Thua keo này ta bày keo khác
Thi rớt ĐH chẳng qua chỉ là một lần vấp ngã trên đường đời đầy chông gai. Tất cả vẫn còn ở phía trước nếu bạn trẻ không quá “bi kịch hóa” chuyện thi rớt của mình.
Năm nào cũng vậy, cứ sau mỗi kỳ thi ĐH-CĐ rầm rộ, người ta lại nghe những câu chuyện buồn về cách hành xử nông nổi của một số bạn trẻ vì thi rớt.
Khi thi ĐH-CĐ nên dỡ bỏ các áp lực, giữ tinh thần thoải mái, lạc quan. Dù đậu hay rớt đó chỉ là một trong những kinh nghiệm của cuộc đời. Trong ảnh: Hai thí sinh vui vẻ ra về sau kỳ thi tuyển sinh khối C ở Trường ĐH KHXH&NV TP.HCM. (Ảnh: Thuận Thắng)
Như “mất cả cuộc đời”
Trong ký ức nghề nghiệp của mình, chuyên viên tâm lý Ngô Minh Uy (Trung tâm tâm lý học ứng dụng Sông Phố) nhớ nhất câu chuyện về D.. Số là khi biết mình thi rớt ĐH, D. lẳng lặng vào phòng riêng chốt trái cửa, cả ngày chẳng thèm nói chuyện với ai. Bực mình, ba D. quát: “Mày không cố gắng học, giờ lại thế hả”. Hôm sau D. ra ngoài một lát rồi lại về phòng riêng. Gọi mãi không thấy con trả lời, mẹ D. hốt hoảng cho người phá cửa phòng thì thấy D. đang vật vờ bên mấy vỉ vỏ thuốc ngủ lăn lóc.
Khác với D., N. bỏ nhà đi hoang sau khi biết tin rớt ĐH. Chia sẻ với nhà tham vấn, N. kể mình có người anh giành được học bổng toàn phần du học Mỹ, còn họ hàng nội ngoại ai cũng thành đạt và học cao. Theo N., chính điều đó đã gây áp lực lớn khiến cô quyết rời xa gia đình. “Tôi cảm thấy mình có lỗi, vô tích sự và chẳng xứng đáng sống trong nhà nữa. Tôi ra đi để bảo vệ truyền thống gia đình và tìm ý nghĩa cuộc sống” – N. tâm sự.
Không như D. và N., T. đã không giữ được mạng sống. Cô gái xấu số này đã gieo mình từ tầng ba, ngay tại ngôi trường mà cô và bạn bè vừa trải qua những năm tháng học trò. Cha mẹ T. cho biết lúc lo hậu sự cho con, họ đã phát hiện một cuốn nhật ký mới toanh. Trong những trang viết ấy, T. ghi lại những kỷ niệm tuổi học trò bằng giọng văn buồn da diết và kết thúc bằng câu “Vĩnh biệt A4 thân yêu!”.
Một số bạn trẻ dù chưa hề biết kết quả thi cử đã vội có hành vi nông nổi, điển hình là vụ bạn T.C.S., học sinh Trường THPT chuyên L. (Quảng Ngãi), tự tử bằng thuốc trừ sâu sau khi làm bài không tốt trong kỳ thi ĐH năm 2010. Trong đám tang của S., bạn bè ai cũng không cầm được nước mắt khi đọc những dòng thư tuyệt mệnh của cậu học trò gửi cha mẹ: “Khi đọc được những dòng này thì có lẽ con đã đi về thế giới khác, không giọng nói, không tiếng cười. Đây là lần thứ ba con nghĩ đến cái chết… vì con không dám đối diện với ngày mai”.
Đừng nên phóng đại thất bại!
Trao đổi về chuyện bạn trẻ hành động nông nổi vì thi rớt, TS Andy Phạm (ĐH Quốc tế Florida, Hoa Kỳ) cho rằng có sự phóng đại thất bại trong thi cử thành thất bại của cả đời người. Theo ông, thất bại trong một lần/lĩnh vực không có nghĩa là sẽ thất bại trong những lần khác/lĩnh vực khác. Ông nói: “Thất bại không chỉ bình thường mà còn là cơ hội học hỏi cách để thành công trong tương lai, do biết rõ mình hơn, có kinh nghiệm hơn”.
Sự phóng đại thất bại ấy, theo TS Lê Nguyên Phương (ĐH Chapman, Hoa Kỳ), bắt nguồn từ những áp lực. Lúc nhỏ là áp lực phải được điểm cao hoặc phải đứng nhất nhì lớp, lớn lên là phải vào được ĐH thì gia đình, dòng tộc mới “nở mày, nở mặt”. Bên ngoài xã hội, việc coi trọng tấm bằng gây thêm áp lực “chỉ có thể mưu sinh và thoát khỏi đói nghèo bằng con đường ĐH”…
Hai vị TS cho rằng tất cả áp lực ấy dồn hết vào kỳ thi và quan niệm “được ăn cả, ngã về không” dễ khiến người trẻ coi kỳ thi như là tất cả đời mình, thi rớt là mất cả cuộc đời. Vào thời điểm nhạy cảm đó, thay vì đồng hành, chia sẻ, động viên con cái thì cha mẹ lại chỉ trích, chê bai, la mắng. Trong tình cảnh này, nếu xã hội thiếu dịch vụ hỗ trợ tâm lý hoặc bạn trẻ chưa có thói quen nhờ sự hỗ trợ của chuyên viên tâm lý thì thật nguy.
Video đang HOT
Vì vậy, giải pháp phòng ngừa vấn nạn trên, theo hai vị TS, chính là dỡ bỏ các áp lực “chết người” đó. TS Phương nói: “Mỗi người có tiềm năng và bản sắc riêng. Cha mẹ muốn con hạnh phúc thì đừng ép buộc chúng làm theo ý mình mà cần cổ vũ, động viên, tạo điều kiện cho con tỏa sáng theo cách của chúng”.
Theo TS Andy Phạm, trong suốt quá trình đi học của trẻ, mối dây liên kết gia đình – nhà trường – chuyên viên tâm lý cần hoạt động hiệu quả để trao đổi về chuyện học hành, bạn bè, tâm lý của trẻ, từ đó kịp thời hỗ trợ trẻ. Theo ông Andy Phạm, nhờ chuyên viên tâm lý hỗ trợ là thói quen tốt, xã hội cần mở rộng và nâng chất loại hình dịch vụ không thể thiếu này. “Có khi chỉ cần ai đó lắng nghe là có thể cứu một mạng người”, vị TS nói.
Trong tình huống con thi rớt, TS Phương gợi ý cha mẹ cần trò chuyện, cùng con mô tả vấn đề, gợi mở để con thoải mái biểu lộ cảm xúc, sau đó cùng thảo luận giải pháp theo kiểu “thua keo này ta bày keo khác”. TS Phương lưu ý: “Cha mẹ tuyệt đối không chỉ trích hay dùng ngôn từ mang tính đánh giá khả năng khiến trẻ thêm mặc cảm”.
Theo Thái Bình
Tuổi Trẻ
Những tai nạn nhớ đời tại phòng thi tốt nghiệp
Chép trộm bài của bạn nhưng lại nhìn nhầm tờ làm sai, cúi xuống nhặt bút thì bài làm bay theo gió ra cửa sổ hoặc kiêng cữ nhiều rồi bất ngờ ăn ngon nên bị đau bụng... là những tai nạn không thể ngờ và đầy đau đớn của các bạn trẻ.
Cuối tuần này, thí sinh lớp 12 bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT, dưới đây là những kinh nghiệm "xương máu" của các bạn đã bị trượt khi tham gia cuộc thi này.
Tai nạn đến từ mảnh giấy
"CMND được làm từ khi mình học THCS, lúc còn nặng hơn 90 kg. Đến lớp 12 thì mình thay đổi hẳn, chỉ còn 50 kg, và do bị tai nạn nên mình cũng đã sửa mũi lại. Chưa hết, lúc đi thi mình còn đeo lens. Tất nhiên là mình không hề nhận thức được vấn đề là trông mình hoàn toàn khác so với CMND.
Đến ngày thi đầu tiên thì giám thị không cho mình vào và đòi lập biên bản vì nghi thi hộ. Mình đã phải gọi bố mẹ, thầy hiệu phó đến để xác minh trường hợp của mình. Vào phòng mình còn bị giám thị "soi" rất kĩ không tài nào nhúc nhích được nữa. Mấy ngày sau đi thi phải cầm theo tờ giấy xác nhận của trường nếu không sẽ rất phiền phức" - (Vân Nghi, 19 tuổi, Nha Trang) chia sẻ.
Hãy chuẩn bị đầy đủ những giấy tờ mà thầy cô dặn dò, nếu thiếu món nào hãy hỏi ngay để có cách giải quyết.
"Hôm đi thi Toán, không hiểu sao máy tính của mình lại có vấn đề. Mình không làm bài tốt, cuối giờ dò lại thì phát hiện sai mất 2 câu. Mình tức quá xé vụn luôn tờ đề và giấy nháp quăng vào thùng rác. Hậm hực về đến nhà mới sực nhớ giữa hai tờ đó mình có kẹp cả... phiếu báo danh. Chạy nhanh lại trường thì thùng rác đã được dọn sạch. Xong! Kết quả là môn thi cuối cùng phải xuống phòng hội đồng chụp hình đủ các kiểu, lăn tay, gọi điện xác minh khắp nơi mới được bước vào phòng thi dưới ánh mắt dò xét của giám thị" - (Ngọc Sơn, 19 tuổi, Cần Thơ).
Vì thế, sĩ tử cần chuẩn bị đầy đủ tất cả giấy tờ mà thầy cô dặn dò, nếu thiếu món nào hãy hỏi ngay để có cách giải quyết. Bạn nên để phiếu báo danh, CMND, giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời (nếu là thi đại học) vào một bìa riêng, sau khi giám thị kiểm tra xong, hãy cất ngay vào cặp. Hình ảnh trên các loại giấy tờ phải thống nhất. Nếu ảnh CMND và bạn bây giờ gần như là... hai người khác nhau thì tranh thủ đi làm lại đi bạn nhé, để tránh những phiền phức không đáng có.
Chẳng những thi rớt mà còn bị cấm thi 3 năm
"Mình đã mất 3 năm chờ đến một kỳ thi chỉ vì chiếc di động. Mình để di động trong túi nhưng đã cẩn thận tắt máy. Hết giờ, mình đi lên nộp bài, không hiểu thế nào mà điện thoại rơi ra. Giám thị bắt lập biên bản ngay. Sau một hồi tranh cãi để tự bảo vệ quyền lợi, mình bị bảo vệ hộ tống thẳng thừng ra khỏi phòng sau khi đã kí vào gần 10 cái biên bản. Về xem lại quy định mới thấy đúng là mình đã quá bất cẩn" - (Quỳnh Anh, 21 tuổi, Huế) kể lại sự cố đáng tiếc.
Đây không chỉ là vấn đề của Quỳnh Anh mà hàng năm, tại kỳ thi tốt nghiệp có không ít bạn bị đình chỉ thi vì mang điện thoại di động vào phòng thi. Vì thế các bạn tuyệt đối làm đúng quy định này, nếu không sẽ bị lập biên bản ngay tại phòng thi.
Đừng mang điện thoại khi đi thi nhé! Đó là cách tốt nhất để tránh những trường hợp xấu nhất có thể xảy ra.
"Mình đem bảng tuần hoàn Hóa học vào phòng thi, không thấy giám thị nhắc nhở gì cả nên mình cứ nghĩ rằng được phép. Tới khoảng 2/3 thời gian, giám thị đi đến chỗ mình và tịch thu bài với lí do mình mang theo tài liệu, bắt mình kí tên vào cả chục biên bản trong sự ngỡ ngàng. Sau đó mình được mấy chú áo xanh dẫn ra khỏi phòng, kí tiếp một mớ biên bản nữa rồi ngồi "uống trà" với các chú. Hết giờ thi, lại được "hộ tống" ra khỏi trường và báo về gia đình. Thế là mình bị cấm thi 3 năm" - (Thanh Tuấn, 23 tuổi, TP.HCM) kể.
Với tai nạn này, sĩ tử cần ghi nhớ là có những thứ từ rất lâu rồi đã không được phép đem vào phòng thi như Atlat có ghi chú, bảng tuần hoàn, máy tính có thẻ nhớ....
Vào phòng thi, không được quá dễ dãi
"Đồ thị hàm số là phần khá dễ trong bài thi Toán. Nhưng chắc vì run quá nên lúc ấy mình lại làm trầy trật mãi không được. Bỗng nhiên mình nhìn thấy ở bàn trên, cô bạn kia đang hì hụi làm tới tờ thứ hai rồi, còn tờ thứ nhất thì đang để kế bên, phần đồ thị... hiện nguyên hình trước mặt mình. Thế là mình cắm cúi copy. Vì ngồi xéo xéo nhau nên cô bạn kia cũng "đánh hơi" thấy mình đang dòm bài, cũng tốt bụng đẩy tờ giấy đến gần mình một chút.
Nhờ copy qua được câu đồ thị nên mình bình tĩnh hơn và làm tốt các câu sau. Hết giờ, theo số báo danh mình lên nộp bài trước. Về lại chỗ ngồi, mình chờ để cám ơn cô nàng. Bất ngờ, mình thấy cô ấy thản nhiên vò nát tờ giấy mà mình đã copy phần đồ thị và hiên ngang nộp các tờ còn lại. Hóa ra đó là tờ vẽ sai, cô ấy không muốn bôi xóa trong giấy nên đã xin tờ khác làm lại. Mình tức quá, nhưng cũng tự trách mình quá ngớ ngẩn. Trong khoảng thời gian ngắn như vậy thì sao có người làm đến tờ giấy thứ hai" - một thủ phạm gian lận trong kỳ thi tốt ngiệp 2011 tâm sự.
Hình ảnh về mua thi năm 2011
Bước vào phòng thi, hãy tập trung vào bài làm của mình. Đừng nhắc bài vì bạn sẽ bị lập biên bản hay tệ hơn là bạn đã tạo điều kiện cho một người không có khả năng bước chân vào giảng đường đại học thậm chí là giành cả vị trí của bạn.
Đối với một vài người thì kì thi đại học là một "cuộc chiến sinh tử", nơi mà bạn càng "loại bỏ" được nhiều người thì khả năng đậu của bạn càng cao. Quan trọng nhất, không nên quá đặt lòng tin vào người khác. Nếu may mắn hỏi được kết quả, bạn cũng cần phải kiểm tra kỹ càng.
Gục ngã trước giờ thi
"Mình từ Gia Lai xuống thành phố để dự thi đại học, thuê một phòng khách sạn ở chung với người bạn. Cậu này rất kỹ tính. Mình chẳng hề kiêng ăn món gì cả trong khi nó có cả một danh sách cấm. Gần sát ngày thi, ba mẹ xuống thăm mình. Cả gia đình kéo nhau đi ăn uống "bồi dưỡng". Mẹ gọi thằng bạn mình đi chung luôn. Mọi người ăn hải sản và đủ thứ món nữa, rất ngon.
Tối hôm đó, bạn mình nhập viện vì trúng thực, trong khi cả nhà mình không ai hề hấn gì. Mẹ bạn ấy xuống đến nơi la hét tưng bừng, chửi mắng mình. Về sau, mình nghe nói bạn ấy rớt luôn cả 2 nguyện vọng" - (Trường Nguyễn, 22 tuổi) chia sẻ câu chuyện về ăn uống trong mùa thi.
Chuyện sức khỏe luôn là vấn đề hàng đầu khi thi cử. Ăn đủ bữa, đúng bữa, và đủ chất vì bạn cần sức khỏe để học. Hãy nghỉ ngơi 1 ngày trước khi thi, đừng học gì cả, tránh ăn những món lạ, ăn quá nhiều, bỏ bữa hay ăn hàng quán lề đường.
Khi đi thi, chuyện gì cũng có thể xảy ra.
Chuyện thật như đùa
"Phòng thi Toán của mình khá rộng, thoáng mát, quạt thổi vù vù và mình lại được cô giám thị ghi số báo danh gần cửa sổ. Mình làm bài được 1/3 thời gian thì trong lúc đặt bút xuống để bấm máy tính, cây bút bị rơi. Mình vừa cúi xuống nhặt thì "vèo", tờ giấy thi bỗng theo làn gió mạnh qua cửa sổ bay đi mất. Mình chỉ biết ngồi đơ mặt nhìn theo...." (Thiên An, 19 tuổi, TP.HCM) kể lại tai nạn khó tin của mình.
Trong khi bạn Minh Thư, 20 tuổi (TP.HCM) gặp một sự cố khác: "Mình thi Đại học lần thứ 2. Tối trước khi thi, mình không tắt chuông điện thoại để sáng mai báo thức. Đó hóa ra lại là một sai lầm lớn. Từ lúc mình bắt đầu ngủ đến tận sáng, có khoảng 20, 30 tin nhắn từ bạn bè khắp nơi chúc mình thi tốt. Giấc ngủ của mình vậy là tan nát hết cả".
Theo Hoa học trò
Làm gì khi rớt Đại học? Lúc trước tôi đã đọc rất nhiều bài báo nói về tâm trạng của những người khi thi rớt ĐH, tôi không ngờ là bây giờ mình đang rơi vào tâm trạng ấy. Thật khủng khiếp, tôi thấy trời đất xung quanh mình trong phút chốc biến thành màu đen tăm tối, cái màu đen của sự tuyệt vọng của bản thân và...