Thú vị đề Văn yêu cầu phân tích định lý trong Toán học
Cách đây ít giờ, trên Diễn đàn Toán học Việt Nam đã đưa ra một câu hỏi vui, yêu cầu phân tích một định lý Toán học, nhưng được thể hiện bằng phương thức nghị luận trong văn học. Đề Văn lạ lẫm này đã nhận được sự hưởng ứng của rất nhiều học sinh.
Cụ thể câu hỏi yêu cầu: “Hãy viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ của anh/chị về câu nói: “Trong một tam giác vuông, bình phương của cạnh huyền bằng tổng bình phương hai cạnh góc vuông”.
Một đề bài yêu cầu phân tích định lý Toán học bằng phương thức nghị luận trong Văn học.
Với nhiều học sinh, định lý về tam giác vuông mà nhà toán học Pitago tìm ra đã trở nên quen thuộc trong thời cắp sách tới trường. Nhưng việc thử phân tích định lý này dưới góc độ Văn học, nhiều người chưa nghĩ tới.
Tưởng rằng đề bài này có thể làm khó các thành viên trong diễn đàn – trong đó có rất nhiều học sinh, sinh viên yêu thích toán học, nhưng ngược lại. Bức ảnh về đề thi Văn mang yếu tố toán học, dù chỉ mang tính giải trí, đã nhận được sự quan tâm của nhiều người, đặc biệt là các em học sinh.
Video đang HOT
Rất nhiều cách làm đã được đưa ra. Trong đó, Trương Phan Minh Thảo – một học sinh THPT ở TPHCM – đã đưa ra cách giải quyết đề bài “hóc búa” này một cách dí dỏm, khiến nhiều người “phục sát đất”. Minh Thảo đã viện dẫn các triết lý trong cuộc sống, trong các tác phẩm Văn học để phân tích đề bài.
Dưới đây là cách phân tích định lý tâm giác vuông dưới góc độ văn học của Minh Thảo. Bài làm này đang nhận được rất nhiều chia sẻ trên mạng xã hội:
“Mối quan hệ giữa ba cạnh trong một tam giác vuông là một đẳng thức không đổi: “Trong một tam giác vuông, bình phương của cạnh huyền bằng tổng bình phương hai cạnh góc vuông”. Nếu một đại lượng tăng hay giảm thì các đại lượng còn lại cũng sẽ tăng hay giảm theo một tỉ lệ tương ứng phù hợp, nếu không thì tam giác sẽ không còn là tam giác vuông nữa.
Trong cuộc sống của chúng ta cũng vậy, luôn có những đẳng thức không thay đổi như thế. Đó chính là những giá trị không đổi của cuộc sống mà chúng ta hướng tới. Ví dụ như trong Truyện Kiều, có một đẳng thức mà Nguyễn Du đã khẳng định “Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ Tài”. Dù ở xã hội nào đi nữa thì cả đức và tài đều cần thiết, nhưng tâm đức phải luôn được đề cao.
Và cũng như đẳng thức không đổi được nói đến trong định lý Pitago trong tam giác vuông kia, dù cuộc sống đặt ta vào hoàn cảnh nào đi nữa, chúng ta hãy học cách tự cân bằng cuộc sống để mọi giá trị tốt đẹp không mất đi.
Đừng thấy cuộc sống khó khăn mà chúng ta lại dễ dàng buông xuôi. Đừng vì những điều bất công nhìn thấy mà ta để cho mình méo mó theo… Không chỉ có vậy, khi xã hội ngày càng phát triển, bản thân mỗi chúng ta để thích nghi và tồn tại trong xã hội cũng cần phải thay đổi chính mình. Chúng ta phải tự hoàn thiện mình để thích nghi và đáp ứng yêu cầu của cuộc sống ngày càng hiện đại.
Cũng giống như một cạnh trong tam giác vuông kia nó không thể là một đại lượng bất biến khi chiều dài cạnh khác thay đổi. Chỉ khi bình phương của cạnh huyền bằng tổng bình phương hai cạnh góc vuông thì tam giác ấy mới là tam giác vuông.
Mỗi chúng ta sống và làm việc đều tồn tại các mối quan hệ song song, đó là mối quan hệ giữa bản thân mình với mọi người xung quanh và mối quan hệ chung với xã hội. Mặt khác, giá trị của mỗi con người cũng sẽ được khẳng định trong xã hội khi họ là người góp phần tạo nên giá trị cho xã hội…
Phải chăng ngày nay, khi con người mải mê theo đuổi những khát vọng của bản thân mà không đặt mình vào trong mối quan hệ với xã hội, nên hình hài xã hội mà ta đang thấy đâu đó có phần méo mó, không còn “vuông” nữa.”
Theo Lao động
Đề thi Văn oái ăm bắt nêu cảm nhận về định lý Pitago, nhưng bài làm của học sinh mới là thứ khiến dân mạng "quỳ gối xin hàng"
Từ một định lý toán học có thể suy ra được cả những giá trị và khía cạnh trong cuộc sống, đã vậy còn dẫn chứng được thêm cả "Truyện Kiều" của Nguyễn Du để làm rõ vấn đề, thật sự xin được bái phục với tài năng của thầy trò nhà này!
Nếu nói học sinh là vựa muối thì những người dạy dỗ lũ nhất quỷ nhì ma ấy chắc chắn phải là một biển muối. Sau hàng loạt những pha "tạo nét" cực mạnh như mã đề lầy lội, lời phê hài hước hay chèn thông điệp bí ẩn trong bài thi thì mới đây cộng động mạng lại có thêm một phen ngã ngửa trước đề bài môn ngữ văn vô cùng bá đạo đến từ giáo viên.
Cụ thể, trong bức ảnh được chia sẻ trên MXH, một câu hỏi đến từ phần tập làm văn yêu cầu như sau: Hãy viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ của anh/chị về câu nói: "Trong một tam giác vuông, bình phương của cạnh huyền bằng tổng bình phương hai cạnh góc vuông."
Khi sinh ra là thiên tài toán học nhưng cha mẹ bắt làm giáo viên dạy văn? (Ảnh: Trương Phan Minh Thảo)
Đối với học sinh từ lớp 7 đổ lên, có lẽ ai cũng nhận ra đây là định lý quen thuộc về tam giác vuông do nhà toán học Pitago tìm ra và truyền lại. Thế nhưng đang làm bài thi văn lại yêu cầu nêu cảm nhận về định lý toán, không hiểu là do thầy giáo muốn ra tay thử thách học sinh một phen hay chỉ đơn giản vì quá yêu thích toán học nhưng lại bị... bố mẹ bắt trở thành giáo viên dạy văn?
Nếu bạn cho rằng đề văn này sẽ khiến lũ học sinh bó tay thì lầm to rồi, bởi sau khi được đăng tải lên MXH, hàng loạt các thánh văn giỏi toán đã xuất đầu lộ diện để giải câu hỏi khó này. Xin được trích một comment từ chính chủ nhân bức ảnh để thấy rằng một khi giáo viên và học sinh đọ đồ lầy thì kết quả cũng một chín một mười chẳng hề kém cạnh nhau.
"Mối quan hệ giữa ba cạnh trong một tam giác vuông là một đẳng thức không đổi: "Trong một tam giác vuông, bình phương của cạnh huyền bằng tổng bình phương hai cạnh góc vuông". Nếu một đại lượng tăng hay giảm thì các đại lượng còn lại cũng sẽ tăng hay giảm theo một tỉ lệ tương ứng phù hợp, nếu không thì tam giác sẽ không còn là tam giác vuông nữa. Trong cuộc sống của chúng ta cũng vậy, luôn có những đẳng thức không thay đổi như thế. Đó chính là những giá trị không đổi của cuộc sống mà chúng ta hướng tới. Ví dụ như trong Truyện Kiều, có một đẳng thức mà Nguyễn Du đã khẳng định "Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ Tài". Dù ở xã hội nào đi nữa thì cả đức và tài đều cần thiết, nhưng tâm đức phải luôn được đề cao. Và cũng như đẳng thức không đổi được nói đến trong định lý Pitago trong tam giác vuông kia, dù cuộc sống đặt ta vào hoàn cảnh nào đi nữa, chúng ta hãy học cách tự cân bằng cuộc sống để mọi giá trị tốt đẹp không mất đi. Đừng thấy cuộc sống khó khăn mà chúng ta lại dễ dàng buông xuôi. Đừng vì những điều bất công nhìn thấy mà ta để cho mình méo mó theo... Không chỉ có vậy, khi xã hội ngày càng phát triển bản thân mỗi chúng ta để thích nghi và tồn tại trong xã hội cũng cần phải thay đổi chính mình. Chúng ta phải tự hoàn thiện mình để thích nghi và đáp ứng yêu cầu của cuộc sống ngày càng hiện đại. Cũng giống như một cạnh trong tam giác vuông kia nó không thể là một đại lượng bất biến khi chiều dài cạnh khác thay đổi. Chỉ khi bình phương của cạnh huyền bằng tổng bình phương hai cạnh góc vuông thì tam giác ấy mới là tam giác vuông. Mỗi chúng ta sống và làm việc đều tồn tại các mối quan hệ song song, đó là mối quan hệ giữa bản thân mình với mọi người xung quanh và mối quan hệ chung với xã hội. Mặt khác, giá trị của mỗi con người cũng sẽ được khẳng định trong xã hội khi họ là người góp phần tạo nên giá trị cho xã hội... Phải chăng ngày nay, khi con người mải mê theo đuổi những khát vọng của bản thân mà không đặt mình vào trong mối quan hệ với xã hội nên hình hài xã hội mà ta đang thấy đâu đó có phần méo mó, không còn "vuông" nữa?
Từ một định lý toán học có thể suy ra được cả những giá trị và khía cạnh trong cuộc sống, đã vậy còn dẫn chứng được thêm cả "Truyện Kiều" của Nguyễn Du để làm rõ vấn đề, thật sự xin được bái phục với tài năng của thầy trò nhà này!
Theo Helino