Thư viện xanh mô phỏng bản đồ Việt Nam đầu tiên ở Hà Tĩnh đi vào hoạt động
“ Thư viện xanh” – thư viện đầu tiên ở Hà Tĩnh mô phỏng bản đồ Việt Nam tại Trường Tiểu học Lý Tự Trọng (xã Việt Tiến, huyện Thạch Hà – Hà Tĩnh) vừa chính thức khánh thành và đưa vào sử dụng.
Ngày 5/4, Trường Tiểu học Lý Tự Trọng (xã Việt Tiến, huyện Thạch Hà) phối hợp với Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, Hội Chữ thập đỏ Hà Tĩnh tổ lễ khánh thành và đưa vào sử dụng “Thư viện xanh” – thư viện đầu tiên ở Hà Tĩnh mô phỏng bản đồ Việt Nam.
Công trình được Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, Hội Chữ thập đỏ tỉnh chấp thuận đầu tư xây dựng từ đầu tháng 2/2021, do hệ thống Lee’s Sandwiches (chuỗi nhà hàng thức ăn nhanh bán đồ ăn Việt Nam có trụ sở tại Mỹ) tài trợ 100 triệu đồng.
“Thư viện xanh” Trường Tiểu học Lý Tự Trọng được làm ngoài trời, trong khuôn viên rộng 80m 2 , trên thảm cỏ có hình bản đồ Việt Nam với 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa ghép từ các mảnh đá trang trí; xung quanh là các giá sách.
Thư viện hiện đại, rộng rãi, thoáng đãng, đẹp đẽ, thân thiện để học sinh thỏa thích vui chơi, sáng tạo và khám phá. Nơi đây sẽ thu hút nhiều độc giả đến tham gia, không chỉ để đọc mà còn là nơi có những sản phẩm văn hóa truyền thống khác phù hợp lứa tuổi của các em như: vẽ tranh, sinh hoạt các CLB thiếu nhi, học tập nhóm…
“Thư viện xanh” giúp học sinh ngày một ý thức hơn trong việc hình thành văn hóa đọc, biết yêu quý, trân trọng sách và xem sách như người bạn thân thiết hằng ngày nhằm bổ sung nhiều kiến thức bổ ích trong học tập cũng như thực tiễn và là hành trang tri thức chắp cánh ước mơ cho tương lai.
Video đang HOT
Trường Tiểu học Lý Tự Trọng được sáp nhập từ 3 trường tiểu học: Phù Việt, Thạch Tiến và Việt Xuyên, với 799 học sinh và 47 cán bộ, giáo viên. Các giờ ngoại khóa, học sinh được giáo viên truyền đạt kiến thức về lịch sử, địa lý quê hương, đất nước. Ngoài ra, nơi đây còn là nơi để người dân, phụ huynh đam mê sách đến tham quan, tìm hiểu nếu có nhu cầu.
"Làm mới" thư viện trường giúp học sinh Hà Tĩnh thêm yêu sách
Năm học 2020-2021 Phòng GD&ĐT Thạch Hà (Hà Tĩnh) vinh dự là một trong 8 tập thể điển hình của cả nước được Bộ Văn hóa - Thể thao & Du Lịch trao tặng giải thưởng phát triển văn hóa đọc.
"Làm mới" thư viện
Những ngày đến trường sau tết, mỗi một học sinh Thạch Hà đều có một cuốn sách mang đến thư viện trường. Món quà này được các em trích tiền lì xì trong dịp tết mua tặng để làm phong phú thư viện nhà trường.
Thư viện Trường Tiểu học 2 Tân Lâm Hương (Thạch Hà) được bổ sung thêm một số lượng sách mới, hấp dẫn các độc giả nhí
Cô Lê Thị Hương, Hiệu trưởng Trường Tiểu học 2 Tân Lâm Hương cho biết: "Chương trình tri thức mùa xuân được nhà trường phát động với mục tiêu mỗi học sinh 1 cuốn sách đã được học sinh toàn trường hưởng ứng. Kết thúc chương trình, thư viện đã được bổ sung thêm hơn 500 cuốn sách và 2 triệu đồng.
Từ sự hưởng ứng tích cực của học sinh, bước sang học kỳ 2, các thư viện trường học ở Thạch Hà đã được bổ sung 13.000 cuốn sách và số tiền gần 200 triệu đồng.
Cô Nguyễn Thị Thanh Nga, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Thạch Hà cho biết: "Làm mới thư viện, được xem là một trong những giải pháp quan trọng để thu hút học sinh. Chính vì thế, thời gian qua Thạch Hà đã có nhiều cách làm sáng tạo để tạo nên nguồn sách mới phong phú, hấp dẫn".
Các trường học ở Thạch Hà đã đầu tư nguồn lực xây dựng thư viện xanh tạo môi trường đọc sách cho học sinh
Khởi đầu từ hoạt động tặng sách của lãnh đạo huyện trong dịp khai giảng đầu năm học mới, phong trào tạo nguồn sách cho thư viện đã được phát động hiệu quả trong các nhà trường.
Ngoài việc kêu gọi nguồn sách từ các tổ chức, cá nhân, các thư viện trường học còn liên kết với nhau hoặc phối hợp với thư viện tỉnh trong việc trao đổi sách theo định kỳ hàng quý, hàng tháng.
Việc trao đổi sách với thư viện tỉnh mỗi tháng, mỗi quý đã làm mới thêm nguồn sách, tạo sức hấp dẫn đối với học sinh ( Ảnh tư liệu)
Cùng với đó, việc "làm mới" thư viện còn được các nhà trường thực hiện qua việc huy động nguồn lực để tạo không gian cho học sinh đọc sách. Theo số liệu thống kê của Phòng GD&ĐT Thạch Hà, trong 3 năm trở lại đây, toàn huyện đã huy động hơn 16 tỷ đồng (riêng năm học 2020-2021 là 4,3 tỷ đồng) cho việc việc xây dựng, cải tạo, nâng cấp phòng thư viện và mua sắm trang thiết bị.
Đến nay 100% trường học ở Thạch Hà đều có thư viện, trong đó có 47 thư viện xanh đảm bảo tốt không gian đọc và tổ chức hoạt động cho học sinh. Thạch Hà cũng là đơn vị duy nhất trong toàn tỉnh có hệ thống thư viện đồ chơi của bé cho các trường mầm non.
Học sinh yêu sách
Ngoài giờ đọc sách của lớp, mỗi tuần ít nhất 3 lần Nguyễn Chí Thành, học sinh lớp 8B, Trường THCS Tô Hiến Thành (Thạch Hà) lên thư viện tìm các loại sách để đọc.
Những giờ nghỉ giải lao, Thành lại tranh thủ lên thư viện để đọc sách
Thành cho biết: "Em đọc rất nhiều loại sách, từ truyện đến các sách tài liệu tham khảo, nhưng em thích nhất là sách liên quan đến những câu chuyện lịch sử vì qua đó giúp em thêm hiểu biết, thêm tự hào về các thế hệ đi trước, về đất nước mình".
Không riêng Thành mà với hơn 650 học sinh ở Trường THCS Tô Hiến Thành, việc đọc sách đã trở thành thói quen trong mỗi giờ nghỉ giải lao, mỗi tuần, mỗi ngày bởi sự hấp dẫn, phong phú của trường trong việc phát triển văn hóa đọc cho học sinh.
Học sinh Trường THCS Tô Hiến Thành lại viết bài thu hoạch sau khi đọc sách theo hướng dẫn vào cẩm nang bồi dưỡng thói quen đọc sách
Thầy Nguyễn Thái Phước, Hiệu trưởng Trường THCS Tô Hiến Thành cho biết: "Trường giao cho các giáo viên chủ nhiệm và học sinh tham gia tư vấn những danh mục sách cần thiết để phục vụ nhu cầu nghiên cứu dạy, học, nhu cầu giải trí, từ đó mỗi tháng, thư viện trường lại kết nối với thư viện tỉnh để thực hiện việc trao đổi sách.
Ngoài tiết đọc sách của các lớp theo thời khóa biểu, chúng tôi cũng đổi mới các hoạt động chào cờ, sinh hoạt 15 phút bằng cách giới thiệu một cuốn sách hay hoặc tổ chức sân khấu hóa các tác phẩm văn học... nhờ thế đã hấp dẫn học sinh đến với thế giới sách".
Góc đọc sách trong thư viện là nơi hấp dẫn các bé Trường Mầm non Thạch Tân.
Đối với bậc học mầm non, Phòng GD&ĐT Thạch Hà hướng dẫn các trường học đọc sách cho trẻ trong giờ ngủ trưa, xây dựng thư viện đồ chơi với góc đọc sách phong phú, hấp dẫn để phát triển ngôn ngữ, tạo hứng thú cho trẻ, góp phần hình thành thói quen đọc sách
Những câu chuyện hấp dẫn của cô giáo góp phần hình thành ngôn ngữ, thói quen đọc sách cho trẻ từ bậc học mầm non.
Cô Nguyễn Thị Hòa, Hiệu trưởng Trường Mầm non Thạch Tân cho biết: "Trong thư viện đồ chơi, góc đọc sách vẫn là nơi hấp dẫn các bé nhất. Ở đó, từ những câu chuyện hấp dẫn qua giọng đọc của cô giáo và những hình ảnh sinh trong từng trang sách, bé được phát triển về ngôn ngữ, tư duy và hình thành tình yêu với những trang sách".
Hong sách vở, viết tiếp ước mơ sau lũ Sau nhiều ngày gián đoạn, thầy và trò vùng lũ đang nỗ lực vượt khó khăn, khắc phục hậu quả thiên tai gây ra để trở lại với trường lớp, tiếp tục thực hiện nhiệm vụ dạy và học. Giáo viên Trường Tiểu học Thạch Tân huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) phơi sách vở sau bão lũ. Ảnh: Trương Hoa Bộn bề khó...