Thú vị những buổi học thực tế
Nhiều trường tiểu học trên địa bàn tỉnh đã triển khai có hiệu quả việc dạy học theo hướng mở, thông qua việc cho học sinh (HS) trải nghiệm thực tế.
Vừa học, vừa chơi
Các em HS lớp 3A, Trường Tiểu học Đức Hiệp (Mộ Đức) vừa trải qua một tiết học thú vị ngoài trời với môn Tự nhiên xã hội. Cầm tập vở, cây bút trên tay, dưới sự hướng dẫn của giáo viên (GV), các em quan sát, hiểu biết về tên gọi và quá trình sinh trưởng của các loài thực vật ở sân trường.
Em Võ Thị Ngọc Duyên hào hứng nói: “Ở nhà em cũng có loại cây này, nhưng em không biết nó tên gì. Đến buổi học môn Tự nhiên xã hội em mới biết đó là cây ngọc ngân. Buổi học trải nghiệm giúp chúng em tiếp thu bài vở nhanh, hiệu quả hơn”.
Học sinh lớp 3A, Trường Tiểu học Đức Hiệp (Mộ Đức) có tiết học ngoài trời thú vị.Để những tiết học trải nghiệm ngoài trời đạt chất lượng, đòi hỏi sự tâm huyết, linh động của GV giảng dạy. Giáo viên chủ nhiệm lớp 3A, Trường Tiểu học Đức Hiệp Nguyễn Thị Quốc Vân chia sẻ: “Qua những tiết học trải nghiệm “chơi mà học”, đã tăng cường kiến thức thực tế giúp các em hiểu bài học nhanh hơn. Tuy nhiên, khi đưa học sinh ra sân trường cũng cần tăng cường công tác quản lý lớp sao cho hiệu quả”.
Video đang HOT
Tại Trường Tiểu học Nghĩa Chánh ( TP.Quảng Ngãi), ban giám hiệu nhà trường giao nhiệm vụ cho các tổ chuyên môn, GV đưa ra các chủ đề phù hợp với từng môn học để giúp HS có những tiết học thú vị. Đơn cử như đối với tiết học Mỹ thuật, học sinh lớp 5 được GV đưa ra ngoài sân trường và thực hành sáng tạo cùng những chiếc lá. Mỗi em nhặt từng chiếc lá rụng, sau đó gắn kết, sắp xếp lên tờ giấy A4 để tạo ra sản phẩm đẹp mắt với nội dung về: Gia đình, bạn bè, con chim…
Nâng cao kỹ năng sống
Muốn hiểu biết thế giới rộng lớn thì trước tiên tìm hiểu những điều gần gũi ngay tại quê hương. Với quan điểm đó, ở các tiết học về Lịch sử, Địa lý, GV Trường Tiểu học Đức Hiệp đã sưu tầm các bài viết về các di tích lịch sử ở địa phương như: Nhà thờ ông Nguyễn Chí, nghĩa trang liệt sĩ xã, làng nghề truyền thống đúc đồng chú Tượng, trồng dâu nuôi tằm để giảng dạy cho HS. “Có lần em được đến thăm, thắp hương ở nghĩa trang liệt sĩ xã và nghe các câu chuyện về sự hy sinh anh dũng của các thế hệ trước, em thấy biết ơn, tôn trọng, chia sẻ cùng sự vất vả của các bác thương binh hơn”, em Đoàn Chi Na, HS lớp 3A chia sẻ.
Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nghĩa Chánh Lê Thị Minh Hạnh cho biết: Những tiết học trải nghiệm giúp HS tự tin, sáng tạo, nâng cao phẩm chất, đạo đức, tạo mối quan hệ gần gũi, thân thiện với mọi người để xây dựng môi trường học tập tốt hơn”.
Từ năm học 2018 – 2019, các trường tiểu học ở TP.Quảng Ngãi đã triển khai hoạt động dạy học theo hướng mở, tạo điều kiện để HS trải nghiệm thực tế. Theo Phó Trưởng Phòng GD&ĐT TP.Quảng Ngãi Nguyễn Văn Kiểm, những năm trước đây, việc dạy học chỉ chú trọng vào lý thuyết, ít tổ chức thực hành, tìm hiểu thực tiễn, gây áp lực cho HS. Vậy nên, phương pháp dạy học mở theo hướng trải nghiệm đã tạo hứng thú bằng cách vận dụng những kiến thức trong sách vở ở các môn học vào thực tiễn cuộc sống. Qua đó, giúp HS có được kỹ năng sống, được giao lưu, giao tiếp, chia sẻ cùng cộng đồng, xã hội.
Sáng tạo trong thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông mới
Năm học 2020 - 2021 là năm đầu tiên ngành giáo dục triển khai Chương trình GDPT, SGK mới đối với lớp 1. Theo nhiều GV, SGK mới có kênh hình, kênh chữ được sắp xếp rất khoa học, phù hợp tâm sinh lý lứa tuổi HS lớp 1.
Hiện nay, nhiều đơn vị trường học mới làm quen và dần ổn định với những đổi mới của Chương trình Giáo dục phổ thông (GDPT) và sách giáo khoa (SGK) mới. Riêng giáo viên (GV) Trường Tiểu học số 1 Trương Quang Trọng (TP.Quảng Ngãi) đã có những phương pháp hay, giúp nhà trường nhanh chóng "vào guồng" đổi mới.
Các thầy cô giáo đã khai thác học liệu điện tử một cách sáng tạo để dạy qua màn hình tivi, giúp học sinh (HS) dễ quan sát, tiếp thu bài...
Phát huy tính sáng tạo
Năm học 2020 - 2021 là năm đầu tiên ngành giáo dục triển khai Chương trình GDPT, SGK mới đối với lớp 1. Theo nhiều GV, SGK mới có kênh hình, kênh chữ được sắp xếp rất khoa học, phù hợp tâm sinh lý lứa tuổi HS lớp 1. Các bài học được sắp xếp theo từng chủ đề, có những gợi mở tạo thuận lợi cho GV tổ chức hoạt động dạy học và định hướng phát triển năng lực HS.
Giáo viên Trường Tiểu học số 1 Trương Quang Trọng (TP.Quảng Ngãi) đã sáng tạo trong việc sử dụng học liệu điện tử của sách giáo khoa lớp 1 mới để giảng dạy.Các nhà quản lý giáo dục cho rằng, đổi mới chỉ thành công khi đội ngũ GV sẵn sàng và được chuẩn bị kỹ lưỡng về chuyên môn, đáp ứng yêu cầu của đổi mới.
Nắm bắt được điều đó, Ban Giám hiệu Trường Tiểu học số 1 Trương Quang Trọng đã chọn những GV phù hợp đảm nhiệm giảng dạy khối lớp 1. Thời gian đầu đổi mới, nhà trường gặp không ít khó khăn, nhưng GV của trường đã nỗ lực học hỏi để đáp ứng yêu cầu đổi mới.
Cô giáo Trương Thị Kim Hà- Tổ trưởng tổ 1 (Trường Tiểu học số 1 Trương Quang Trọng) chia sẻ: "Đây là năm đầu tiên triển khai thực hiện Chương trình GDPT mới, nên GV, phụ huynh đều có những bỡ ngỡ. Trong quá trình giảng dạy, GV phải tìm hiểu thông tin, nghiên cứu tài liệu để có những tiết học hiệu quả.
Tùy từng đối tượng HS, GV có phương pháp giảng dạy riêng. Đối với những em đọc tốt, GV luyện cho các em đọc 2 - 3 câu hoặc cả đoạn. Các cô giáo cũng cập nhật từ mới trên bảng để các em luyện hằng ngày".
Sử dụng thành công học liệu điện tử
Để đảm bảo điều kiện cần thiết trong quá trình thực hiện Chương trình GDPT mới, Trường Tiểu học số 1 Trương Quang Trọng đã trang bị bảng riêng để GV dạy phần âm. Mỗi lớp học được bố trí ti vi để GV sử dụng tối đa học liệu điện tử trực quan, sinh động. Phiên bản điện tử của SGK đã giúp GV tiết kiệm thời gian soạn giáo án. Các video sinh động của SGK điện tử tạo nhiều cảm hứng học tập cho HS.
Hiệu trưởng Trường Tiểu học số 1 Trương Quang Trọng Lê Thị Liên cho biết: Nhà trường có 7 lớp 1. Các lớp đều được trang bị ti vi để khai thác tối đa các học liệu điện tử. Nhà trường tự xây dựng ngữ liệu riêng, thực hiện các video minh họa các tiết dạy, nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu của ngữ liệu được quy định. Thứ 6 hằng tuần, nhà trường tổ chức họp để rút kinh nghiệm và chuẩn bị cho những bài trong tuần tới...
Cô giáo Đỗ Thị Như Phi - Chủ nhiệm lớp 1D (Trường Tiểu học số 1 Trương Quang Trọng) chia sẻ: Các em HS đều có sổ tay riêng, khi có thêm vần mới là các em ghi vào. Hằng ngày, các em vào lớp sớm hơn 15 phút. Hai HS trao đổi bài lẫn nhau dưới sự quan sát của GV. Giáo viên sẽ gạch chân những vần HS chưa đọc được. "Ở nhà, phụ huynh có trách nhiệm chỉ cho con học thật kỹ những vần được gạch chân. Khi nào các em đọc đúng thì GV sẽ xóa đi phần gạch chân. Điều này giúp HS không bị trôi bài. Giáo viên chỉ cần nhìn vào sổ là biết các em đã nắm bài tới đâu", cô Phi nhấn mạnh.
Qua một học kỳ triển khai áp dụng SGK lớp 1 theo Chương trình GDPT mới, việc dạy và học đã bước đầu ổn định. Giáo viên đã cơ bản bắt nhịp với việc đổi mới chương trình SGK, phương pháp và kỹ thuật dạy học, xác định rõ nhiệm vụ trọng tâm và những giải pháp tháo gỡ khó khăn trong thời gian tiếp theo.
Dạy học lấy học sinh làm trung tâm Chuyên đề "Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm" đã góp phần nâng cao chất lượng dạy và học ở các trường mầm non. Thay vì dạy học một chiều theo kiểu "cô nói, trẻ nghe", thì với phương pháp lấy trẻ làm trung tâm, giáo viên tạo điều kiện để trẻ chủ động khám phá, sáng tạo. Tạo môi...