Thua ở Tòa phúc thẩm, chính quyền Trump sẽ chơi trò “tốc độ”
Giới phân tích cho rằng, một sắc lệnh cấm nhập cư mới của chính quyền Trump (nếu có) vẫn sẽ vấp phải những thách thức pháp lý.
Thua ở Tòa phúc thẩm, ông Trump quyết không dừng lại
Reuters ngày 10/2 dẫn lời Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết, ông đang cân nhắc việc ban hành một sắc lệnh cấm nhập cư mới trong khi Chánh văn phòng Nhà Trắng Reince Priebus thì cho rằng, Nhà Trắng vẫn có thể leo thang tranh chấp pháp lý về lệnh cấm nhập cư đầu tiên của ông Trump tại Tòa Tối cao.
Trong một bước đi được đánh giá là “kích hoạt các cuộc đối đầu pháp lý nghiêm trọng nhất” của chính quyền mới, ngày 27/1, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký sắc lệnh tạm thời cấm nhập cư với người đến từ 7 nước Hồi giáo gồm Iraq, Syria, Iran, Libya, Somalia, Sudan và Yemen trong 90 ngày, với người tị nạn trong 120 ngày và vô thời hạn với người tị nạn Syria.
Sắc lệnh này ngay lập tức châm ngòi cho các cuộc biểu tình lớn nổ ra trên khắp nước Mỹ và những tranh cãi pháp lý gay gắt.
Ngày 3/2, thẩm phán liên bang James Robart ở Seattle, Washington ra phán quyết đình chỉ sắc lệnh của Tổng thống Trump trên phạm vi cả nước, giúp người dân 7 quốc gia Hồi giáo có thể nhập cảnh bình thường.
Thua ở Tòa phúc thẩm, ông Trump quyết không dừng lại.
Chính quyền Tổng thống Trump đệ đơn lên tòa phúc thẩm, đề nghị hoãn thi hành phán quyết của thẩm phán Robart. Ba thẩm phán liên bang Mỹ ngày 7/2 mở phiên tranh luận để lắng nghe ý kiến từ người đại diện hai bên và quyết định cuối cùng được đưa ra ngày 9/2 đã giữ nguyên phán quyết đình chỉ sắc lệnh của Tổng thống.
Giải thích về phán quyết bác đề nghị khôi phục lệnh cấm nhập cư từ chính quyền Tổng thống Donald Trump, Tòa Phúc thẩm cho biết, họ không thể ra quyết định mang tính phân biệt đối xử chống lại một tôn giáo cụ thể khi tôn giáo này đã được phổ biến rộng rãi.
Theo Tòa, các bang Washington và Minnesota cũng đã đưa ra được những bằng chứng xác đáng về nhiều tuyên bố của Tổng thống cho thấy ý định của ông thực hiện việc cấm cửa người Hồi giáo.
Tòa cũng lập luận rằng, Chính phủ Mỹ không thể chứng minh, bất kỳ người nào đến từ 7 quốc gia Hồi giáo nằm trong danh sách cấm nhập cư vào Mỹ đã gây ra một vụ tấn công khủng bố trên lãnh thổ Mỹ.
Chính quyền Trump thích “tốc độ” hơn chờ đợi trình tự pháp lý
Video đang HOT
Trong phản ứng thường thấy, trả lời phỏng vấn của phóng viên khi đang có mặt trên chuyên cơ Air Force One trong chuyến hành trình từ Washington tới Florida, ông Trump cho biết ông đang cân nhắc về một “lệnh cấm nhập cư mới” và nó có thể được ban hành ngay sau ngày 13 hoặc 14/2, nếu ông quyết định đi theo hướng giải quyết này.
Sau phán quyết của Tòa phúc thẩm khu vực 9 ở San Francisco, một quan chức Nhà Trắng cho biết, chính quyền Tổng thống Trump không có kế hoạch leo thang tranh chấp pháp lý ở Tòa Tối cao nhưng sau đó cùng ngày, Chánh văn phòng Nhà Trắng Reince Priebus lại để ngỏ khả năng này.
“Tất cả các phương án đều được cân nhắc, kể cả việc kháng cáo phán quyết của Tòa Phúc thẩm khu vực 9 lên Tòa án Tối cao. Ngoài ra, chúng tôi sẽ theo đuổi các sắc lệnh hành pháp mới ngay từ bây giờ và hy vọng sớm ban hành để bảo vệ người Mỹ khỏi chủ nghĩa khủng bố”, ông Priebus nói.
Việc ban hành một sắc lệnh mới là điều có thể xảy ra nhưng sở dĩ chính quyền Tổng thống Trump cần phải cân nhắc kỹ lưỡng bởi nó có thể khiến cho những người vốn không ưa gì ông Trump “hả hê” với chiến thắng khi buộc Tổng thống Trump lần đầu tiên phải thay đổi kế hoạch của mình.
Giống như những tuyên bố trước đó, ông Trump vẫn rất tự tin vào chiến thắng cuối cùng trong cuộc chiến pháp lý ở Tòa phúc thẩm khu vực 9 ở San Francisco: “Chúng tôi sẽ giành chiến thắng nhưng thật không may là trình tự thủ tục pháp lý cần phải có thời gian… Chúng tôi cần &’tốc độ’ vì lý do an ninh…”.
Sắc lệnh mới liệu có khả thi hơn?
Một nguồn tin thân cận với đội hoạch định chính sách của ông Trump cho biết, nếu được “viết lại”, sắc lệnh mới sẽ tiếp tục là sản phẩm của Stephen Miller, người từng tham gia vào việc soạn thảo sắc lệnh gốc cùng với các quan chức cấp cao của Hội đồng An ninh Quốc gia, Bộ Tư pháp và Bộ An ninh Nội địa.
Bình luận về khả năng chính quyền Tổng thống Trump ban hành một sắc lệnh cấm nhập cư mới, Giáo sư luật học Alexander Reinert tại đại học Yeshiva ở New York cho rằng, ngay kể cả khi ông Trump lựa chọn phương án này, ông vẫn có khả năng phải đối mặt với các thách thức pháp lý khi những người phản đối có thể điều chỉnh khiếu nại của họ.
“Sắc lệnh cấm nhập cư mới của ông Trump nếu có sẽ có thể ngay lập tức kích hoạt lệnh cấm đi lại tạm thời nhưng những bên từng nộp đơn khởi kiện bao gồm bang Washington cũng có thể yêu cầu Tòa đình chỉ sắc lệnh này với những khiếu nại khác”, Giáo sư Reinert nói.
Thực tế đã cho thấy, nhận định này hoàn toàn có cơ sở khi trong một diễn biến khác có liên quan, Thẩm phán Leonie Brinkema ở Virgina mới đây đã yêu cầu chính phủ liên bang phải cung cấp danh sách tất cả những ai bị khước từ nhập cảnh hoặc bị trục xuất khỏi Mỹ.
Thẩm phán Leonie Brinkema cũng yêu cầu chính quyền Tổng thống Trump cung cấp thêm bằng chứng về mối đe dọa của công dân 7 nước nằm trong danh sách cấm nhập cư./.
(Theo Vietnamnet)
Những ai bị chính quyền Trump bắt, trục xuất khỏi Mỹ?
Những người từng bị kết tội, thậm chí cả những tội danh như lái xe trong khi say rượu đều nằm trong danh sách có thể bị chính quyền Donald Trump trục xuất khỏi Mỹ.
Sắc lệnh của Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ đưa hàng triệu người nhập cư vào tầm ngắm, dù họ từng an toàn dưới thời người tiền nhiệm Barack Obama.
Theo Politico, ít nhất 680 người nhập cư đã bị bắt giữ, đánh dấu đợt truy quét lớn đầu tiên dưới thời Tổng thống Mỹ Donald Trump. Nhiều người lo ngại, đây mới chỉ là sự khởi đầu.
Sắc lệnh ông Trump ký tháng trước sẽ khiến một lượng lớn người nhập cư, hiện đang sống ở Mỹ, có nguy cơ trục xuất. Trong chiến dịch tranh cử, ông Trump từng hứa sẽ trục xuất hàng triệu người nước ngoài khỏi Mỹ.
"Trong 4 tuần qua, chúng tôi đã thấy việc thi hành sắc lệnh một cách nghiêm khắc nhằm vào cộng đồng nhập cư", Ali Noorani, giám đốc điều hành Diễn Đàn Nhập cư Quốc gia nói.
Nhưng đối với ông Trump, mọi chuyện đang diễn ra theo đúng kế hoạch. "Chúng ta đang nói đến những tên tội phạm, những kẻ cứng đầu. Chúng ta sẽ trục xuất họ", ông Trump nói trong cuộc họp báo ngày 13.2 với Thủ tướng Canada Justin Trudeau. "Đó là điều mà tôi đã nói là sẽ làm".
Cảnh sát Mỹ tiến hành đợt truy quét người nhập cư trên diện rộng đầu tiên kể từ khi ông Trump nhậm chức.
Cố vấn hàng đầu của ông Trump, Stephen Miller xác nhận, Tổng thống Mỹ "đang tạo ra bước tiến mới trong việc xóa bỏ những kẻ tội phạm khỏi cộng đồng".
Trong thông điệp cùng ngày, Bộ trưởng An ninh nội địa Mỹ John Kelly tuyên bố, hơn 680 người nhập cư đã bị bắt giữ trong đợt truy quét đầu tiên, tại một số thành phố như Los Angeles, Chicago, Atlanta, San Antonio, New York City và nhiều nơi khác.
75% trong số này là những người từng có tiền án, tiền sự, như tội giết người, lạm dụng tình dục và cả tội danh như lái xe trong khi say rượu. Những người còn lại không có giấy tờ hợp pháp, vi phạm quy định nhập cư, như cố tình quay lại Mỹ sau khi bị trục xuất.
Cơ quan Thực thi Di trú và Hải quan Mỹ và bản thân ông Kelly khẳng định, đợt truy quét là hoạt động thường xuyên, giống như thời chính quyền Barack Obama.
Người dân Mỹ biểu tình phản đối đợt truy quét người nhập cư của chính quyền Trump.
Nhưng ông Trump dường như có xu hướng cứng rắn hơn người tiền nhiệm. Ông Trump cũng cam kết trục xuất 2 triệu người nhập cư không có giấy tờ hợp pháp.
Trong sắc lệnh hành pháp ông Trump ký ngày 25.1, bất kỳ người nhập cư nào từng bị kết án đều sẽ là mục tiêu trục xuất đầu tiên. Dưới thời chính quyền Obama, chỉ những người nhập cư bị kết tội nghiêm trọng, hoặc 3 tội danh mức nhẹ mới bị trục xuất.
Những người đến Mỹ bất hợp pháp trước tháng 1.2014 cũng được chính quyền Obama xem xét cho phép cấp quyền công dân Mỹ. Nhưng dưới thời Trump, toàn bộ những người này, bất chấp việc đã ở Mỹ trong bao lâu, hay có công việc như thế nào, đều sẽ là mục tiêu trục xuất.
Guadalupe Garcia de Rayos đã bị trục xuất dù sống tại Mỹ 12 năm qua.
Điển hình là trường hợp của Guadalupe Garcia de Rayos một phụ nữ Mexico 35 tuổi.
Cô đến Mỹ năm 14 tuổi, có hai đứa con sinh ra tại Mỹ Cô từng bị bắt năm 2008 vì dùng sổ an ninh sinh xã hội giả và bị tuyên án trục xuất. Nhưng trên thực tế, cô vẫn ở lại Mỹ trong 8 năm qua.
Ngày 9.2, Rayos đã bị trục xuất tới Nogales, nơi hơn 20 năm trước cô đã vượt biên vào Mỹ.
Luật sư di trú David Leopold tại Cleveland, Mỹ nhận định, sắc lệnh của ông Trump cũng khiến cho những người nói dối trong cuộc phỏng vấn xin thẻ xanh, có nguy cơ bị trục xuất. "Tất cả những người nhập cư đều trở thành mục tiêu nếu họ làm sai điều gì đó".
Lãnh đạo thiểu số Thượng viện Mỹ, Chuck Schumer bày tỏ sự bất bình với chiến dịch truy quét mới nhất của ICE. "Chiến dịch truy quét coi người nhập cư vi phạm giao thông tương đương với những người bị kết tội giết người, cướp của sẽ chỉ phản tác dụng".
Thượng Nghị sĩ Dick Durbin kêu gọi Quốc hội tổ chức phiên điều trần, xem xét lại ba sắc lệnh liên quan đến nhập cư của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Theo Đăng Nguyễn - Politico (Dân Việt)
Ảnh chân dung của Trump bị gỡ khỏi Thư viện Quốc hội vì sai chính tả Một bức ảnh nhậm chức của Tổng thống Donald Trump vừa bị gỡ bỏ khỏi cửa hàng trực tuyến của Thư viện Quốc hội Mỹ vì lỗi chính tả. Bức ảnh được bán với giá 16,95 USD trên trang web của Thư viện Quốc hội Mỹ, in một phát ngôn của tổng thống trong bài phát biểu chiến thắng bầu cử hồi tháng...