Thư viện thân thiện của Room to Read giúp học sinh Quảng Trị chăm đọc sách
Trong những thư viện thân thiện của Room to Read, sách được phân loại theo mã màu, kệ sách hoàn toàn mở, kê ở tầm thấp cho học sinh dễ dàng lựa chọn.
Trong những thư viện thân thiện của Room to Read, sách được phân loại theo mã màu, kệ sách hoàn toàn mở, kê ở tầm thấp cho học sinh dễ dàng lựa chọn. Ảnh: Lâm Thanh/Báo Quảng Trị
Mô hình thư viện thân thiện do Tổ chức Room to Read tài trợ tại 222 trường tiểu học ở 12 tỉnh, thành của Việt Nam từ nhiều năm nay, với hơn 1 triệu đầu sách, truyện thiếu nhi, đã góp phần giúp học sinh cấp tiểu học chăm đọc sách hơn và hình thành kĩ năng hoc tâp suôt đơi.
Trong năm 2019, Room to Read Việt Nam tiếp tục triển khai gói Hỗ trợ kỹ thuật để thực hiện Chương trình Thư viện thân thiện trường tiểu học theo thỏa thuận hợp tác với Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong đó có tỉnh Quảng Trị.
Mục tiêu của Chương trình Thư viện thân thiện là giúp trẻ em phát triển thói quen đọc, cùng với việc phát triển kĩ năng đọc để trở thành người đọc độc lập. Chương trình tập trung vào những nội dung cốt lõi sau: Xây dựng và triển khai quy trình Thiết lập thư viện thân thiện; Tổ chức các hoạt động đọc, khuyến đọc nhằm xây dựng văn hóa đọc ở trường, gia đình và cộng đồng; Xây dựng năng lực, duy trì và phát triển bền vững Thư viện.
Theo đó, Thư viện được sắp xếp thân thiện để học sinh tiếp cận sách dễ dàng, sách được phân loại theo trình độ đọc tương ứng với trình độ đọc của từng lứa tuổi, được dán mã màu và đưa lên kệ có màu tương ứng; tổ chức tiết đọc thư viện hàng tuần, khuyến khích học sinh mượn sách về nhà tổ chức ngày hội đọc sách cho giáo viên, học sinh và cộng đồng; tổ chức tôn vinh và trao giải thưởng Sao đọc sách cho học sinh…
Thực hiện Văn bản thỏa thuận hợp tác, Sở GD&ĐT Quảng Trị đã thành lập Ban Điều phối và Tổ hướng dẫn, hỗ trợ, theo dõi và giám sát Chương trình Thư viện thân thiện trường tiểu học trực tiếp là Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT và các trường dự án. Ban điều phối và Nhóm cán bộ hỗ trợ được thành lập nhằm chỉ đạo, quản lý và điều phối việc thực hiện các chương trình của Room to Read tại địa phương.
Đến nay, toàn tỉnh có hơn 20 trường tiểu học của 5 huyện (Vĩnh Linh, Cam Lộ, Đông Hà, Triệu Phong và Hải Lăng) tham gia xây dựng thư viện theo Mô hình này và một trường tự nguyện thực hiện nhân rộng (TH Vĩnh Thủy). Từ bây giờ, ngoài thư viện của trường, thư viện ngoài trời và các tủ sách măng non của các lớp, thì các em có thêm một phòng đọc sách đẹp, thân thiện, với mong muốn các em sẽ yêu quý sách và đọc sách thường xuyên, tự nguyện và thích thú hơn, xây dựng thói quen đọc, văn hóa đọc. Qua đó, các em có ý thức và kĩ năng học tập suốt đời.
Ngoài ra, quy trình mượn sách cũng đơn giản hơn rất nhiều để khuyến khích các em chủ động mượn sách. Thông qua hoạt động đọc sách tại thư viện và mượn sách về nhà, thư viện thân thiện góp phần hỗ trợ học sinh phát triển ngôn ngữ, rèn kĩ năng giao tiếp và cải thiện chất lượng học tiếng Việt.
Cùng với thiết lập và quản lí thư viện vận hành theo Mô hình của Room to Read, trong năm học này các nhà trường sẽ linh hoạt tổ chức các tiết đọc thư viện vào trong chương trình giảng dạy một cách phù hợp với thời lượng từ 1-2 tiết/tháng/lớp.
Video đang HOT
Lễ cắt băng khai trương thư viện thân thiện tại trường Tiểu học thị trấn Ái Tử. Ảnh: Cổng thông tin Huyện Triệu Phong
Thư viện thân thiện của Trường Tiểu học Đông Giang (thành phố Đông Hà) cũng là một những trường được Room to Read được cải tạo lại dựa trên nền cũ của thư viện truyền thống. Ngoài thảm xốp trải phòng được trao bị thêm, bàn và kệ sách hoàn toàn mở (không có cửa kính như trước), lại được kê ở tầm thấp để học sinh chủ động và tự do trong việc chọn sách, thư viện còn có góc tra cứu, góc nghệ thuật, góc trò chơi…
Đánh giá hiệu quả của mô hình Thư viện thân thiện, cô giáo Nguyễn Thị Thanh Tình, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Đông Giang, từ khi Thư viện thân thiện đi vào hoạt động trong năm học 2019 -2020, trường tổ chức nhiều hình thức khuyến khích các em học sinh tiếp cận với sách và đọc sách. Ngoài việc phân loại sách theo 6 mã màu bắt mắt tạo hào hứng với việc đọc sách, trường còn tổ chức các tiết đọc thư viện (2 tuần/ tiết) dưới sự hướng dẫn của giáo viên, vận động các em ghi nhật kí đọc sách.
Thêm vào đó, việc phân loại sách theo mã màu làm cho học sinh dễ chọn sách. Ngoài không gian đọc sách ở trong phòng, trường còn tận dụng trang trí không gian ngoài hiên làm nơi để học sinh chơi các trò chơi như ô ăn quan, cờ vua, cờ tướng… Cũng từ ngày có thư viện mới, nhà trường đã bố trí một nhân viên thư viện riêng chứ không để giáo viên kiêm nhiệm như trước.
Chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam, ngày 20/11, một Thư viện thân thiện đã được khai trương tại Trường Tiểu học thị trấn Ái Tử (huyện Triệu Phong).
Theo cô giáo Bùi Thị Hương Lam, Hiệu trưởng Trường Tiểu học thị trấn Ái Tử cho rằng ưu điểm nổi trội của thư viện thân thiện là học sinh không chỉ đến thư viện mượn sách đọc, mà đó là cả một không gian để các em học và vui chơi. Sự thân thiện thể hiện qua gắn kết giữa cán bộ thư viện, giáo viên và học sinh. Cán bộ thư viện trực tiếp hướng dẫn các em chọn những quyển sách phù hợp, hay để đọc. Nơi đây trở thành một phòng học thứ hai của các em sau lớp học của mình. Nhà trường cũng đồng ý cho 100% học sinh mượn sách về nhà đọc với mong muốn người thân, cha mẹ học sinh cùng đọc để có thể hướng dẫn, chia sẻ thêm với con em mình.
Theo ông Phan Hữu Huyện, Trưởng Phòng Giáo dục Tiểu học, Sở GD&ĐT Quảng Trị, nhận thấy mô hình Thư viện thân thiện là chương trình có ý nghĩa nhân văn hết sức sâu sắc góp phần tạo môi trường học tập thân thiện, hình thành thói quen đọc sách cho học sinh, Sở GD&ĐT đã tiếp cận và chuyển giao kĩ thuật cho các trường tự nguyện tham gia.
Từ những hiệu quả bước đầu sau khi triển khai mô hình Thư viện thân thiện do Tổ chức Room to Read hỗ trợ, thời gian tới, Sở GD&ĐT Quảng Trị sẽ tổ chức hội thảo để đánh giá hiệu quả cũng như những khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện làm cơ sở từng bước triển khai nhân rộng cho tất cả các trường tiểu học trên địa bàn tỉnh./.
Theo thoidai
Chung tay xây dựng môi trường giáo dục thân thiện
Những năm qua, giáo viên Hà Nội không ngừng thay đổi phương pháp giảng dạy, tìm tòi, đổi mới, sáng tạo nhằm nâng cao chất lượng toàn diện trong nhà trường, để cùng xây dựng môi trường giáo dục thân thiện.
Cô Nguyễn Thị Bình Minh xây dựng tủ sách cho học sinh
Phát triển văn hóa đọc cho học sinh
Mong muốn phát triển văn hóa đọc cho học sinh, cô Nguyễn Thị Bình Minh - Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Thăng Long (Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã tổ chức Ngày hội "Góp một cuốn sách nhỏ, đọc ngàn cuốn sách hay", giúp đỡ nhiều trường trong thành phố và các trường vùng cao xây dựng, trang trí thư viện thân thiện, đáng yêu cho học sinh để các em luôn được đọc sách mọi lúc, mọi nơi.
Trong 25 năm công tác, 13 năm là cán bộ quản lý, cô Minh luôn nỗ lực, nghiêm túc đi đầu trong công tác chuyên môn. Xác định rõ trách nhiệm của một cán bộ quản lý nên trong mọi công việc, cô Minh luôn tìm tòi, đổi mới, sáng tạo nhằm nâng cao chất lượng toàn diện trong nhà trường; gương mẫu trước tập thể, tạo sự đoàn kết trong nội bộ và phối hợp chặt chẽ với Ban Giám hiệu trong mọi hoạt động chuyên môn, ngoại khóa để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Ngoài ra, cô Minh còn thường xuyên kiểm tra việc tổ chức dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; hướng dẫn các tổ chuyên môn chủ động thực hiện mô hình dạy học phân hóa theo các nhóm đối tượng học sinh trong cùng một lớp, đảm bảo phù hợp với từng đối tượng người học. Do vậy, kết quả giáo dục toàn diện học sinh đã được nâng cao rõ rệt, nhiều học sinh đạt giải cấp quận, cấp thành phố, quốc gia và quốc tế.
Bên cạnh đó, cô Bình Minh cũng cùng Ban Giám hiệu nhà trường tạo điều kiện cho các giáo viên tham gia Hội thi giáo viên giỏi các cấp. Nhờ vậy, các giáo viên đã trưởng thành lên rất nhiều sau hội thi và đạt được những kết quả đáng tự hào. Trong 10 năm qua, Trường Tiểu học Thăng Long đã có 23 giáo viên đoạt giải Giáo viên giỏi cấp quận, 10 giáo viên đoạt giải Giáo viên giỏi cấp thành phố.
Với sự tâm huyết, nỗ lực sáng tạo không ngừng, cô giáo Nguyễn Thị Bình Minh đã cùng tập thể nhà trường xây dựng Trường Tiểu học Thăng Long nhiều năm liền đạt danh hiệu Tập thể Lao động xuất sắc cấp thành phố, bằng khen, cờ thi đua của các cấp, các ngành.
Năm học 2018 - 2019, cô đã có những đóng góp sáng tạo trong công tác phối hợp với Hội đồng Đội, Phòng GD&ĐT, Công an quận Hoàn Kiếm để triển khai các hoạt động: Sơ kết tháng ATGT và diễn đàn phòng chống bạo lực học đường, xâm hại trẻ em, phòng chống ma túy, HIV/AISD; Liên hoan chiến sĩ nhỏ Điện Biên; Hội thi Giới thiệu sách trong Ngày hội sách ngành Giáo dục quận Hoàn Kiếm.
Ngoài các hoạt động chuyên môn, công tác nhân đạo từ thiện cũng được cô Minh quan tâm. Theo đó, cô đã giáo dục lòng nhân ái cho học sinh thông qua hoạt động nối vòng tay lớn; tham gia tự nguyện ủng hộ cho học sinh các tỉnh miền núi với tổng số tiền trị giá 1.464.000.000 đồng; giao lưu và trao quà tri ân cho thương bệnh binh tại Trung tâm Điều dưỡng thương binh Duy Tiên (tỉnh Hà Nam) với tổng số tiền trị giá 65.000.000 đồng.
Thầy Bùi Quang Huy sáng tạo những cách học Địa lý
Làm chủ công nghệ để "dạy học kiểu mới"
Gần 10 năm theo nghề, thầy Bùi Quang Huy - giáo viên môn Địa lý Trường THCS Nguyễn Du (Hoàn Kiếm, Hà Nội), luôn phấn đấu rèn luyện trở thành một nhà giáo mẫu mực, nêu cao tinh thần tự học, tự bồi dưỡng, tận tụy với nghề, tâm huyết, sáng tạo trong từng tiết học, hết lòng vì công việc và tập thể.
Trong công tác chuyên môn, thầy Huy luôn trăn trở, tìm tòi, sáng tạo ra các phương pháp để có những bài dạy hay cho học sinh. Thầy luôn chú trọng đến việc đổi mới và linh hoạt sử dụng các phương pháp dạy học theo đặc thù, sao cho phù hợp với từng đối tượng học sinh từng lớp, nhằm khuyến khích tính chủ động, sáng tạo, nâng cao năng lực tự học, nghiên cứu khoa học của học sinh.
Thầy Huy mong muốn với phương pháp dạy học sáng tạo của mình, giúp học sinh phát huy năng lực, hứng thú hơn trong việc tìm tòi kiến thức, tài liệu, các mối liên hệ địa lý của Việt Nam cũng như khắp nơi trên thế giới.
Là giáo viên với nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy, thầy Huy luôn biết cách đổi mới những phương pháp dạy học làm cho tiết học thêm sinh động. Những buổi hoạt động trải nghiệm sáng tạo, thầy đã cùng học sinh của mình du lịch qua những dãy phố cổ của Hà Nội, viện bảo tàng lịch sử, những khu du lịch sinh thái của Thủ đô... Từ đó, giúp học sinh thêm yêu môn học, hình thành được lý tưởng và thế giới quan địa lý.
Thầy Huy đã nghiên cứu sử dụng thành công bảng tương tác thông minh áp dụng vào bài giảng "Môi trường hoang mạc - Địa lý 7" và tiếp tục áp dụng thành công sang một số bài dạy khác như "Thiên nhiên châu Âu - Địa lý lớp 7". Đây là phương tiện dạy học mới, thầy đã tự nghiên cứu, tìm tòi cách sử dụng, vận hành bảng, ứng dụng các phần mềm hỗ trợ với tính năng phù hợp, có thể tự truy cập tài liệu giảng dạy. Điều đó, đã làm cho bài giảng trở nên hấp dẫn, lôi cuốn, nội dung sinh động.
Nhờ sử dụng hiệu quả bảng tương tác thông minh, thầy giáo Bùi Quang Huy đã đạt giải Nhất Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp thành phố và được Công đoàn ngành Giáo dục Thủ đô tặng giấy khen "Đã có nhiều cố gắng, nỗ lực trong kỳ thi giáo viên dạy giỏi cấp thành phố".
Trong công tác chủ nhiệm, thầy Huy luôn là tấm gương mẫu mực, nhiệt tình, gần gũi, yêu thương học sinh. Thầy luôn tìm hiểu và chia sẻ với hoàn cảnh của từng học sinh, nhất là những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn. Thầy luôn hướng học sinh trong lớp chủ nhiệm tới các hoạt động để có thể hoàn thiện năng lực của các em. Do đó, các em học sinh luôn nhiệt tình và có trách nhiệm trong mỗi công việc chung của nhà trường và của lớp, chăm ngoan, thi đua học tốt.
Vân Anh
Theo GDTĐ
'Cùng bạn đọc sách - Nâng tầm trí tuệ Việt' đến với trẻ em dân tộc thiểu số Hơn 4.000 đầu sách, trang thiết bị phục vụ việc đọc và trang phục ấm đã được Vụ Thư viện (Bộ VHTT&DL) trao tặng cho các thư viện cấp tỉnh, huyện và một số trường học trên địa bàn "cửa ngõ Tây Bắc" là tỉnh Hòa Bình. Niềm vui của trẻ thơ bên trang sách mới trong thư viện thân thiện. Đây là...