“Thưa cô, em không muốn là một con rối!”
Đó là lời chia sẻ của Phương Thanh, nữ sinh lớp 12 tại Thái Nguyên muốn gửi đến cô giáo chủ nhiệm của mình. Phương Thanh cho biết, hiện tại em chỉ muốn nhanh học hết lớp 12 để được đi thật xa và sống cuộc đời tự do.
Hình minh họa từ cảnh phim “Garon manqué” (tên tiếng Anh là “Tomboy”, một bộ phim về đề tài đồng tính nổi tiếng tại Pháp năm 2011.
Mới đây, thông qua dự án “Mắt không màu” (dự án của một nhóm bạn trẻ trên mạng xã hội, tiếp cận với những câu chuyện đặc biệt, khó nói), nữ sinh Thái Nguyên đã gửi gắm những lời tâm sự của mình đến cô giáo và bố mẹ, với mong muốn được sống là chính mình.
VietNamNet xin trích dẫn lại bài viết của Phương Thanh.
“Là một người trong cộng đồng LGBT thì bình thường, nhưng ở nơi em sống thì việc yêu thích ai lại trở thành một rắc rối lớn.
Hồi ấy, một bạn học cùng lớp tiết lộ chuyện của em và người yêu em cho giáo viên chủ nhiệm. Từ đó, khó khăn ập đến với em.
Ở nhà, bố mẹ gặng hỏi em rất nhiều, còn đến lớp, cô thường gọi vào phòng, nói với em mối quan hệ đúng mực là như thế nào, và em không được “lệch chuẩn”.
Em có cảm giác mình là con rối bị cô điều khiển. Bố mẹ cũng nghe cô “răm rắp”. Em thấy cuộc sống bí bách, thấy buồn, và các cơn trầm cảm tìm đến (trước đây em vốn bị trầm cảm nhẹ rồi).
Cũng từ sự việc ấy, em quan tâm nhiều hơn đến các hoạt động cộng đồng, em đọc nhiều hơn, thấu cảm hơn và biết chia sẻ với những người cùng cộng đồng. Dù trước đó em không quan tâm, nhưng “gặp khổ” rồi nên hiểu các bạn trong cộng đồng khổ như thế nào, từ đó em biết tôn trọng sự khác biệt hơn.
Em vẫn nhớ một năm trước, em còn nhiều bức bối nên khi mọi người bàn tán và nói sai về cộng đồng LGBT, em đã lên tiếng để họ biết rằng họ hiểu chưa đúng. Mọi người xung quanh thấy em phản ứng vậy thì nói ra nói vào, bảo em láo vì cãi lại cô giáo. Họ còn đổ lỗi rằng “vì con Thanh bê đê nên mới như thế”.
Bây giờ, em chọn sự im lặng, cô giáo có nói chưa đúng em cũng không phản biện, không thể hiện ra suy nghĩ của bản thân nhiều như trước. Có lẽ, em bị bất lực và sợ sự phản ứng từ mọi người.
Video đang HOT
Em mong rằng giáo viên là những người có nhãn quan rộng mở, kiến thức về thế giới đa dạng, tôn trọng sự khác biệt, chứ không phải người điều khiển lối sống, tình cảm của học sinh theo suy nghĩ riêng của mình.
Còn bây giờ, em chỉ mong được ra khỏi cấp 3, đi thật xa và sống một đời tự do hơn”.
Bức tranh do Phương Thanh vẽ (ảnh: Mắt không màu).
Chia sẻ với VietNamNet, Phương Thanh cho biết, khi sự việc vừa xảy ra, em cũng đã tìm cách tâm sự, nói chuyện thẳng thắn để cô giáo hiểu hơn về em, về cộng đồng LGBT, tuy nhiên em không tìm được sự đồng cảm từ cô.
“Em còn có cảm giác là cô hơi ác cảm với em. Thấy không thể làm cô thay đổi cách nhìn về mình, em lựa chọn nói dối, rằng em không thích người cùng giới, chúng em chỉ là bạn bè”.
Câu chuyện của Phương Thanh hiện đang được chia sẻ trên nhiều trang mạng xã hội. Em tâm sự: “Em không mong ước gì cao xa, chỉ muốn cô giáo đối với em bình đẳng như các bạn khác. Em biết, ngoài kia có những bạn cũng gặp hoàn cảnh như em. Vì vậy, em kể câu chuyện của mình, hi vọng có thể tác động tích cực hơn đến các thầy cô, những người ngày ngày đứng trên bục giảng, dạy chúng em kiến thức”.
11 năm liền là học sinh giỏi, chỉ còn một năm để cô nữ sinh lớp 12 có thể cất cao đôi cánh và bay đi. Mong rằng em có thể giữ tinh thần lạc quan, nỗ lực để đạt kết quả tốt.
(Tên nhân vật đã được thay đổi)
Khánh Hòa
Theo vietnam
Nữ sinh thi THPT Quốc gia: Mẹ ung thư, bố bị thận và ước mơ kiếm thật nhiều tiền
Trước hoàn cảnh khó khăn, cô nữ sinh lớp 12 mong muốn sau này sẽ thật thành công, kiếm được nhiều tiền để chữa bệnh cho bố mẹ.
Ba mắc bệnh thận, mẹ bị ung thư
Là một trong những thí sinh dự thi THPT Quốc gia 2019, hoàn cảnh của em Phạm Thị Thu Hồng (xóm 13, thôn Đục Khê, xã Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội) nhận được sự quan tâm của thầy cô và bạn bè . Nhà Hồng có 3 anh chị em, Hồng là con cả. Dưới em vẫn còn một em gái đang học lớp 7 và em trai đang học lớp 4.
Trước đây, bố em bị sỏi thận và trĩ nên không làm được việc gì nhiều. Sau khi mổ xong, có thể làm một vài việc nhẹ trở lại thì lại hay tin mẹ bị ung thư buồng trứng. Gia đình hoàn toàn khánh kiệt sau hai ca phẫu thuật của bố mẹ. Thế nhưng mọi chuyện chưa dừng lại ở đó. Phẫu thuật xong, mẹ Hồng lại phát hiện có u ác tính ở vú. Từ đó, mỗi tháng một lần, hai mẹ con lại phải đi hóa trị một lần.
'Từ đầu năm học lớp 12 cứ 21 ngày một lần mẹ lại phải ra Hà Nội để truyền hóa chất và em lại phải nghỉ học để ra chăm mẹ. Nhà em là nhà thuần nông, bố mẹ đều là nông dân nên vướng vào bệnh tật hoàn cảnh lại càng khó khăn. Mẹ em hiện nay thì cũng đỡ hơn dạo vừa đi truyền hóa chất về nhưng cơ bản là vẫn còn yếu và chưa làm được nhiều việc cho lắm.' - Hồng bộc bạch.
Nữ sinh Phạm Thị Thu Hồng
Khoảng một, hai tháng nay đỡ hơn thì mẹ em đi bán đồ ăn sáng dạo, kiếm được chỉ khoảng 40-50 ngàn một ngày. Còn bố em thì công việc là đi xây, khi nào có việc người ta gọi thì đi. Thế nhưng bố chỉ làm được khoảng 15-20 công một tháng (4 triệu), có tháng mưa gió không đi được có khi lại ở nhà. Mẹ em thì quê ở tận trong Thanh Hóa xa xôi nên người thân cũng không giúp đỡ được nhiều.
Bệnh hiểm nghèo mà điều trị thì không biết bao nhiêu tiền cho đủ, nhưng may mắn nhà em có sổ hộ nghèo và thẻ bảo hiểm nên số tiền chữa bệnh cũng giảm đi phần nào. Tuy vậy, nhiều lúc gia đình Hồng vẫn rất chật vật để xoay sở mua thuốc chữa bệnh cho mẹ. Biết hoàn cảnh gia đình khó khăn, bố mẹ vất vả nên 3 chị em Hồng luôn ngoan ngoãn, chăm chỉ học tập và bảo ban nhau giúp đỡ bố mẹ việc nhà.
Luôn nằm trong top của lớp và thường xuyên đi thi học sinh giỏi
Tuy nhà có sổ hộ nghèo nhưng chiếu theo sổ thì số học phí chỉ giảm được chỉ khoảng 300-400 ngàn, tiền học của Hồng vẫn còn khoảng 5 triệu. Nhà trường cũng có hỗ trợ một phần vào ngày Tết. Bây giờ tuy đã học hết năm rồi nhưng nữ sinh vẫn chưa có đủ tiền để đóng hết học phí.
Vì chăm chỉ học tập, cần cù, siêng năng nên Hồng luôn được thầy cô và bạn bè trong lớp yêu quý. Có lẽ do thấu hiểu hoàn cảnh khó khăn của gia đình mình nên nữ sinh không cho phép bản thân ngưng phấn đấu.
Thu Hồng (ngoài cùng bên trái) chụp ảnh với các bạn cùng lớp
Hồng luôn nằm trong số các bạn học giỏi của lớp, bên cạnh đó em còn gặt hái được một số giải học sinh giỏi của huyện và của trường như: 2 giải Khuyến khích môn Toán thi học sinh giỏi cấp trường; giải Ba môn Văn cấp trường; giải Khuyến khích môn Lịch sử cấp trường; giải Khuyến khích cấp thành phố cuộc thi Tích hợp liên môn khoa học trẻ và giải Ba môn Sinh học cấp huyện.
Tài sản quý giá nhất của Hồng trong học tập có lẽ là những tờ giấy khen, giấy chứng nhận
'Ước mơ thật thành công để kiếm tiền chữa bệnh cho bố mẹ'
Hồng tâm sự: ' Em có định học và thi các ngành khối quân sự công an vì muốn đỡ tiền nuôi của bố mẹ nhưng đợt vừa rồi em đi khám tuyển thì trượt vì chiều cao nên em chuyển hướng qua các khối ngành luật.
Em luôn giấu bố mẹ em về ước mơ của mình vì điều kiện không cho phép mà mẹ lại không lo cho em được nên em sợ mẹ buồn. Em rất muốn đi học để tiếp tục con đường và ước mơ của mình nhưng cứ nghĩ đi nghĩ lại lại thấy khó khăn quá...'
Những ngày đi thi THPT quốc gia vừa rồi tuy mẹ cũng rất muốn đưa em đi thi nhưng điểm thi cách xa nhà, xe máy lại không có cộng sức khỏe không cho phép nên mẹ đành nhờ một chú hàng xóm chở em đi. Hồng cho biết bài thi em làm tạm ổn, môn Toán em được 8 điểm còn môn Văn thì được khoảng 7 điểm.
Nữ sinh luôn lạc quan và nghị lực dù hoàn cảnh gia đình thiếu thốn, khó khăn
Khi được hỏi về mong muốn của mình, cô nàng chỉ nói: 'Em thực sự mong muốn có được sự giúp đỡ để vượt qua lúc khó khăn này và có thể đỗ đại học để mai sau thật thành công, kiếm được nhiều tiền phụ giúp, chữa bệnh cho bố mẹ và nuôi các em ăn học.'
Trước mắt Hồng là vô vàn thử thách mà cuộc sống đặt ra, với những khó khăn mà em đã vượt qua, tôi tin tưởng và cầu mong những ước mơ của em sớm trở thành hiện thực.
Theo baodatviet
Bạn đọc viết: Tâm sự của cô giáo lớp 1 Đọc bài viết "Phụ huynh bênh con, thầy cô phải sợ học trò" của cô giáo L.T. trên báo Dân Trí, tôi bất chợt nhớ về lời tâm sự dịp cuối năm của một cô giáo lớp 1. Sáng đầu tuần đưa con gái đến trường sớm, tôi tranh thủ chào hỏi cô giáo chủ nhiệm của con. Biết tôi cũng là nhà...