Thủ tướng: Sớm công bố phương án kỳ thi THPT quốc gia năm 2022 phù hợp với tình hình dịch bệnh

Theo dõi VGT trên

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết năm học 2020-2021, triển khai nhiệm vụ năm học 2021-2022 diễn ra ngày 28/8, Thủ tướng nêu rõ, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần sớm công bố phương án kỳ thi THPT quốc gia năm 2022 phù hợp với tình hình dịch bệnh phức tạp và phương án các năm tiếp theo để giáo viênhọc sinh có thời gian chuẩn bị.

Thủ tướng: Sớm công bố phương án kỳ thi THPT quốc gia năm 2022 phù hợp với tình hình dịch bệnh - Hình 1

Thủ tướng: Giảm tình trạng dạy thêm học thêm bằng giải pháp thiết kế chương trình học, cơ chế thi cử, chế độ đãi ngộ giáo viên phù hợp, cơ chế kiểm tra, giám sát chặt chẽ, tránh tình trạng học dễ thi khó, “học một đằng thi một nẻo”

Liên quan đến việc khắc phục những tồn tại, hạn chế của ngành, trong buổi làm việc với Bộ Giáo dục và Đào tạo vào ngày 6/5/2021, Thủ tướng đã nêu những vấn đề lớn cần giải quyết. Tại Hội nghị này, Thủ tướng tiếp tục bổ sung một số nội dung mới gắn với những vấn đề cụ thể.

Giảm bệnh thành tích để đạt mục tiêu “học thật, thi thật, nhân tài thật”

Thủ tướng nêu rõ, quan điểm “giáo dục là quốc sách hàng đầu” là tư tưởng nhất quán thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta đối với nền giáo dục nước nhà. Điều đó được cụ thể hóa thông qua việc xây dựng, hoạch định chính sách và dành nguồn lực cho sự nghiệp phát triển giáo dục. Tư tưởng này phải được quán triệt đầy đủ, sâu sắc, tổng thể, toàn diện tới từng cơ sở, từng cán bộ, từng người dân và cả từng học sinh. Chất lượng giáo dục phải được nâng lên cùng với chất lượng giáo viên, phải có chính sách khuyến khích học sinh giỏi vào ngành sư phạm, tạo môi trường, hệ sinh thái giáo dục phát triển lành mạnh, bình đẳng, sáng tạo, khuyến khích đổi mới, ngoài khuyến khích vật chất phải khuyến khích về tinh thần, phát triển giáo dục phù hợp với đặc điểm từng địa phương, từng vùng miền. Cơ chế, chính sách phải hài hòa lợi ích giữa người dân, nhà nước, nhà đầu tư và chia sẻ rủi ro.

Năm học 2011 – 2022 là năm học đầu tiên thực hiện các chủ trương, đường lối, chính sách lớn của Đảng, Quốc hội, Chính phủ của nhiệm kỳ 2021 – 2026. Ngành giáo cần hoàn thành Chiến lược giáo dục trong quý IV năm nay cùng Kế hoạch hành động cụ thể để tiếp tục thực hiện đổi mới giáo dục căn bản ở tất cả các cấp học, tạo động lực mới, đột phá cho sự phát triển, thu hút các nguồn lực xã hội đầu tư cho giáo dục, vận hành cơ chế tự chủ đại học, mở rộng hợp tác quốc tế… để thu hút kiến thức, nguồn lực, công nghệ đào tạo, quản lý từ nước ngoài. Hướng tới nền giáo dục có chất lượng, uy tín trong khu vực, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước, đáp ứng yêu cầu hội nhập và các khâu đột phá chiến lược.

Vấn đề giáo dục và đào tạo là vấn đề khó, vì tác động tới nhiều đối tượng, nhiều người, tới tất cả các gia đình. Những vấn đề đã “chín”, đã rõ, được thực tiễn chứng minh là đúng, thực hiện có hiệu quả, được đa số đồng tình thì tiếp tục thực hiện; những vấn đề chưa có quy định hoặc vượt quy định thì mạnh dạn thí điểm, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, mở rộng dần, không cầu toàn, không nóng vội.

Thủ tướng giao Bộ Xây dựng phối hợp các cơ quan liên quan và các địa phương rà soát, tăng cường kiểm tra, giám sát quy hoạch xây dựng gắn với không gian xây trường học phù hợp, nhất là ở các thành phố lớn, khu công nghiệp, với tầm nhìn xa, hiện đại.

Video đang HOT

Thủ tướng: Sớm công bố phương án kỳ thi THPT quốc gia năm 2022 phù hợp với tình hình dịch bệnh - Hình 2

Quang cảnh hội nghị

Bộ Nội vụ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, các địa phương phối hợp rà soát cơ chế, chính sách phân bổ giáo viên và triển khai các chương trình đào tạo, tuyển dụng cho phù hợp. Cần có giải pháp tổng thể giảm bệnh thành tích trong giáo dục để đạt mục tiêu “học thật, thi thật, nhân tài thật”, thu hút nhân tài, “học gắn với hành”, khắc phục tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ”, từ đào tạo – tuyển dụng – sử dụng nguồn nhân lực. Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và các bộ, ngành liên quan có giải pháp tài chính hỗ trợ giáo viên vùng sâu, vùng xa, giáo viên mầm non, trang bị cơ sở vật chất trường lớp, bổ sung trang thiết bị dạy học đang bị thiếu, xuống cấp, bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả, phù hợp từng địa phương.

Thủ tướng yêu cầu giảm tình trạng dạy thêm học thêm bằng giải pháp thiết kế chương trình học, cơ chế thi cử, chế độ đãi ngộ giáo viên phù hợp, cơ chế kiểm tra, giám sát chặt chẽ, tránh tình trạng học dễ thi khó, “học một đằng thi một nẻo”… Sớm công bố phương án kỳ thi THPT quốc gia năm 2022 phù hợp với tình hình dịch bệnh phức tạp và phương án các năm tiếp theo để giáo viên và học sinh có thời gian chuẩn bị.

Cần có giải pháp để học sinh thích học môn lịch sử, tìm hiểu truyền thống văn hóa, các giá trị tốt đẹp của dân tộc, của cha ông ta. Thủ tướng nhấn mạnh, môn lịch sử rất quan trọng, bồi đắp lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc và hiểu biết văn hóa Việt Nam. Việc dạy môn lịch sử hiện nay còn thiên về học thuộc, thiếu hấp dẫn. Cùng với đó, tăng cường việc dạy và học ngoại ngữ gắn với việc đổi mới và sáng tạo cách dạy, học. Thực tế chất lượng đào tạo ngoại ngữ còn hạn chế, giảm sức cạnh tranh của nguồn nhân lực đất nước trong thời kỳ hội nhập. Thủ tướng lưu ý Đoàn Thanh niên có thể phát động phong trào học ngoại ngữ và tin học để vừa đáp ứng nhu cầu học tập của mỗi người, vừa đáp ứng nhu cầu của đất nước.

Thủ tướng yêu cầu chú trọng đến hoạt động truyền thông để Nhân dân hiểu các chủ trương, đường lối, chính sách về giáo dục, góp phần tạo sự đồng thuận, chia sẻ đến mọi tầng lớp trong Nhân dân. “Nói mà không làm được thì dở, nhưng làm được mà không nói được cũng dở”, Thủ tướng chia sẻ.

Xuống tận cơ sở, sâu sát, quyết liệt để giải quyết các vấn đề

Dành nhiều thời gian trao đi đổi lại về vấn đề thừa – thiếu giáo viên – nội dung được nhiều địa phương đề cập tại Hội nghị, Thủ tướng đề nghị lãnh đạo các địa phương cần hết sức linh hoạt, đ.ánh giá thực chất tình hình, chịu khó suy nghĩ, tìm ra cách giải quyết. Thiếu ở đâu, thiếu bao nhiêu, thiếu thế nào phải phân tích rất cụ thể, không thể chỉ nói chung chung, thống kê một cách cơ học.

Nhấn mạnh yêu cầu tổ chức lại các nhà trường, các điểm trường, cơ cấu lại đội ngũ giáo viên, đội ngũ phục vụ, Thủ tướng gợi ý, ví dụ, các địa phương có thể đào tạo lại giáo viên trung học, tiểu học, bổ túc các kiến thức cần thiết để chuyển sang dạy khối mầm non, như vậy sẽ khắc phục được tình trạng thiếu giáo viên mầm non, thừa giáo viên ở khối khác, trong khi tổng biên chế giáo viên không đổi.

“Anh em ta phải đến tận nơi, khảo sát tận cơ sở mới thấy được những bất hợp lý trong thực tiễn, từ đó suy nghĩ tìm cách giải quyết”, Thủ tướng chia sẻ với lãnh đạo các địa phương.

Bên cạnh đó, với những công việc cần thiết vẫn phải đầu tư, như các trường nội trú dân nuôi để phục vụ, chăm sóc con em đồng bào vùng dân tộc thiểu số, vùng núi, vùng sâu, vùng xa… “nhiều nơi bỏ điểm trường nội trú nên các em rất thiệt thòi”.

“Chúng ta không hy sinh tiến bộ, công bằng xã hội để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần, đây là đường lối của Đảng và quan điểm được nêu rõ trong bài viết mới đây của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Trong bối cảnh nguồn lực có hạn, bài toán đặt ra là phải làm sao sử dụng phù hợp nhất, hiệu quả nhất, tiết kiệm nhất để bất kỳ t.rẻ e.m nào trên đất nước ta đến t.uổi đi học đều được đến trường, được bảo đảm quyền lợi cao nhất. Đây là bản chất, là ưu việt của chế độ, chúng ta phải giữ gìn và phát huy”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu kỹ vấn đề tự chủ giáo dục, không chậm trễ, không nóng vội, thận trọng, kỹ lưỡng, khoa học; tự chủ về chuyên môn, kinh phí nhưng bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước.

Thủ tướng lưu ý cần quan tâm theo dõi, sơ kết, tổng kết, điều chỉnh, bổ sung các cơ chế, chính sách và khâu tổ chức thực hiện, không để người dân bức xúc.

“Các đồng chí đang thực hiện trọng trách vô cùng vinh dự của sự nghiệp “trồng người”, dẫu còn nhiều khó khăn, vất vả. Nhưng chúng ta có truyền thống, có kinh nghiệm, có lòng yêu nước, có đam mê, chúng ta sẽ vượt qua. Nhân dịp năm học mới, tôi xin chúc và mong các đồng chí với trí tuệ, sự nhiệt huyết và tinh thần trách nhiệm ra sức xây dựng nền giáo dục ngày càng phát triển, tất cả vì thế hệ trẻ, tất cả vì học sinh thân yêu, tất cả vì một Việt Nam “sánh vai với các cường quốc năm châu “, một Việt Nam thịnh vượng và hạnh phúc, nhân dân thực sự hạnh phúc và ấm no”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Không dạy trực tuyến cho trẻ mầm non

Ngày 18/8, Bộ GD&ĐT tổ chức hội nghị trực tuyến tổng kết năm học 2020-2021, triển khai phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm học 2021-2022 đối với giáo dục mầm non.

Vụ trưởng Vụ Giáo dục Mầm non, Bộ GD&ĐT - ông Nguyễn Bá Minh - lưu ý trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay, cơ sở giáo dục mầm non không tổ chức dạy học trực tuyến cho trẻ mầm non, mà tập trung phối hợp với phụ huynh để hướng dẫn trẻ tại nhà. Tranh thủ thời gian vàng trẻ đến trường để ưu tiên hướng dẫn kỹ năng, điều kiện cho trẻ 5 t.uổi sẵn sàng vào lớp 1.

Các địa phương cũng khẩn trương rà soát, thống kê thiệt hại của cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, tham mưu cho chính quyền có giải pháp hỗ trợ khắc phục khó khăn, hỗ trợ giáo viên, tránh tình trạng giáo viên nghỉ việc, cơ sở giáo dục mầm non giải thể.

Không dạy trực tuyến cho trẻ mầm non - Hình 1

Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn mong muốn tìm cách tháo gỡ, nâng cao thu nhập cho giáo viên mầm non. Ảnh: Moet.

Nhận định về năm học mới 2021-2022, Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho rằng toàn ngành tiếp tục thực hiện mục tiêu phát triển và đổi mới. Đồng thời, đây cũng là năm triển khai các hoạt động giáo dục an toàn, đảm bảo mục tiêu chất lượng trong điều kiện dịch bệnh còn tiếp tục ảnh hưởng lâu dài.

Ông Sơn chỉ đạo tăng cường các biện pháp, chính sách phù hợp bậc học mầm non. Trong điều kiện năm học chịu ảnh hưởng của dịch bệnh, cần xem xét việc dạy học ở bậc mầm non sao cho linh hoạt, phù hợp. Với những nơi t.rẻ e.m không thể đến lớp, trường cần phối hợp với gia đình để có biện pháp hỗ trợ.

Bộ trưởng giao Vụ Giáo dục Mầm non tập hợp các video bài giảng, kho học liệu mở trong nước và thế giới; xây dựng, biên soạn nguồn học liệu mới. Đây là việc cấp bách, bình thường đã cần, trong năm học mới càng cần hơn. Trường hợp trẻ không thể đến lớp, phụ huynh vẫn có nguồn học liệu hỗ trợ con tại nhà.

Trước một năm học khó khăn, bộ trưởng lưu ý cần nhận thức đầy đủ thách thức đặt ra, từ đó có giải pháp. Trong đó, vai trò chủ động của địa phương rất quan trọng.

Các địa phương cần ưu tiên ngân sách cho kiên cố hóa trường học, chủ động có giải pháp khắc phục về thiếu hụt giáo viên, tập trung nguồn lực triển khai chương trình giáo dục mầm non mới và một số chính sách khác đối với bậc học mầm non.

Người đứng đầu ngành giáo dục bày tỏ sự chia sẻ và cảm thông với đội ngũ giáo viên mầm non, bởi đặc thù công việc nặng nhọc, thời gian làm việc dài, áp lực lớn, yêu cầu cao, trong khi thu nhập lại thấp.

Ngành phải có nhiều cách thức để tháo gỡ việc này, làm sao tăng thu nhập thực tế để giáo viên gắn bó, yên tâm với công việc. Ngoài ra, các trường tư thục cần được tăng thêm.

Một nội dung cũng được lãnh đạo Bộ GD&ĐT nhấn mạnh là phải quan tâm các nhóm trẻ. Đây là nơi giải quyết được nhu cầu lớn về giữ trẻ song lại tiềm ẩn nguy cơ về mất an toàn. Các địa phương cần tăng cường kiểm tra, giám sát thường xuyên về cấp phép hoạt động đối với các cơ sở.

"Phấn đấu để trẻ đến lớp được yên vui, thầy cô công tác yên tâm, cha mẹ gửi con yên lòng. Ba chữ 'yên' đó là thước đo sự thành công của chúng ta cho triển khai ở bậc học này. Tinh thần là dành tất cả điều tốt đẹp nhất cho trẻ em", Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Đệ nhất mỹ nhân là "ngoại lệ" của showbiz xuống sắc đáng tiếc sau 20 năm, U60 sống cô độc với 25.000 tỷ
07:00:06 03/07/2024
Hé lộ thời điểm Khánh Vân và bạn trai hơn 17 t.uổi tổ chức đám cưới
08:53:30 03/07/2024
Biết tôi không phải con ruột nhưng bố vẫn giấu giếm cho vợ, 27 năm sau bí mật bị phanh phui vì một hành động của mẹ
08:43:57 03/07/2024
Diễn viên đình đám tranh chấp gần 6 tỷ với chồng cũ, còn bị xúc phạm "cô đi mà sinh con với người khác"
06:55:47 03/07/2024
Lan truyền 6 cái tên bị loại của Anh Trai Say Hi, có cả sao nam hot nhất show khiến netizen bùng nổ tranh cãi!
10:03:02 03/07/2024
Trạm cứu hộ trái tim trước thềm tập cuối: An Nhiên được "tẩy trắng" nhưng chưa gây phẫn nộ bằng thái độ của Ngân Hà
09:23:25 03/07/2024
Chùm ảnh: Thủ môn cứu thua không tưởng, Thổ Nhĩ Kỳ vào tứ kết EURO 2024
07:53:10 03/07/2024
Mỹ nhân gầy trơ xương đáng báo động vì giảm cân cực đoan, lý do đằng sau khiến dân tình sốc nặng
08:56:08 03/07/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Vô tình mở điện thoại của vợ ra xem, tôi 'đứng hình' khi phát hiện chuyện động trời giữa anh trai và vợ, hóa ra bấy lâu nay tôi đã bị lừa...

Góc tâm tình

12:04:16 03/07/2024
Vợ tôi là một người dịu dàng, ngoan ngoãn lại có học thức cao. Tôi rất hay khoe vợ mình cùng đồng nghiệp, mỗi lần xong công việc trên công ty sớm tôi lại mời đồng nghiệp về nhà.

Những bộ đầm dạ hội 'hot' nhất mùa hè 2024

Phong cách sao

11:44:55 03/07/2024
Diễn viên Quỳnh Châu Người một nhà khoe vẻ đẹp kiêu kỳ và nữ tính qua từng thiết kế đầm dạ hội đang là xu hướng cho mùa hè năm nay.

Nâng tầm du lịch Bình Định qua các giải thể thao quốc tế

Du lịch

11:38:59 03/07/2024
Tỉnh Bình Định liên tục đăng cai tổ chức các giải thể thao tầm cỡ quốc tế, trong đó có một số môn thể thao mới như đua mô tô nước, đua thuyền máy F1H2O và giải Teqball thế giới.

NSND Kim Xuân: Tôi và chồng không ai đụng điện thoại của nhau

Tv show

11:35:30 03/07/2024
NSND Kim Xuân cùng hai khách mời Đức Kiểu - Kim Hoa có những phút trải lòng về cuộc sống hôn nhân khi tham gia chương trình Thuận vợ thuận chồng .

Mình yêu nhau, bình yên thôi - Tập 88: Đức Anh giục Hân quay lại

Phim việt

11:26:42 03/07/2024
Sau cuộc làm lành trước đó khi đi nghỉ cùng nhau, Đức Anh và Hân còn 2 lần hoà giải tại toà. Tuy nhiên, Đức Anh không muốn điều này.

Bảo Anh vỡ oà khi con gái biết nói từ đầu tiên

Sao việt

11:20:02 03/07/2024
Vào tối 2/7, nữ ca sĩ sinh năm 1992 đã chia sẻ niềm hạnh phúc vì nhóc tỳ Misumi lần đầu tiên biết gọi mẹ Bảo Anh.

5 thói quen cơ bản giúp Hà Tăng giữ được làn da đẹp rạng ngời và luôn căng mướt dù đã gần 40

Làm đẹp

11:19:24 03/07/2024
Tăng Thanh Hà - ngọc nữ của màn ảnh Việt đã qua t.uổi 37 những vẫn sở hữu làn da đẹp mướt mịn. Làn da nâu của cô săn chắc vô cùng cuốn hút.

Cung hoàng đạo may mắn bậc nhất, t.iền ào ào về túi ngày 3/7

Trắc nghiệm

11:17:34 03/07/2024
Tử vi 12 cung hoàng đạo ngày 3/7 dự đoán vận trình sự nghiệp, tài lộc, tình duyên... giúp bạn chủ động ứng phó vận xui hay may mắn đến với mình.

Hot: Rosé (BLACKPINK) - Cha Eun Woo lộ bằng chứng nghi hẹn hò bí mật suốt 4 năm

Sao châu á

11:17:21 03/07/2024
Sáng 3/7, tờ Koreaboo đưa tin 2 thần tượng hàng đầu Kpop Rosé (BLACKPINK) - Cha Eun Woo (ASTRO) vừa trở thành tâm điểm chú ý với nghi vấn yêu đương bí mật.

Đến lúc TikToker Việt đu trend 'kiếp này cài hoa'

Netizen

11:08:03 03/07/2024
Gần đây, mạng xã hội Việt rầm rộ một trào lưu mới, liên quan đến những cánh hoa rực rỡ, bất chấp thời tiết khi mưa khi nắng ở nước ta. Đó là trào lưu kiếp này cài hoa , khởi nguồn từ TikTok.

Hội mỹ nhân Việt gợi ý 8 cách diện váy maxi đi biển xinh tươi, nổi bật

Thời trang

11:07:20 03/07/2024
Váy maxivới kiểu dáng điệu đà và nữ tính là một trong những kiểu trang phục được các mỹ nhân Việt yêu thích và thường xuyên lăng xê mỗi khi đi biển.