“Thư viện xanh” nuôi dưỡng văn hóa đọc cho học sinh
Gần hai năm trở lại đây, kể từ khi thư viện xanh của Trường THPT Cao Lộc, Lạng Sơn được đưa vào hoạt động, các em HS của trường có không gian đọc sách lý tưởng ngoài trời, giúp các em có hứng thú đọc sách hơn.
Hình ảnh tại thư viện.
Trường THPT Cao Lộc đã có thư viện truyền thống với hàng nghìn đầu sách chuyên ngành, sách tham khảo các môn học… phục vụ nhu cầu nâng cao kiến thức cho học sinh. Tuy nhiên, thư viện truyền thống ít phục vụ cho nhu cầu giải trí, cập nhật tin tức cho học sinh. Trong khi đó, giờ nghỉ giải lao với thời gian ít ỏi không tiện cho học sinh đến thư viện truyền thống.
Thư viện xanh của Trường THPT Cao Lộc là một trong những mô hình thư viện ngoài trời đầu tiên được xây dựng tại Lạng Sơn. Người thực hiện ý tưởng xây dựng thư viện chính là cô Hiệu trưởng Nguyễn Minh Thu. Nhận nhiệm vụ công tác tại Trường THPT Cao Lộc từ năm 2019, cô Minh Thu đã nhanh chóng ấp ủ ý tưởng xây dựng khu đọc sách ngoài trời, giúp các em học sinh có thể tranh thủ trau dồi kiến thức trong giờ giải lao.
Cô Nguyễn Minh Thu – Hiệu trưởng Trường THPT Cao Lộc chia sẻ: “Thư viện xanh được xây dựng với ý tưởng mang đến không gian sáng tạo cho học sinh, đồng thời hưởng ứng phong trào đọc sách, nuôi dưỡng văn hóa đọc cho học sinh. So với thư viện truyền thống, các em học sinh được thoải mái đọc sách tại thư viện xanh với không gian thoáng đãng, nhiều đầu sách hấp dẫn”.
Mô hình thư viện xanh được nhà trường khởi công xây dựng từ năm 2019, bằng nguồn vốn xã hội hóa. Thư viện xanh của Trường THPT Cao Lộc có hàng nghìn đầu sách đủ các lĩnh vực: Sách văn học, sách giáo dục pháp luật, sách giáo dục kỹ năng sống, sách định hướng nghề nghiệp, truyện tranh, tạp chí… Để duy trì và luôn làm mới tủ sách, hằng năm, Trường THPT Cao Lộc tổ chức chương trình tuần lễ hưởng ứng “Học tập suốt đời”, thông qua chương trình, các em học sinh sẽ quyên góp những cuốn sách mà mình yêu thích để chia sẻ tri thức với các bạn. Tại thư viện xanh, các em học sinh tự do học mà chơi – chơi mà học.
“Mô hình này không chỉ khơi dậy niềm đam mê đọc sách cho học sinh, mà còn tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích cho học sinh góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. Các em học sinh rất thích không gian này và cùng chung tay giữ gìn không gian xanh trong khuôn viên nhà trường. Hằng năm, các em học sinh cũng chủ động tham gia cải tạo khuôn viên bằng tái chế rác thải nhựa. Xung quanh thư viện là những mô hình cải tạo từ rác thải nhựa thành các khu trồng hoa, trồng cây rất đẹp mắt” – cô Đặng Tiền Giang – Bí thư Trường THPT Cao Lộc chia sẻ.
Thư viện xanh vừa là nơi phục vụ nhu cầu tìm kiếm thông tin, trau dồi tri thức cho học sinh, vừa là nơi giải trí lành mạnh cho các em sau những giờ học căng thẳng. “Từ khi thư viện được xây dựng, khuôn viên thư viện luôn đông đủ các em học sinh trong những giờ giải lao. Các em đều thể hiện tinh thần hứng thú với đọc sách, đó là niềm động viên và cũng là niềm tự hào đối với nhà trường” – cô Hiệu trưởng Nguyễn Minh Thu nhấn mạnh.
Chủ biên SGK còn viết sách tham khảo, GV còn dạy thêm chính khóa, sáng tạo ở đâu
Có sách tham khảo sẽ có người mua, có giáo viên dạy thêm sẽ có học trò học thêm và điều tai hại nhất là nó đang bào mòn khả năng tự học và sáng tạo của học trò.
Video đang HOT
Từ nhiều năm nay, ngành giáo dục đã quá quen với cụm từ "dạy học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực" và chương trình giáo dục phổ thông 2018 cũng đã đưa ra yêu cầu cần đạt là 5 phẩm chất và 10 năng lực đối với học sinh phổ thông.
Việc phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh là rất cần thiết trong bối cảnh hiện nay nhưng có một thực tế mà những người đang công tác trong ngành giáo dục, những người đang quan tâm, theo dõi đến giáo dục nhiều khi phải chạnh lòng...
Đó là tình trạng sách giải bài tập, sách tham khảo ăn theo sách giáo khoa ở nhà trường đang được bán rất nhiều ở các nhà sách, bán online, bán trong trường học và nhiều tác giả các đầu sách này là tổng chủ biên, chủ biên sách giáo khoa của chương trình 2006 và cả chương trình 2018.
Một số thầy cô giáo thì dạy thêm cho học trò của mình, họ giải các bài tập trong sách giáo khoa, thậm chí có những giáo viên còn cho học trò "làm quen" với đề kiểm tra thường xuyên, định kỳ trên lớp.
Học sinh vì thế mà dựa vào những sách giải bài tập, những văn mẫu, bài mẫu có sẵn, những đáp án mà thầy cô dạy thêm nên mục tiêu phát triển phẩm chất, năng lực cho học trò sẽ rất khó đạt được.
5 phẩm chất, 10 năng lực của chương trình mới không dễ đạt được - (Ảnh minh họa: TTXVN)
Văn mẫu, bài tập mẫu, dạy thêm đang bào mòn khả năng tự học, tự sáng tạo của nhiều học trò
Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã thực hiện giảng dạy được 3 khối lớp, đó là lớp 1, lớp 2 và lớp 6. Điều mà chúng ta dễ dàng nhận thấy là chương trình mới đang có rất nhiều thay đổi so với trước đây kể cả về nội dung, phương pháp và mục tiêu giáo dục.
Chương trình giáo dục phổ thông mới đưa ra yêu cầu cần đạt về 5 phẩm chất và 10 năng lực của học sinh phổ thông. Theo đó, chương trình giáo dục phổ thông hướng tới việc hình thành và phát triển cho học sinh 5 phẩm chất chủ yếu, đó là: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
Chương trình cũng hình thành và phát triển cho học sinh những năng lực cốt lõi gồm:
Những năng lực chung, được tất cả các môn học và hoạt động giáo dục góp phần hình thành, phát triển: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
Những năng lực chuyên môn, được hình thành, phát triển chủ yếu thông qua một số môn học và hoạt động giáo dục nhất định: năng lực ngôn ngữ, tính toán, tìm hiểu tự nhiên và xã hội, công nghệ, tin học, thẩm mỹ, thể chất.
Như vậy, nhìn vào mục tiêu giáo dục của chương trình mới thì chúng ta thấy có nhiều thay đổi nhưng cách tiếp cận của một số tác giả, nhà xuất bản và những giáo viên dạy thêm thì không mới so với trước đây.
Nhiều tác giả viết sách giáo khoa vẫn miệt mài đưa ra thị trường những đầu sách đủ các chủng loại cho giáo viên và học trò...làm tư liệu. Mỗi đầu sách giáo khoa sẽ có nhiều cuốn tham khảo đi kèm, nhiều nhất là môn Ngữ văn.
Không chỉ có sách của của các nhà xuất bản lớn mà ngay cả một số Hội đồng bộ môn của Sở Giáo dục cũng biên soạn ra những đầu sách để giới thiệu đến giáo viên, học trò qua đường nội bộ.
Sách mẫu, bài tập mẫu, bám sát vào nội dung chương trình, sách giáo khoa, thậm chí có luôn lời giải nên học trò chỉ cần mua một vài đầu sách thì giáo viên dạy bài nào, dạng nào học sinh cũng có thể biết, có thể nắm được...đáp án.
Bên cạnh các loại sách tham khảo thì tình trạng dạy thêm hiện nay cũng là một chuyện đáng bàn đối với một số môn học được xem là quan trọng trong nhà trường phổ thông.
Cấp tiểu học thì nhiều giáo viên dạy thêm môn Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh. Cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông thì đến một nửa số môn học được giáo viên dạy thêm. Và, phần nhiều học sinh ở khu vực đô thị, ở những vùng có điều kiện đều tham gia học thêm.
Dạy thêm, học thêm không chỉ diễn ra trong điều kiện bình thường mà một số tỉnh hiện nay đang dạy trực tuyến vẫn xảy ra tình trạng này như thường.
Việc dạy thêm lâu nay chỉ cấm ở cấp tiểu học nhưng nhiều học sinh vẫn phải học thêm như thường. Cấp trung học phổ thông và trung học cơ sở thì chỉ cấm dạy thêm trái phép. Nhưng, dạy thêm có phép và trái phép chỉ là ranh giới mong manh khó phân biệt.
Đa số những giáo viên đang dạy thêm là dạy cho chính học trò chính khóa của mình.
Dù không phải là tất cả nhưng có rất nhiều học sinh đi học thêm chưa hẳn là các em cần học thêm mà vì học thêm để biết trước nội dung mà thầy cô dạy trên lớp, học thêm để biết trước nội dung đề kiểm tra thường xuyên và định kỳ mà giáo viên sẽ cho học trò làm trên lớp.
Có sách tham khảo ắt sẽ có nhiều người mua, có giáo viên dạy thêm, ắt sẽ có học trò học thêm và điều tai hại nhất là nó đang bào mòn khả năng tự học và sáng tạo của một bộ phận học trò hiện nay.
Nhiều học sinh đang quá lệ thuộc vào tài liệu, vào việc học thêm
Chúng tôi cho rằng mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông 2018 dù chưa hẳn đã đúng hoàn toàn nhưng một phần nào đó đã phù hợp với điều kiện, bối cảnh giáo dục hiện nay.
Bởi, học sinh không thể mãi lệ thuộc vào kiến thức của người thầy, không thể cứ mãi tái hiện những lời thầy cô giảng vào bài tập, bài kiểm tra của mình và tất nhiên là không thể thụ động trong quá trình học tập.
Nhưng, với định hướng dạy học hiện nay của Bộ là giao nhiệm vụ cho học trò chuẩn bị bài trước, đến tiết học thì giáo viên cho học sinh trình bày sản phẩm chuẩn bị của mình. Sau đó, học sinh các nhóm nhận xét sản phẩm của nhóm bạn, thầy cô chốt lại vấn đề...là xong.
Nhưng, học sinh chưa học thì đâu phải em nào cũng biết để chuẩn bị nhiệm vụ mà thầy cô giao cho. Vì thế, phần lớn những đáp án này được học sinh chép từ sách tham khảo, chép trên mạng hoặc từ các bài học thêm của mình.
Chúng tôi cho rằng việc giao nhiệm vụ cho học trò chuẩn bị bài trước cũng là điều cần có nhưng không nên là yêu cầu bắt buộc đối với tất cả các bài học, các môn học. Bởi, giao nhiệm vụ cho học trò chỉ có thể phát huy được thế mạnh của một số ít em học giỏi còn lại phần lớn là các em chép ở đâu đó để đối phó với thầy cô.
Gian dối, hình thức trong giáo dục cũng có thể bắt đầu từ đây. Sách tham khảo, dạy thêm cũng có thể bắt đầu từ đây.
Phụ huynh thì mất tiền mua sách cho con, mất tiền cho con đi học thêm nhưng một bộ phận học sinh mất dần đi tinh thần tự học, tự tìm tòi khám phá mà lệ thuộc vào tài liệu, vào việc học thêm của mình. Vì thế, tính trung thực và trách nhiệm cũng không được chú trọng.
Sách mẫu, sách tham khảo, dạy thêm không hẳn là xấu nhưng cái chính là người lớn chúng ta chưa có những định hướng đúng đắn, cụ thể cho học trò, đôi khi lại còn xem học sinh là đối tượng để kinh doanh thì mục tiêu phát triển năng lực cho học trò rất khó để đạt được toàn diện.
(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.
TT-Huế: Ra mắt Không gian đọc sách giành cho thiếu nhi Chiều ngày 19.10, Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức ra mắt Không gian đọc sách giành cho thiếu nhi và chương trình truyền cảm hứng đọc sách. Không gian đọc mới dành cho các em thiếu nhi nằm tại tầng 1 của Thư viện Tổng hợp tỉnh, được bố trí và thiết kế theo không gian mở, thoáng...