Thua lỗ năm 2019, Chứng khoán IVS bị đưa vào diện bị cảnh báo
Bên cạnh đó do chứng khoán niêm yết trong tình trạng bị cảnh báo nên Sở GDCK Hà Nội cũng đã thông báo về việc đưa cổ phiếu IVS vào danh sách chứng khoán không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ từ ngày 11/03/2020.
Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội vừa quyết định đưa toàn bộ 21,6 triệu cổ phiếu IVS của CTCP Chứng khoán Đầu tư Việt Nam vào diện bị cảnh báo từ 11/03/2020 tới đây. Nguyên nhân do lợi nhuận sau thuế năm 2019 và Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tại ngày 31/12/2019 trên BCTC kiểm toán năm 2019 là số âm, thuộc trường hợp bị cảnh báo theo quy định.
Năm 2019, Chứng khoán IVS ghi nhận doanh thu hoạt động giảm nhẹ 5,5% xuống còn 23,6 tỷ đồng. Song, việc phát sinh khoản lỗ đánh giá các tài sản tài chính FVTPL hơn 15 tỷ, khiến Công ty phải gánh khoản chi phí hoạt động lên hơn 56 tỷ đồng, gấp gần 5 lần so với khoản chi phí phát sinh năm 2018. Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng gần gấp rưỡi cùng kỳ lên 29,4 tỷ đồng. Kết quả cuối năm IVS ghi nhận khoản lỗ hơn 55 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ 2018 có lãi 643,5 triệu đồng. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tính đến 31/12/2019 ghi âm gần 54 tỷ đồng.
Video đang HOT
Bên cạnh đó do chứng khoán niêm yết trong tình trạng bị cảnh báo nên Sở GDCK Hà Nội cũng đã thông báo về việc đưa cổ phiếu IVS vào danh sách chứng khoán không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ từ ngày 11/03/2020.
Trên thị trường, cổ phiếu IVS liên tục giảm điểm, hiện giảm về vùng đáy 3 năm, giao dịch quanh mức 8.500 đồng/cp.
Vân Thu
Theo Nhịp Sống Việt
SCIC thoái vốn hơn 175 tỷ đồng tại CIENCO5
Thông tin từ Sở GDCK Hà Nội (HNX) cho biết, ngày 20-3 tới, tại HNX, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) sẽ bán đấu giá trọn lô để thoái vốn số cổ phần sở hữu tại Tổng công ty Xây dựng Công trình Giao thông 5 - CTCP (CIENCO5), gồm 17.560.000 cổ phần (175,6 tỷ đồng theo mệnh giá), tương đương 40% vốn điều lệ với mức giá khởi điểm 19.300 đồng/cổ phần.
CIENCO5 là Tổng công ty nhà nước, được thành lập năm 1995. Năm 2010, công ty chuyển đổi mô hình sang hình thức công ty mẹ - công ty con. Năm 2013, Tổng công ty triển khai cổ phần hóa Công ty mẹ - Tổng công ty Xây dựng Công trình Giao thông 5. Từ ngày 2-6-2014, Tổng công ty chính thức hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần.
Cổ đông nắm giữ trên 5% vốn điều lệ của CIENCO5, gồm: SCIC (nắm giữ 40%), CTCP Đầu tư Hải Phát (38,68%), CTCP Đầu tư Hải Phát Thủ đô (15,50%), ba cổ đông lớn của Tổng công ty nắm giữ tới 94,18% vốn điều lệ.
Ngành nghề kinh doanh chủ yếu của Tổng công ty là xây dựng các công trình giao thông. Một số các dự án tiêu biểu của CIENCO5 gồm dự án đường Hồ Chí Minh, dự án nâng cấp quốc lộ 10, dự án đường cao tốc Sài Gòn - Trung Lương, dự án Nhiêu Lộc - Thị Nghè, dự án đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình, dự án đường cao tốc Bắc Nam. Một số công trình cầu gồm cầu Bồng Sơn, cầu Tuyên Sơn, cầu Rạch Miễu, cầu Thạch Hội, cầu Hương An.
Hiện, Tổng công ty quản lý và sử dụng khu đất có diện tích 1.063,5m2 tại TP Đà Nẵng. Đây là khu đất được Nhà nước giao, có thu tiền sử dụng đất.
M.K
Theo nhandan.com.vn
Giao dịch hợp đồng tương lai VN30 tăng hơn 70% trong tháng 2 Sở GDCK Hà Nội (HNX), ngày 7-3, cho biết, trên thị trường chứng khoán phái sinh, giao dịch hợp đồng tương lai chỉ số VN30, trong tháng 2, thanh khoản tăng mạnh so với tháng trước, khối lượng giao dịch (KLGD) bình quân đạt 133.904 hợp đồng/phiên, tăng 70,36% so tháng trước. Trong đó, phiên có KLGD cao nhất 204.584 hợp đồng vào...