Thử xác lập hệ giá trị căn bản của con người
Theo dõi và quan tâm tới chủ đề “Việt Nam vẫn đang đi tìm triết lý giáo dục?”, khởi xướng từ một đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước của Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, TSKH Phan Hồng Giang gửi tới VietNamNet bài viết với tiêu đề “Thử bàn về triết lý giáo dục”. Ông cho rằng, việc có tác động chi phối tổng thể khi đổi mới giáo dục là xác lập hệ giá trị căn bản của con người trong bối cảnh mới. Dưới đây là bài viết của ông.
Niềm vui đến trường của bé trong ngày khai giảng. Ảnh: Lê Anh Dũng
Chung ta đêu biêt, trong nghê thuât đưa ra nhưng quyêt sach đê xư ly tinh huông sao cho hiêu qua nhât thi điêu tôi quan trong la chon đung hương ưu tiên, chon đung khâu đôt pha.
Giao duc nươc ta đang đưng trươc yêu câu phai co sư “ đôi mơi căn ban, toan diên” thi viêc câp bach nhât, co tac đông chi phôi tông thê, theo thiên y cua chung tôi, chinh la viêc xac lâp hê gia tri căn ban cua con ngươi ma giao duc cân va phai đao tao nên (cung vơi trach nhiêm cua gia đinh va toan xa hôi) theo yêu câu cua sư phat triên đât nươc trong nô lưc đông hanh cung nhân loai.
Noi môt cach khac, đây chinh la triêt ly giao duc, la muc tiêu hoc lam ngươi cua hoat đông giao duc.
Ơ đây xin thư nêu ra môt sô gia tri ma chung tôi cho la cơ ban nhât, ly tương nhât, cân đươc biên thanh nhưng phâm chât đai tra – trong môt xa hôi văn minh – đôi vơi moi thanh viên trương thanh cua xa hôi. Đo la con ngươi:
Video đang HOT
1. Co đu tri thưc va ky năng đê lam ra cua cai (vât chât va tinh thân), đu năng lưc lam cho no sinh sôi, luôn biết tự loại bỏ những điều còn khiếm khuyết của mình, tư đo ma co thê lam giau môt cach chinh đang cho ban thân, cho gia đinh va xa hôi, gop phân lam cho nươc manh.
2. Y thưc ro rang minh la môt công dân vơi tư cach la chu nhân thưc sư cua đât nươc, biêt hiên thưc hoa đây đu nhưng quyên cơ ban cua con ngươi theo đung tinh thân va lơi văn đa đươc ghi trong Hiên phap, nhơ đo ma thoat khoi thân phân u am, thê lương cua nhưng “ thân dân” thu đông, luôn phai chiu canh bi ep buôc, bi sai khiên bơi quyên uy, tiên bac va nhưng lơi le mi dân. Luôn khao khat tim hiêu thê sư, thơi cuôc, biêt tinh tao, chu đông suy nghi băng cai đâu cua minh đê co thê xac đinh đung chô đưng cân thiêt, góp phần tích cực thúc đẩy sự tiến bộ xa hôi.
3. Không chi đong khung môi quan tâm cua minh trong pham vi biên giơi quôc gia, ma con co thê mang danh la “công dân toan câu”; không nấp sau tấm mộc “đặc thù dân tộc” để báng bổ, bài xích nhưng gia tri phô quat cua toan nhân loai; biêt tham gia du it du nhiêu vao viêc giai quyêt nhưng vân đê toan câu như tinh trang biên đôi khi hâu va nươc biên dâng, ô nhiêm môi trương va dich bênh, đoi ngheo.
4. Thâu hiêu răng trên đơi nay không co giá trị nào cao hơn ban thân sư sông đê tư đây biêt quy trong tinh mang, phâm gia cua chinh minh va cua moi ngươi, biêt “ thương ngươi như thê thương thân“, biêt tuân thu cac chuân mưc đao đưc phô biên, cac quy ươc công đông va khê ươc xa hôi đê không bao giơ xâm hai gia tri quy bau đo, không bao giơ gây ra cho ngươi khac nhưng gi ma chinh minh không thich người khác gây ra cho mình.
5. Thưa nhân răng trên đơi nay “bach nhân bach tinh”, răng luôn tôn tai – như một tất yếu khách quan, sư khac biêt giưa cac nhom ngươi vê quyên lơi, sư hiêu biêt va đưc tin, đê không thây kho chiu – hay tê hơn, không trân ap (!) nhưng ngươi khac minh, tranh cho xa hôi khoi lâm vao canh chia re không đang co, tư đây cung nô lưc đi tim cai chung, giam thiêu điêu di biêt đê co thê cung nhin vê môt hương nhăm đat muc tiêu ” dân giau, nươc manh; xa hôi dân chu, công bằng, văn minh; con người tự do, hạnh phúc”.
6. Biêt sông khoe khoăn, lanh manh; luôn tự nhắc nhở răng ơ nhưng trương hơp may măn, tâm hôn va tri tuê sung man thương tim đên nương nhơ nơi cơ thê kiên khang.
7. Biêt tiêt chê thoi quen “thich đu thư” (phai chăng la bâm sinh ?) đê co thê sông thanh than trong sư hoa đồng vơi moi ngươi, vơi thiên nhiên; cam nhân đươc cai tinh, cai đep cua muôn măt cuôc đơi thương nhât, của nghệ thuật đê co thê đat tơi điêu co le la cao diêu nhât – biêt sông hanh phuc.
Tât nhiên, hê gia tri tôi tam nêu ra trên đây không thê la đơn nhât. Rât mong cac bâc thưc gia , cac ban đoc gân xa cung ban bac đê tiên tơi xac lâp môt triêt ly giao duc hoan chinh co thê lam điêm xuât phat tin cây cho cac hoat đông giao duc tiêp theo như hoàn thiện đội ngũ và cơ chế, chính sách quản lý giáo dục; soạn thảo, đổi mới chương trình, sách giáo khoa; nâng cao chất lượng , phương pháp học và giảng dạy; thay đổi cơ bản phương thức kiểm tra, đánh giá học sinh v.v…
Theo VNN
Giáo dục phổ thông: Chú trọng dạy làm người
Cải thiện mức lương để thầy không phải "sống mòn"; Giáo viên sư phạm phải được tuyển chọn, đào tạo nghiêm túc; Giảm tải chương trình học, thay đổi mục tiêu giáo dục phổ thông là dạy làm người; Nhà giáo là nhà khoa học được giảng dạy theo phương cách riêng.
Những vấn đề về Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông đã được các nhà nghiên cứu, nhà quản lý giáo dục trao đổi tại hội thảo do Trường ĐH Sư phạm TP.HCM tổ chức hôm 15/4.
"Chừng nào người thầy giáo còn dành thời gian dạy thêm để tăng thu nhập, chừng nào mà nhân cách của người thầy giáo còn bị tiền bạc, vật chất cám dỗ thì chừng đó đổi mới giáo dục phổ thông không thể thành công" - TS Đoàn Hữu Hải, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, phát biểu.
Giáo viên "sống mòn": Khó đổi mới giáo dục
GS-TSKH Lê Ngọc Trà phân tích: Vấn đề thiết yếu nhất, thậm chí có tính chất quyết định để đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục phổ thông là vấn đề lương giáo viên và người làm công tác giáo dục. Chúng ta muốn các thầy cô giáo hết lòng vì sự nghiệp giáo dục nhưng đồng lương trả cho họ lại không đủ sống. Không thay đổi tình trạng hiện nay, mọi ý định và kế hoạch dù tốt đẹp đến đâu cũng sẽ khó mang lại kết quả thực tế.
Cùng quan điểm, PGS-TS Trần Hữu Tá nêu: "Chất lượng đào tạo giáo viên chỉ có thể đáp ứng đúng mức yêu cầu khi mà đội ngũ giảng viên sư phạm được đãi ngộ, đầu tư xứng đáng. Họ phải được tạm yên tâm về vấn đề kinh tế, không đến nỗi lâm cảnh sống mòn (hiện tiến sĩ cũng chỉ nhận lương tháng non 3 triệu đồng), luôn bị nợ áo cơm ghì sát đất! Quan trọng hơn, họ không sợ bị bào mòn về chuyên môn, được tiếp tục học tập, bồi dưỡng cho những bậc cao hơn, ở những lớp tập huấn dài hạn có chất lượng cả trong và ngoài nước".
Học sinh Trường THPT Lê Quý Đôn (TP.HCM) trong một giờ học.
PGS-TS Bùi Mạnh Hùng, Phó Trưởng khoa Ngữ văn, cho biết: "Chất lượng giáo viên phản ánh đầy đủ nhất tiềm lực của một nền giáo dục. Giả sử một thảm họa nào đó, trường học bị cuốn trôi, chương trình và sách giáo khoa bị cháy rụi, thầy và trò phải ra đồng dựng lều mà dạy học thì vẫn còn có hy vọng về một nền giáo dục tốt nếu có những người thầy thạo nghề và tâm huyết. Còn nếu một nền giáo dục mà mọi thứ đều "hoành tráng", chỉ trừ ông thầy, vốn chỉ là những học sinh phổ thông trung bình, vào nghề với sự bất đắc dĩ, vừa dạy học, vừa bươn chải kiếm sống thì có thể nói một cách quả quyết là nền giáo dục đó không có tương lai".
GS-TSKH Lê Ngọc Trà đề nghị: "Không có thầy giỏi sẽ không có trò giỏi. Những tư tưởng mới, những phương pháp mới phải bắt đầu ở các trường ĐH sư phạm, ở nơi đào tạo các thầy giáo tương lai". PGS-TS Trần Hữu Tá đồng tình: "Những sản phẩm của các trường ĐH sư phạm chỉ thực sự ưu hạng khi ngay từ khâu tuyển sinh đã thu hút được học sinh giỏi. Đồng thời, sau khi tốt nghiệp ra trường nhất thiết phải có việc làm và phải sống được bằng lương như Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thiện Nhân đã từng đoan quyết thì mới níu chân được người giỏi".
Đổi mục tiêu, giảm chương trình
Đóng góp về đổi mới giáo dục phổ thông, TS Huỳnh Thanh Triều, Phó Hiệu trưởng, nói: "Chương trình phổ thông của chúng ta quá nặng, đòi hỏi của chúng ta đối với học sinh quá cao. Tôi nghĩ giáo dục phổ thông nên thiên về hình thành con người hơn là vội vàng đào tạo nhân tài. Nhiều phát biểu của học sinh đã tốt nghiệp phổ thông du học ở nước ngoài khiến tôi phải suy nghĩ: Sang đây con mới thấy thế nào là đi học...". GS Lê Ngọc Trà đồng tình: "Cần xác định lại mục tiêu đào tạo của chúng ta là đào tạo con người. Tôi đề nghị phải kiên quyết cắt giảm nội dung và liều lượng kiến thức được giảng dạy, khắc phục tình trạng quá tải ở trường phổ thông hiện nay. Đồng thời, phải biện luận lại sách giáo khoa theo hướng hiện đại, cho phép giáo viên được sử dụng nhiều bộ sách giáo khoa để dạy".
TS Triều đề xuất: "Không nên quản lý chương trình giáo dục phổ thông một cách quá chặt như hiện nay. Nên để cho trường có quyền quyết định nội dung, phương pháp giảng dạy và lịch trình cho hoạt động của mình. Giáo viên phổ thông cũng là những nhà khoa học nên dành cho họ quyền tư duy và hành động theo phương cách riêng của mình".
PGS.TS Trần Hữu Tá: Phải đổi mới từ trường sư phạm
Theo Quốc Dũng
Pháp luật TPHCM
Lớp chọn cũng phải "sạch" Thường thì người ta chỉ nói đến "rau sạch", "thịt sạch" "sữa sạch", "hoa quả sạch". Nhưng trong thời gian gần đây, trong môi trường học đường đang xuất hiện khái niệm: "lớp chọn sạch". Nhiều người đặt câu hỏi: "như thế nào là lớp chọn sạch?". Và khi thừa nhận có "lớp chọn sạch" nghĩa là còn có lớp chọn... chưa "sạch"?!...