Thư viện xanh rộng mở khắp không gian trường
Tại các trường học ở tỉnh Đồng Tháp, thư viện không chỉ tổ chức trong phòng đọc, mà còn mở rộng ra không gian toàn trường.
Giờ chơi, các em HS Trường TH Long Thuận 1, huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp) tìm đến Thư viện xanh để đọc sách.
Dưới cây xanh, bóng mát đều có góc đọc sách được học sinh, giáo viên thường xuyên tìm đến…
Thư viện ở gốc cây, ghế đá
Tại tỉnh Đồng Tháp, bên cạnh các thư viện trường học, còn có mô hình Thư viện xanh được nhiều trường tổ chức. Thư viện xanh đã đáp ứng nhu cầu đọc sách mọi lúc, mọi nơi của học sinh. Các em có thể vừa đọc sách, vừa trò chuyện cùng bạn bè.
Theo chia sẻ của các thầy cô giáo, lứa tuổi học sinh tiểu học và THCS vốn hiếu động, khi các em vào phòng đọc trong thư viện trường sẽ không được thoải mái. Thư viện xanh đã khắc phục “điểm yếu” của thư viện truyền thống. Những hàng ghế đá vốn dành để thư giãn, trò chuyện nay trở thành nơi đọc sách. Gốc cây, mái hiên trở thành nơi chứa sách. Các em có thể tự do chọn, đọc, trao đổi vào giờ chơi, trước, sau giờ học. Phụ huynh cảm thấy hứng thú khi con em được trải nghiệm một mô hình thư viện hoàn toàn khác biệt so với thư viện truyền thống. Không ít cha mẹ trở thành bạn đọc thân thiết của Thư viện xanh khi đến trường đón con.
Tại Trường Tiểu học Thị trấn Mỹ Thọ 2, huyện Cao Lãnh (Đồng Tháp), Thư viện xanh thu hút đông đảo học sinh bằng cách bài trí bắt mắt. Sách được treo trên những ống tre, ống nước, bố trí tại ghế đá, cây xanh. Thư viện xanh có rất nhiều loại sách khác nhau tùy thuộc vào nhu cầu và sở thích của mỗi em. Thứ Sáu hàng tuần, giáo viên và học sinh dành khoảng 30 phút để kể cho nhau nghe về những câu chuyện mà mình đã đọc…
“Em và các bạn thường xuyên đến đọc sách tại Thư viện xanh vào giờ ra chơi và khi học xong. Không gian cây xanh, bóng mát, chỗ ngồi thoải mái nên chúng em n rất thích. Vui nhất là cùng nhau đọc sách, có sách hay thì chia sẻ. Hôm nào học ít có thể đọc sách tham khảo, các loại sách về khám phá, khoa học, tri thức. Hôm nào học nhiều, em chọn đọc truyện vui, truyện cười để thư giãn…”, em Nguyễn Thảo Duyên, học sinh lớp 5, Trường Tiểu học Thị trấn Mỹ Thọ 2 chia sẻ.
Cô Võ Thị Ngân, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Thị trấn Mỹ Thọ 2 cho biết: Ngoài thư viện trong phòng, trường còn tổ chức góc thư viện tại mỗi lớp và Thư viện xanh trong khuôn viên trường. Thư viện xanh được giáo viên trang trí đẹp mắt, sách được để trong các ống có hoa văn nên học sinh rất thích. Trường còn vận động học sinh góp sách để làm phong phú thêm Thư viện xanh. Trường có 830 học sinh, mỗi em chỉ cần góp 1 cuốn sách, số sách đã rất phong phú.
Các em HS thích thú ngồi đọc sách tại Thư viện xanh dưới gốc cây, ghế đá.
Nâng chất văn hóa đọc trong nhà trường
Video đang HOT
Thư viện xanh trường học ở Đồng Tháp cũng thu hút đông đảo giáo viên. Đặc biệt, tại Thư viện xanh còn trang bị sách giáo khoa Chương trình GDPT mới để học sinh, giáo viên tham khảo…
Cô Trần Thị Bảnh, giáo viên Trường Tiểu học Thị trấn Mỹ Thọ 2, huyện Cao Lãnh (Đồng Tháp) chia sẻ: Thư viện xanh bố trí thành các ô như sách cổ tích, khám phá, sách giáo khoa… phục vụ nhu cầu đọc của học sinh và giáo viên. Đến Thư viện xanh, các em rất thích vì đọc sách thoải mái cùng bạn bè, có thể vừa chơi, vừa đọc hoặc cùng nhau thảo luận khi đọc sách. Bên cạnh đó, nhiều giáo viên cũng đến tìm đọc các bộ SGK mới lớp 1, lớp 2, lớp 6, phục vụ cho công tác chọn sách, tập huấn và chuẩn bị dạy sách mới.
Tại Trường Tiểu học Lê Quý Đôn, TP Cao Lãnh (Đồng Tháp), Thư viện xanh cũng trở thành địa điểm quen thuộc của học sinh. Trước đây, giờ chơi các em chỉ ngồi chơi trong lớp hay cùng nhau ăn quà bánh, thì nay việc đọc sách trở nên quen thuộc. Điều khiến học sinh thích thú chính là được đọc sách một cách thoải mái, thư giãn nhất tại sân trường, dưới những tán cây xanh có bóng mát. Trong không gian đọc ở Thư viện xanh, nhà trường còn bố trí các trò chơi vận động như: Chuyền bóng, nhanh tay nhanh mắt, lắp ráp Lego, thí nghiệm khoa học vui, thực hành trên máy tính, cờ vua…
Theo cô Huỳnh Thị Thúy, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Lê Quý Đôn, Thư viện xanh, thư viện góc lớp và xây dựng không gian đọc cùng nhiều chương trình nhằm khuyến khích học sinh, thầy cô và phụ huynh có niềm đam mê đọc sách. Vì đọc sách là nuôi dưỡng trí tuệ, đọc sách không chỉ lấp đầy khoảng thời gian rảnh rỗi, còn giúp có thêm kiến thức mới phục vụ học tập và cuộc sống, giúp lưu giữ văn hóa đọc trong học đường….
Ngoài Thư viện xanh, Trường Tiểu học Lê Quý Đôn còn có thư viện góc lớp. Thư viện này do các em học sinh thực hiện. Theo đó, mỗi lớp sẽ trang bị một kệ sách, các em cùng góp sách để chia sẻ và cùng đọc. Thư viện góc lớp do giáo viên chủ nhiệm và các em cộng tác viên thư viện quản lý. Mỗi tháng các lớp sẽ trao đổi sách với nhau 2 lần để có thêm sách mới.
Cô Nguyễn Thị Tuyết Hương, phụ trách thư viện Trường Tiểu học Lê Quý Đôn tâm sự: Thư viện thường xuyên tổ chức hoạt động gắn liền với kỹ năng đọc sách và tìm hiểu sách cho các em. Cụ thể như: Thi thiết kế bìa sách, Bức tranh màu sắc; Làm các sản phẩm như thiệp chúc mừng, báo tường, trò chơi trí tuệ như Đố vui – Đọc sách trả lời câu hỏi; Viết bài cảm nhận về nhân vật trong sách; Tổ chức trò chơi giải ô chữ theo chủ đề… Qua các hoạt động, học sinh thêm gắn bó với việc đọc sách và nâng cao văn hóa đọc.
"Làm mới" thư viện trường giúp học sinh Hà Tĩnh thêm yêu sách
Năm học 2020-2021 Phòng GD&ĐT Thạch Hà (Hà Tĩnh) vinh dự là một trong 8 tập thể điển hình của cả nước được Bộ Văn hóa - Thể thao & Du Lịch trao tặng giải thưởng phát triển văn hóa đọc.
"Làm mới" thư viện
Những ngày đến trường sau tết, mỗi một học sinh Thạch Hà đều có một cuốn sách mang đến thư viện trường. Món quà này được các em trích tiền lì xì trong dịp tết mua tặng để làm phong phú thư viện nhà trường.
Thư viện Trường Tiểu học 2 Tân Lâm Hương (Thạch Hà) được bổ sung thêm một số lượng sách mới, hấp dẫn các độc giả nhí
Cô Lê Thị Hương, Hiệu trưởng Trường Tiểu học 2 Tân Lâm Hương cho biết: "Chương trình tri thức mùa xuân được nhà trường phát động với mục tiêu mỗi học sinh 1 cuốn sách đã được học sinh toàn trường hưởng ứng. Kết thúc chương trình, thư viện đã được bổ sung thêm hơn 500 cuốn sách và 2 triệu đồng.
Từ sự hưởng ứng tích cực của học sinh, bước sang học kỳ 2, các thư viện trường học ở Thạch Hà đã được bổ sung 13.000 cuốn sách và số tiền gần 200 triệu đồng.
Cô Nguyễn Thị Thanh Nga, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Thạch Hà cho biết: "Làm mới thư viện, được xem là một trong những giải pháp quan trọng để thu hút học sinh. Chính vì thế, thời gian qua Thạch Hà đã có nhiều cách làm sáng tạo để tạo nên nguồn sách mới phong phú, hấp dẫn".
Các trường học ở Thạch Hà đã đầu tư nguồn lực xây dựng thư viện xanh tạo môi trường đọc sách cho học sinh
Khởi đầu từ hoạt động tặng sách của lãnh đạo huyện trong dịp khai giảng đầu năm học mới, phong trào tạo nguồn sách cho thư viện đã được phát động hiệu quả trong các nhà trường.
Ngoài việc kêu gọi nguồn sách từ các tổ chức, cá nhân, các thư viện trường học còn liên kết với nhau hoặc phối hợp với thư viện tỉnh trong việc trao đổi sách theo định kỳ hàng quý, hàng tháng.
Việc trao đổi sách với thư viện tỉnh mỗi tháng, mỗi quý đã làm mới thêm nguồn sách, tạo sức hấp dẫn đối với học sinh ( Ảnh tư liệu)
Cùng với đó, việc "làm mới" thư viện còn được các nhà trường thực hiện qua việc huy động nguồn lực để tạo không gian cho học sinh đọc sách. Theo số liệu thống kê của Phòng GD&ĐT Thạch Hà, trong 3 năm trở lại đây, toàn huyện đã huy động hơn 16 tỷ đồng (riêng năm học 2020-2021 là 4,3 tỷ đồng) cho việc việc xây dựng, cải tạo, nâng cấp phòng thư viện và mua sắm trang thiết bị.
Đến nay 100% trường học ở Thạch Hà đều có thư viện, trong đó có 47 thư viện xanh đảm bảo tốt không gian đọc và tổ chức hoạt động cho học sinh. Thạch Hà cũng là đơn vị duy nhất trong toàn tỉnh có hệ thống thư viện đồ chơi của bé cho các trường mầm non.
Học sinh yêu sách
Ngoài giờ đọc sách của lớp, mỗi tuần ít nhất 3 lần Nguyễn Chí Thành, học sinh lớp 8B, Trường THCS Tô Hiến Thành (Thạch Hà) lên thư viện tìm các loại sách để đọc.
Những giờ nghỉ giải lao, Thành lại tranh thủ lên thư viện để đọc sách
Thành cho biết: "Em đọc rất nhiều loại sách, từ truyện đến các sách tài liệu tham khảo, nhưng em thích nhất là sách liên quan đến những câu chuyện lịch sử vì qua đó giúp em thêm hiểu biết, thêm tự hào về các thế hệ đi trước, về đất nước mình".
Không riêng Thành mà với hơn 650 học sinh ở Trường THCS Tô Hiến Thành, việc đọc sách đã trở thành thói quen trong mỗi giờ nghỉ giải lao, mỗi tuần, mỗi ngày bởi sự hấp dẫn, phong phú của trường trong việc phát triển văn hóa đọc cho học sinh.
Học sinh Trường THCS Tô Hiến Thành lại viết bài thu hoạch sau khi đọc sách theo hướng dẫn vào cẩm nang bồi dưỡng thói quen đọc sách
Thầy Nguyễn Thái Phước, Hiệu trưởng Trường THCS Tô Hiến Thành cho biết: "Trường giao cho các giáo viên chủ nhiệm và học sinh tham gia tư vấn những danh mục sách cần thiết để phục vụ nhu cầu nghiên cứu dạy, học, nhu cầu giải trí, từ đó mỗi tháng, thư viện trường lại kết nối với thư viện tỉnh để thực hiện việc trao đổi sách.
Ngoài tiết đọc sách của các lớp theo thời khóa biểu, chúng tôi cũng đổi mới các hoạt động chào cờ, sinh hoạt 15 phút bằng cách giới thiệu một cuốn sách hay hoặc tổ chức sân khấu hóa các tác phẩm văn học... nhờ thế đã hấp dẫn học sinh đến với thế giới sách".
Góc đọc sách trong thư viện là nơi hấp dẫn các bé Trường Mầm non Thạch Tân.
Đối với bậc học mầm non, Phòng GD&ĐT Thạch Hà hướng dẫn các trường học đọc sách cho trẻ trong giờ ngủ trưa, xây dựng thư viện đồ chơi với góc đọc sách phong phú, hấp dẫn để phát triển ngôn ngữ, tạo hứng thú cho trẻ, góp phần hình thành thói quen đọc sách
Những câu chuyện hấp dẫn của cô giáo góp phần hình thành ngôn ngữ, thói quen đọc sách cho trẻ từ bậc học mầm non.
Cô Nguyễn Thị Hòa, Hiệu trưởng Trường Mầm non Thạch Tân cho biết: "Trong thư viện đồ chơi, góc đọc sách vẫn là nơi hấp dẫn các bé nhất. Ở đó, từ những câu chuyện hấp dẫn qua giọng đọc của cô giáo và những hình ảnh sinh trong từng trang sách, bé được phát triển về ngôn ngữ, tư duy và hình thành tình yêu với những trang sách".
Nhân rộng mô hình thư viện xanh, thân thiện Mô hình thư viện thân thiện, thư viện xanh có không gian mở, hài hòa với thiên nhiên trong các trường học không chỉ góp phần xây dựng trường chuẩn quốc gia mà còn giúp học sinh hình thành, phát triển kỹ năng và thói quen đọc sách. Học sinh Trường Tiểu học Trường Sơn (TP Sầm Sơn) đọc sách trong Thư viện...