học Sư phạm, Đại học Y, Đại học Ngoại ngữ, Đại học Kinh tế…), Trường THCS Nguyễn Tri Phương…
Các điều kiện về kinh tế – chính trị – xã hội ở tỉnh Thừa Thiên – Huế đều hết sức thuận lợi cho sự phát triển giáo dục. Và, mới đây tại một buổi đối thoại trực tuyến diễn ra trong tháng 7/2019 do UBND tỉnh tổ chức trên Cổng thông tin điện tử Thừa Thiên – Huế về chủ đề “Quản lý quy hoạch và trật tự xây dựng trên địa bàn tỉnh”, ông Nguyễn Văn Phương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chia sẻ, những năm qua, tình hình phát triển đô thị trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên – Huế nói chung và thành phố Huế nói riêng có sự thay đổi tích cực. Nhiều khu dân cư, khu đô thị mới hình thành với hạ tầng đô thị đồng bộ, đem lại bộ mặt đô thị khang trang hơn, sạch đẹp hơn. Các khu vực dân cư được quy hoạch đầy đủ, bố trí các cơ sở hạ tầng, thiết chế văn hóa, công cộng cơ bản đáp ứng từng bước và hoàn thiện đối với các khu dân cư mới được hình thành…
Ngoài ra, những hiện tượng học sinh “ngồi nhầm lớp”, học sinh bị bỏ lại phía sau, bệnh thành tích trong giáo dục và tư tưởng coi trọng bằng cấp, coi trọng điểm thi hơn chất lượng thực tế… đâu đó vẫn còn tồn tại và đòi hỏi lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo ngành, các thầy cô giáo và nhân dân tỉnh Thừa Thiên – Huế phải nỗ lực, chung tay khắc phục.
Nhiều điểm sáng
Xác định những tồn tại trong ngành giáo dục, lãnh đạo tỉnh và ngành giáo dục Thừa Thiên – Huế đã nhanh chóng đưa ra những quyết sách, biện pháp để khắc phục. Cụ thể như:
Video đang HOT
Vào tháng 6/2019, lần đầu tiên Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế đã gặp mặt tuyên dương – khen thưởng học sinh đạt thành tích cao trong Kỳ thi THPT quốc gia năm 2019 và Thi tuyển sinh đầu cấp THPT, THCS năm học 2019 – 2020.
Lễ Gặp mặt tuyên dương – khen thưởng học sinh đạt thành tích cao trong Kỳ thi THPT quốc gia năm 2019 và Thi tuyển sinh đầu cấp THPT, THCS năm học 2019 – 2020 là “cú hích” cho các bậc phụ huynh, ban ngành, đặc biệt là bản thân các em học sinh khóa sau nỗ lực phấn đấu để cải thiện, phát huy truyền thống hiếu học vốn có xưa nay của vùng đất Cố Đô.
Theo ông Nguyễn Tân, Giám Sở Giáo dục và Đào tạo (thời điểm diễn ra sự kiện trên đang là Phó Giám đốc sở Giáo dục và Đào tạo) tỉnh Thừa Thiên Huế, lãnh đạo tỉnh rất quan tâm và đã tổ chức khen thưởng cho các em học sinh tham gia đoạt giải trong các kỳ thi olympic quốc tế, thi quốc gia… Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên lãnh đạo tỉnh khen thưởng cho các em học sinh có thành tích cao trong thi THPT quốc gia và thi vượt cấp.
“Buổi lễ đã diễn ra thành công tốt đẹp trong không khí long trọng nhưng thân mật, gần gủi. Việc tổ chức khen thưởng cho các em học sinh lần này chính là “cú hích” cho các bậc phụ huynh, ban ngành, đặc biệt là bản thân các em học sinh khóa sau nỗ lực phấn đấu để cải thiện, phát huy truyền thống hiếu học vốn có xưa nay của vùng đất Cố Đô”, ông Tân rất tâm đắc về buổi lễ.
Tiếp đến, trong một buổi sáng tháng 10/2019, ông Phan Ngọc Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế đã cùng ông Nguyễn Tân, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh này có chuyến kiểm tra đột xuất và dự giờ tiết học đạo đức tại một số trường học trên địa bàn TP.Huế.
Ông Phan Ngọc Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế đã cùng ông Nguyễn Tân, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo luôn quan tâm sát sao đến ngành giáo dục tỉnh nhà.
Nói chuyện với Ban giám hiệu các trường đến thăm trong chuyến kiểm tra đột xuất và dự giờ nói trên, Chủ tịch tỉnh chia sẻ, giáo dục đạo đức, lối sống cho thế hệ trẻ được xác định là nhiệm vụ quan trọng, lâu dài, mang tính chiến lược trong phát triển giáo dục nói riêng và phát triển đất nước nói chung. Giáo dục đạo đức, lối sống không chỉ bồi dưỡng nhận thức về các chuẩn mực xã hôi mà còn góp phần định hình, phát huy những phẩm chất cần thiết của nhân cách con người. Đồng thời, giáo dục truyền thống quê hương, đất nước để các em có quyền tự hào về lịch sử, con người và văn hóa Huế, để các em hướng về cội nguồn, tổ tiên, cốt cách Huế.
Đây chỉ là một trong số những hành động, những quyết sách thiết thực thể hiện sự quan tâm của Chủ tịch tỉnh, các đồng chí lãnh đạo, các thầy cô giáo tỉnh Thừa Thiên – Huế đối với ngành giáo dục tỉnh này.
Tìm được “cánh én đầu đàn”
Đây là sự kiện nhận được sự quan tâm rất nhiều của nhân dân tỉnh Thừa Thiên – Huế. Sự kiện này diễn ra vào ngày 31/8/2019, UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế tổ chức Lễ công bố Quyết định bổ nhiệm Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo.
Lễ công bố Quyết định bổ nhiệm Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo.
Theo đó, ông Nguyễn Tân, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo được bổ nhiệm giữ chức vụ Giám đốc sở này kể từ ngày 01/9/2019 đến ngày 31/8/2024.
Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ghi nhận và đánh giá cao quá trình phấn đấu, trưởng thành của ông Nguyễn Tân. Chủ tịch tỉnh mong muốn trên cương vị mới cá nhân ông Nguyễn Tân kế thừa và phát huy tinh thần đoàn kết của đơn vị, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Khi giao nhiệm vụ cho tân giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch Thọ nhấn mạnh, Thừa Thiên – Huế là vùng đất học, được xác định là trung tâm giáo dục – đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao. Vì vậy, trên cương vị mới, tân Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo phải phát huy hết tinh thần, khả năng và trách nhiệm của mình để đưa ngành giáo dục của tỉnh nhà ngày càng phát triển.
Đáp lại sự tín nhiệm của đồng nghiệp, lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh, ông Nguyễn Tân đã bày tỏ niềm vinh dự, tự hào và quyết tâm sẽ phấn đấu nỗ lực cao nhất cùng tập thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đưa sự nghiệp giáo dục Thừa Thiên Huế phát triển mang dấu ấn riêng, đột phá trong giai đoạn mới.
Ngay sau khi nhậm chức, Giám đốc Tân đã nhanh chóng bắt tay vào việc thự hiện các nhiệm vụ trọng trách của mình.
“Bản thân tôi phải xác định rõ trách nhiệm và chịu trách nhiệm trong thực hiện các nhiệm vụ này, nhằm xây dựng, nâng vị thế giáo dục đào tạo Thừa Thiên Huế xứng tầm là trung tâm giáo dục đào tạo lớn, chất lượng uy tín của cả nước; đặc biệt cải thiện thứ hạng học sinh giỏi; kết quả chất lượng THPT vào tốp 10 đến 15 của quốc gia”, ông Tân nhấn mạnh trong một cuộc trao đổi.
Những hành động, quyết sách từ tầm vĩ mô đến vi mô của lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên – Huế về ngành giáo dục nói riêng và những bước “chuyển mình” trong tất cả các lĩnh vực khác của tỉnh này đã khiến người dân tại địa phương rất phấn khởi.
Văn Nghĩa
Theo kinhtenongthon
Thừa Thiên-Huế đạt 4 giải tại Cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng toàn quốc
Tham gia Cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng Toàn quốc lần thứ 15, năm 2019, tỉnh Thừa Thiên-Huế có 1 đề tài đạt giải nhì; 1 đề tài đạt giải ba và 2 đề tài đạt giải khuyến khích.
Hệ thống hoá Bộ thí nghiệm phục vụ dạy học cấp THCS & THPT của Trường THCS Phong Hòa đạt giải ba tại cuộc thi Sáng Tạo Thanh Thiếu Niên Nhi Đồng Toàn Quốc lần thứ 15.
Cuộc thi do Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam, Bộ KH&CN, Bộ GD&ĐT, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức hằng năm; cơ quan thường trực là Quỹ Hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật Việt Nam.
Cuộc thi là sân chơi bổ ích nhằm khơi dậy tiềm năng sáng tạo khoa học kỹ thuật trong đời sống, học tập và phát huy tư duy sáng tạo của thanh, thiếu niên, nhi đồng trong toàn quốc; đồng thời giúp các em trau dồi kiến thức, rèn luyện sáng tạo, xây dựng ước mơ trở thành các nhà sáng chế trong tương lai.
Cuộc thi dành cho học sinh từ 6 - 19 tuổi, khuyến khích các em nhỏ tuổi, các em ở vùng núi, biên giới, hải đảo.
Tham dự Cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng toàn quốc lần thứ 15, tỉnh Thừa Thiên - Huế gửi dự thi 25 đề tài, giải pháp thuộc các lĩnh vực: Bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế; dụng cụ sinh hoạt gia đình; đồ dùng học tập và đồ chơi trẻ em, tin học...
Trong đó, 4 đề tài đạt giải của tỉnh Thừa Thiên - Huế gồm: Một giải nhì đề tài: Nghiên cứu quy trình sản xuất giấy từ bã mía có tính năng chống thấm của các em học sinh Mai Cao Kỳ Duyên và Ngô Thị Diễm Thúy - Lớp 11B1 Trường THPT Phú Bài, TX. Hương Thủy.
Một giải ba đề tài: Hệ thống hóa bộ thí nghiệm phục vụ dạy - học cấp THCS và THPT của các em Hồ Thị Thủy Tiên; Lê Thành Công; Nguyễn Đoàn Thy Thy; Lê Thị Tuyết Nhung đến từ CLB nhà khoa học trẻ Trường THCS Phong Hòa, huyện Phong Điền.
Hai đề tài đạt giải Khuyến khích gồm: Ứng dụng phần mềm Scratch để xây dựng một số mẫu chuyện trong môn Tiếng Việt của em Nguyễn Duy Minh Phú và Trần Hoàng Anh Thư đến từ Lớp 5 trường tiểu học Lê Lợi, số 1 Nguyễn Tri Phương, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Và Đề tài: Thắng xe thông minh của em Nguyễn Cao Diên Khang đến từ Lớp 10A5 Trường THPT Hai Bà Trưng, Thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Văn Bốn
Theo GDTĐ
Nam sinh ở ngôi trường bên chân sóng vượt qua hoàn cảnh đạt thành tích cao trong học tập Dù cơ thể không lành lặn như bao nhiêu người khác, nhưng 17 năm qua, Trần Lộc Hải, nam sinh lớp 12 B5 trường THPT Tam Giang (Phong Điền, Thừa Thiên Huế) không ngừng vươn lên, vượt qua nỗi đau và mặc cảm bản thân để đạt những thành tích cao trong học tập. Trần Lộc Hải bên cô giáo Tuổi thơ buồn...