Thừa hơn 40.000 GV chương trình mới: Lo nhất là những giáo viên ì
Theo tính toán của Bộ GD&ĐT, chương trình mới nếu áp dụng sẽ có nguy cơ dôi dư khoảng hơn 40.000 giáo viên ở cấp học THCS và THPT. Không ít thầy cô giáo cho rằng, đây không đơn thuần là nỗi lo thất nghiệp.
Đáp ứng nhu cầu đổi mới là thách thức không nhỏ của hàng chục ngàn giáo viên cả nước. Ảnh minh họa: Hải Nguyễn
Sức ì lớn thì khó thay đổi
Nhiều năm là giáo viên bộ môn Công nghệ, cô giáo Phùng Thị Hà (trường THPT Yên Lãng, Hà Nội) cho biết thời gian qua cô cùng đồng nghiệp có nghe nhiều thông tin về nguy cơ thừa giáo viên, nếu chương trình giáo dục phổ thông mới được áp dụng. Nhiều bạn bè của cô dạy học ở các tỉnh lân cận Hà Nội cũng bàn với nhau về những quyết sách sắp tới của tỉnh liên quan đến tinh giản, thuyên chuyển công tác.
Gắn bó và tâm huyết với nghề, cô Hà cho rằng không hẳn là bản thân cảm thấy lo lắng với việc mình sẽ có nguy cơ thất nghiệp, bị “ra rìa” khi chương trình mới được áp dụng. Theo cô, nếu không đổi mới mà vẫn tiếp tục dạy học theo kiểu không gắn liền với thực tiễn, nặng về lý thuyết như hiện tại thì chất lượng học tập và đào tạo khó được cải thiện.
“Cá nhân tôi cho rằng, dạy học cần gắn với thực tiễn ở tất cả các môn, tất cả nhằm hướng học sinh tới tình yêu quê hương đất nước, nhân cách sống, cải tạo cuộc sống, áp dụng khoa học kỹ thuật để cuộc sống tốt hơn lên… chứ học những điều xa vời thì thật sự rất phí. Chính vì vậy, giáo viên phải là người cần thay đổi trước tiên!”- cô Hà cho hay.
Nhìn nhận của nữ giáo viên cho thấy, nếu chương trình mới được áp dụng, thầy cô giáo sẽ đối mặt với nhiều thách thức mới về thay đổi phương pháp dạy học, kỹ năng lựa chọn dữ liệu mở cho chương trình học. Thay vì lo lắng và cảm thấy trở ngại, bản thân những giáo viên đang có sức ì lớn hiện nay cần phải thay đổi.
“Khi đã có kiến thức cơ bản thì giáo viên sẽ phải linh hoạt tùy vào học trò ở vùng miền để có cách điều tiết chương trình dạy học phù hợp với vùng miền, với thực tế diễn ra ở nơi dạy học. Giáo viên cần được tập huấn một cách thực chất, nghĩa là người tập huấn phải hết mình và người được tập huấn cũng phải toàn tâm toàn ý với việc bồi dưỡng. Thầy cô có sức ì lớn quá, sẽ rất khó thành công!”.
Video đang HOT
Đồng tình với điều này, PGS.TS Đặng Thị Oanh – giảng viên ĐH Sư phạm Hà Nội cho rằng, giáo viên lo lắng thất nghiệp trước nguy cơ dư thừa người dạy là có cơ sở. Nhưng bà tin tưởng rằng, luôn có cách để giải quyết tốt mối lo lắng này.
“Điều này phụ thuộc lớn ở sự nỗ lực của giáo viên. Trước đây, sinh viên đào tạo hệ cao đẳng sư phạm đã được học theo hướng tích hợp các môn (hóa – sinh, hóa – địa, lý – hóa…) nên để hoàn thiện phân môn còn lại của bộ môn Khoa học tự nhiên thì thầy cô cần bổ sung một khóa học tín chỉ để có thể vững vàng đứng môn ấy. Có thể trong môn học này sẽ có 2 giáo viên cùng giảng, hoặc chỉ có thể có 1 giáo viên thôi. Tôi tin thầy cô hoàn toàn làm được nếu được bồi dưỡng tập huấn đầy đủ và thầy cô sẵn sàng cho điều này!” – bà nhấn mạnh.
Những tính toán vĩ mô
Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, số giáo viên thừa của các cấp học là 40.264 người. Bộ GD&ĐT khuyến cáo các địa phương trong thời gian tới cần tính toán để cân đối giáo viên ở bậc học này, thậm chí có thể dừng tuyển mới.
Về điều này, theo Cục Nhà giáo, Bộ GD&ĐT, sẽ có 2 hình thức bồi dưỡng giáo viên cho chương trình giáo dục phổ thông mới là đại trà và cốt cán. Theo đó, việc bồi dưỡng giáo viên cốt cán sẽ thực hiện theo hình thức tập trung trong 8 ngày.
Mỗi tỉnh, thành phố chọn ra 2 giáo viên mỗi môn để tham gia khoá học. Sau đó, đội ngũ này sẽ cùng thực hiện việc bồi dưỡng đại trà cho phần lớn giáo viên còn lại.
Khác với hiện nay mỗi giáo viên chỉ dạy một hoặc một số ít khối lớp trong suốt thời gian công tác, giáo viên cốt cán của chương trình mới sẽ dạy học sinh từ lớp 1 đến 5.
Từ năm 2019, việc bồi dưỡng giáo viên đại trà sẽ được triển khai cho lớp 1, năm 2020 là lớp 2 và 6; lần lượt như thế đến năm 2023 là hai lớp cuối 5, 12.
Đối với giáo viên dạy môn tích hợp, từ năm 2018, Bộ sẽ tổ chức bồi dưỡng để có thể dạy phủ sang môn khác chuyên môn đào tạo ở đại học. Mỗi thầy cô sẽ phải học thêm 20 tín chỉ (15 tiết/tín chỉ) cho môn không phải chuyên môn. Ví dụ giáo viên Địa lý học thêm 20 tín chỉ môn Lịch sử và ngược lại.
Theo PNVN
Giáo viên băn khoăn đánh giá thực chất học sinh theo chương trình mới
Khi thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, giáo viên mong được hướng dẫn cụ thể trong việc đánh giá khách quan trình độ, năng lực của học sinh.
Giáo viên băn khoăn đánh giá thực chất học sinh theo chương trình mới (ảnh minh họa)
Bộ GD-ĐT vừa chính thức công bố dự thảo chương trình của 20 môn học và hoạt động giáo dục trong chương trình giáo dục phổ thông mới. Dự thảo được đưa ra để lấy ý kiến của dư luận xã hội và dự kiến chương trình môn học mới chính thức được ban hành vào tháng 4/2018.
Cô Trần Thu Hà, giáo viên trường THCS Trưng Vương, Hà Nội băn khoăn, khi áp dụng chương trình giáo dục phổ thông mới, giáo viên đặc biệt quan tâm đến việc đánh giá học sinh một cách hiệu quả, thực chất, bài bản nhất chứ không phải dựa trên hồ sơ, giấy tờ.
Theo cô Thu Hà, việc đánh giá học sinh theo chương trình mới có thể để cho một số trường thực hiện trước như ngành Giáo dục địa phương có thể về các trường dự giờ học mà không báo trước để xem giáo viên giảng dạy thực tế như thế nào và cách nhìn nhận của học sinh ra sao.
Ngoài ra, nhà trường có thể lấy ý kiến công khai hay đánh giá trực tuyến trình độ của học sinh. Việc đánh giá làm sao thực chất nhất để giáo viên không cảm thấy bỡ ngỡ.
Để đánh giá đúng năng lực, trình độ của học sinh, ông Nguyễn Văn Hòa, Chủ tịch Hội đồng Quản trị trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm Hà Nội nêu quan điểm: Đổi từ mô hình giảng dạy truyền thống sang chương trình giáo dục phổ thông mới là một sự thay đổi có tính hệ thống.
Trước tiên là thay đổi đội ngũ cán bộ quản lý, hiệu trưởng vì đây là những nhân tố quan trọng thay đổi chất lượng đội ngũ giáo viên. Bên cạnh đó, các trường sư phạm phải đi trước một bước trong việc nắm vững đổi mới chương trình giáo dục phổ thông để có thể giảng dạy và đánh giá đúng năng lực của học sinh theo chương trình mới
Thiếu cơ sở vật chất thì không thể thực hiện hiệu quả được
Chương trình giáo dục phổ thông mới có hay đến mấy mà cơ sở vật chất các trường học chỉ mang tính hô hào, không đáp ứng được yêu cầu đổi mới thì sẽ đi vào "vết xe đổ" của những chương trình trước. Đó là quan điểm của ông Nguyễn Văn Hòa, Chủ tịch Hội đồng quản trị trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hà Nội.
Nếu giảng dạy theo tinh thần phát triển năng lực thì đòi hỏi cơ sở vật chất trường học, thiết bị giảng dạy được đầu tư. Nếu chưa đầu tư đồng loạt cùng một lúc được thì Nhà nước cũng nên đầu tư từng bước cho các địa phương, trường học.
Theo thầy giáo Nguyễn Văn Hòa, Chủ tịch Hội đồng quản trị trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm, để thực hiện tốt việc xây dựng cơ sở vật chất trường học, ngoài ngân sách của Nhà nước đầu tư về cơ sở vật chất thì ngành Giáo dục cần thực hiện công tác xã hội hóa, thu hút sự đầu tư của các tổ chức, cá nhân, các tầng lớp nhân dân.
Chúng ta nên tăng cường kêu gọi các nhà đầu tư phát triển các trường học ngoài công lập giảng dạy chất lượng cao.
Đồng ý với quan điểm trên, cô Trần Thu Hà nêu ý kiến, khi nhà trường thực hiện chương trình hoạt động trải nghiệm rất cần được đầu tư về cơ sở vật chất, thiết bị giảng dạy. Muốn đạt được mục tiêu này, ngoài việc huy động nguồn vốn đóng góp của Nhà nước rất cần sự đóng góp từ công tác xã hội hóa giáo dục
Theo VOV
Học sinh, phụ huynh muốn được nghỉ học để xem U23 Việt Nam- Uzbekistan Nhiều học sinh, phụ huynh háo hức muốn được nhà trường cho nghỉ học để xem chung kết bóng đá giữa đội tuyển U23 Việt Nam và Uzbekistan vào chiều 27/1. ảnh minh họa Trận chung kết giải U23 châu Á 2018 giữa đội tuyển Việt Nam và Uzbekistan sẽ diễn ra lúc 15h ngày thứ Bảy (27/1) trên sân Thường Châu (Giang...