Thủ tướng yêu cầu đề thi tốt nghiệp THPT 2020 ‘không đánh đố học sinh’
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc phát biểu thống nhất với đề xuất của Bộ GD-ĐT về phương án thi tốt nghiệp THPT 2020 với mục tiêu là xét tốt nghiệp THPT, các trường ĐH tự chủ tuyển sinh.
Thủ tướng chấp thuận phương án thi tốt nghiệp THPT năm 2020 – ẢNH NGỌC THẮNG
Tại phiên họp phiên họp của Chính phủ với các địa phương về phòng chống dịch Covid-19 chiều nay, 22.4, do Thủ tướng Chính phủ chủ trì, Bộ GD-ĐT đã báo cáo về phương án tổ chức thi tốt nghiệp THPT 2020.
Gần như cả nước sẽ kết thúc cách ly xã hội từ đêm nay 22/4
Giao cho địa phương nhưng không “buông lỏng”
Sau khi nghe các ý kiến thảo luận, Thủ tướng Chính phủ kết luận “cơ bản thống nhất với báo cáo của Bộ GD-ĐT và ý kiến của Phó thủ tướng Vũ Đức Đam…”.
Thủ tướng lưu ý, do tình hình dịch bệnh khiến thời gian đi học của học sinh còn ít, do vậy, Thủ tướng đồng ý với chủ trương dạy học có trọng tâm, trọng điểm.
Bộ GD-ĐT xây dựng phương án tổ chứ thi tốt nghiệp THPT; còn việc tuyển sinh ĐH thực hiện như phương án đã làm; yêu cầu Bộ GD-ĐT sớm ban hành quy chế và hướng dẫn tổ chức thi.
Thủ tướng yêu cầu Bộ tổ chức ra đề thi trên tinh thần “không đánh đố học sinh, học gì thi nấy nhưng phải đảm bảo chất lượng”.
Thủ tướng nhấn mạnh, kỳ thi này do Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm toàn diện, làm sao phải tổ chức một kỳ thi trung thực, an toàn chất lượng trong điều kiện có dịch bệnh. Cần tăng cường thanh tra, giám sát của các cấp, các ngành, như Bộ GD-ĐT, Bộ Công an, cần tăng cường sử dụng công nghệ để đảm bảo tính trung thực của kỳ thi.
Bộ GD-ĐT sớm ban hành quy chế cụ thể về kỳ thi để áp dụng toàn quốc chặt chẽ, nề nếp, an toàn.
Thủ tướng chỉ đạo, Bộ GD- ĐT phải hướng dẫn và tổ chức thanh tra, giám sát tổ chức kỳ thi tại các địa phương chứ không buông lỏng trong thời điểm này. Các địa phương chịu trách nhiệm chính. “Chúc ngành Giáo dục tổ chức kỳ thi thành công, không để lại vấn đề gì phức tạp xã hội”, Thủ tướng nói.
Không còn kỳ thi THPT quốc gia
Theo phương án mà Bộ GD-ĐT báo cáo tại phiên họp, năm nay sẽ không tổ chức kỳ thi THPT quốc gia như mọi năm mà tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT.
Mục đích của kỳ thi tốt nghiệp THPT là: tổ chức an toàn, nghiêm túc lấy kết quả để xét công nhận tốt nghiệp THPT và đánh giá chất lượng giáo dục phổ thông từ đó điều chỉnh nội dung, phương pháp dạy học trong các nhà trường. Kết quả của kỳ thi cũng có thể được các trường đại học, cao đẳng sử dụng trong tuyển sinh theo tinh thần tự chủ.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT dự kiến sẽ gồm 3 bài thi độc lập (toán, ngữ văn, ngoại ngữ) và 2 bài thi tổng hợp là khoa học tự nhiên và khoa học xã hội.
Trong đó, bài thi khoa học tự nhiên gồm tổ hợp của 3 môn vật lý, hóa học và sinh học; bài thi khoa học xã gồm tổ hợp của 3 môn lịch sử, địa lý và giáo dục công dân; riêng đối với thí sinh giáo dục thường xuyên thì chỉ gồm tổ hợp của 2 môn lịch sử, địa lý.
Thí sinh THPT phải thi 3 bài thi bắt buộc là toán, ngữ văn, ngoại ngữ và 1 bài thi tự chọn khoa học tự nhiên hoặc khoa học xã hội.
Thí sinh giáo dục thường xuyên phải thi 2 bài thi bắt buộc toán, ngữ văn và 1 bài thi tự chọn khoa học tự nhiên hoặc khoa học xã hội.
Các bài thi toán, ngoại ngữ, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan; mỗi thí sinh trong cùng phòng thi có 1 mã đề thi riêng; thí sinh làm bài thi trên phiếu trả lời trắc nghiệm kết quả làm bài của thí sinh trên phiếu trả lời trắc nghiệm được chấm bằng phần mềm máy tính do Bộ GD-ĐT cung cấp; bài thi ngữ văn thi theo hình thức tự luận.
Kỳ thi sẽ do UBND cấp tỉnh chủ trì tổ chức, bảo đảm an toàn, nghiêm túc, công bằng và đúng quy chế. Các tỉnh sẽ thành lập Hội đồng thi để tổ chức thi cho tất cả thí sinh. Hội đồng thi của tỉnh sẽ chịu trách nhiệm tổ chức tất cả các khâu của kỳ thi như: in sao đề thi, coi thi, chấm thi, phúc khảo, công bố kết quả thi và xét công nhận tốt nghiệp THPT.
Mỗi hội đồng thi có các điểm thi được bố trí đảm bảo tạo thuận lợi tối đa cho thí sinh. Cán bộ coi thi là giáo viên của tỉnh và có sự đổi chéo giáo viên coi thi giữa các trường với nhau.
Tuệ Nguyễn
Bí quyết ôn thi THPT quốc gia đạt điểm cao môn tiếng Anh: Ngữ âm, trọng âm
Vào lúc 19 giờ hôm nay 22.4, Báo Thanh Niên phát sóng chương trình Bí quyết ôn thi THPT quốc gia đạt điểm cao năm 2020 môn tiếng Anh tại địa chỉ thanhnien.vn, Facebook.com/thanhnien và YouTube Thanh Niên.
Chương trình Bí quyết ôn thi THPT quốc gia đạt điểm cao năm 2020 hôm nay sẽ phát sóng chuyên đề thứ 2 của môn tiếng Anh do cô Đặng Trần Ngọc Khuyên, giáo viên Trường THPT Bùi Thị Xuân (Q.1, TP.HCM) hướng dẫn.
Ở chuyên đề thứ 2, cô Ngọc Khuyên tập trung hướng dẫn nội dung những kiến thức xung quanh chủ đề ngữ âm, trọng âm, cách sử dụng và làm bài tập liên quan.
Vào các khung giờ 15 giờ và 19 giờ hằng ngày từ thứ 2 đến chủ nhật, trên các kênh thanhnien.vn, Facebook.com/thanhnien và YouTube Thanh Niên, Báo Thanh Niên phát sóng chương trình Bí quyết ôn thi THPT quốc gia đạt điểm cao năm 2020 các môn khoa học xã hội như: Ngữ văn, tiếng Anh, lịch sử, địa lý, GDCD. Chương trình do những giáo viên có kinh nghiệm của TP.HCM đang giảng dạy tại các trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (Q.5), chuyên Trần Đại Nghĩa (Q.1), Bùi Thị Xuân (Q.1), Marie Curie (Q.3)... hướng dẫn.
Chương trình Bí quyết ôn thi THPT quốc gia đạt điểm cao năm 2020 có sự tài trợ, đồng hành của các đơn vị như: Tập đoàn Thiên Long, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành (NTTU), Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn (SIU). Chương trình sẽ phát sóng lần lượt 88 clip dưới dạng các chuyên đề ôn tập theo định hướng kỳ thi THPT quốc gia...
Bích Thanh
Dư luận 'sững sờ' vì dự kiến thi THPT mới công bố Hàng trăm phản hồi của độc giả gửi tới Thanh Niên sau thông tin dự kiến kỳ thi THPT quốc gia năm nay sẽ đổi thành thi tốt nghiệp THPT, với mục tiêu chính là xét tốt nghiệp, trong khi các trường ĐH tự chủ tuyển sinh. Các học sinh cho rằng sẽ rất áp lực và khó khăn nếu thay đổi phương...