Thủ tướng ra Chỉ thị về kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021
Để kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học năm 2021 diễn an toàn, nghiêm túc, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho thí sinh, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ GD-ĐT phải chịu trách nhiệm toàn diện về kỳ thi.
Ngày 16/4, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị về việc tăng cường chỉ đạo Kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, giáo dục nghề nghiệp năm 2021.
Theo đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ GD-ĐT, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố cần tập trung thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm.
Cụ thể, Bộ GD-ĐT phải chịu trách nhiệm toàn diện về kỳ thi, trực tiếp thực hiện các khâu như ban hành các văn bản chỉ đạo, quy chế, hướng dẫn và triển khai kế hoạch tổ chức kỳ thi và tuyển sinh đại học; chịu trách nhiệm về đề thi; cung cấp chính xác, đầy đủ, kịp thời các quy định, thông tin cần thiết về kỳ thi và tuyển sinh; xây dựng hệ thống công nghệ thông tin phục vụ công tác tổ chức thi thống nhất toàn quốc và chấm thi trắc nghiệm bằng máy tính, bảo đảm an toàn.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu UBND tỉnh, trực tiếp là Chủ tịch UBND cấp tỉnh phải chịu trách nhiệm toàn diện về việc tổ chức kỳ thi trên địa bàn, bảo đảm an toàn, nghiêm túc, chất lượng, bao gồm tổ chức đăng ký dự thi, in sao đề thi, coi thi, chấm thi, thanh tra, kiểm tra, công bố kết quả thi và phúc khảo bài thi, xét công nhận tốt nghiệp THPT.
Video đang HOT
UBND tỉnh cũng cần chuẩn bị đầy đủ các điều kiện về nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị để tổ chức kỳ thi tại địa phương; bố trí kinh phí từ ngân sách địa phương để tổ chức kỳ thi; bảo đảm các quy định phòng dịch, vệ sinh, an toàn thực phẩm, an ninh, trật tự.
Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi về đi lại, ăn nghỉ cho thí sinh và người thân ở tất cả các điểm tổ chức thi; vận động, hỗ trợ các thí sinh là con em hộ nghèo, vùng sâu, vùng xa, thí sinh khuyết tật, thí sinh cư trú tại các vùng chịu ảnh hưởng thiên tai tham dự Kỳ thi; không để thí sinh nào phải bỏ thi vì gặp khó khăn về điều kiện kinh tế hay đi lại.
Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu Bộ Công an chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ và Công an các tỉnh, thành phố triển khai các biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn cho kỳ thi.
Thanh tra Chính phủ chỉ đạo Thanh tra các tỉnh, thành phố trực cử người tham gia Ban Chỉ đạo cấp tỉnh và các đoàn thanh tra, kiểm tra kỳ thi của địa phương.
Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan truyền thông, báo chí thông tin kịp thời, đầy đủ, chính xác về kỳ thi và tuyển sinh.
Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm tích cực phối hợp, chủ động tham gia cùng với Bộ GD-ĐT và UBND cấp tỉnh triển khai tổ chức kỳ thi; bảo đảm các điều kiện về cấp điện, bưu chính viễn thông, giao thông vận chuyển, khám chữa bệnh, an toàn vệ sinh thực phẩm, phòng, chống thiên tai, dịch bệnh và thực hiện tốt những công việc được Bộ GD-ĐT đề xuất, kiến nghị trong kế hoạch phối hợp tổ chức kỳ thi.
Thủ tướng yêu cầu Trung ương Đoàn chỉ đạo các cấp bộ Đoàn tỉnh, thành phố tham gia công tác bảo đảm trật tự, an toàn cho kỳ thi tại địa phương theo chỉ đạo chung của Ban Chỉ đạo cấp tỉnh.
Các cơ sở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp công bố công khai đề án, phương thức tuyển sinh trước khi thí sinh đăng ký dự kỳ thi; chuẩn bị các điều kiện để thực hiện tuyển sinh bảo đảm công bằng, minh bạch; điều động, phân công cán bộ, giảng viên các cơ sở giáo dục đại học tham gia công tác thanh tra, kiểm tra kỳ thi tại các địa phương theo chỉ đạo của Bộ GD-ĐT.
1 triệu học sinh 'tắc' đường học văn hóa, hiệp hội trường nghề cầu cứu Thủ tướng
Các hiệp hội của các trường nghề có công văn gửi Thủ tướng Chính phủ "kêu cứu" việc Bộ GD-ĐT chậm ban hành thông tư quy định việc dạy văn hóa THPT cho học sinh trường nghề, khiến quyền lợi các em bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Gần 1 triệu học sinh trường cao đẳng, trung cấp mới có bằng tốt nghiệp THCS có ngụy cơ không có cơ hội thi và lấy bằng tốt nghiệp THPT - ẢNH CHÂU BÌNH
Hiệp hội Giáo dục nghề nghiệp và nghề công tác xã hội Việt Nam, Hiệp hội các trường cao đẳng, trung cấp kinh tế - kỹ thuật ngày 26.3 đã gửi công văn lên Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc "kêu cứu" về việc giảng dạy văn hóa THPT cho học sinh tốt nghiệp THCS học trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đang bị ách lại do Bộ GD-ĐT chậm ban hành thông tư quy định liên quan.
Theo các hiệp hội nói trên, luật Giáo dục nghề nghiệp, luật Giáo dục năm 2019 quy định người học tốt nghiệp THCS đi học nghề trình độ trung cấp có thể học thêm văn hóa THPT để được liên thông lên trình độ cao hơn.
Trách nhiệm ban hành thông tư quy định về khối lượng kiến thức văn hóa THPT mà người học cần tích lũy thuộc về Bộ GD-ĐT, Thủ tướng Chính phủ cũng đã yêu cầu Bộ GD-ĐT ban hành nội dung này trong quý 3 năm 2020, nhưng cho đến nay Bộ GD-ĐT vẫn chưa thực hiện được.
Trong khi đó, theo quy định của Bộ GD-ĐT ban hành tháng 6.2019, việc thực hiện chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT để học sinh theo học chương trình có thể tham dự kỳ thi lấy bằng tốt nghiệp THTP phải do các trung tâm giáo dục thường xuyên chủ trì.
Thực tế thì ở nhiều địa phương, trong những năm gần đây, số học sinh tốt nghiệp THCS vào học các trường nghề ngày càng đông. Phần lớn (hơn 80%) các em có nhu cầu học văn hóa THPT để tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT và lấy bằng. Dù nhiều nơi (Bắc Giang, Lạng Sơn, Thái Nguyên...), UBND tỉnh đã có văn bản kiến nghị nhưng Bộ GD-ĐT vẫn trả lời chỉ có các trung tâm giáo dục thường xuyên mới được dạy chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT. Các trường cao đẳng, trung cấp nếu muốn dạy văn hóa THPT thì phải liên kết với trung tâm giáo dục thường xuyên để dạy.
Tháng 11.2020, Bộ GD-ĐT đã đồng ý để các cơ sở giáo dục nghề nghiệp được thực hiện giảng dạy khối lượng kiến thức văn hóa THTP cho học sinh theo học trình độ trung cấp để liên thông lên trình độ cao đẳng, chứ không đồng ý để các trường này giảng dạy chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT cho người học.
Hệ lụy của việc này là ảnh hưởng tới quyền lợi chính đáng của gần 1 triệu học sinh tốt nghiệp THCS đang học tại các trường nghề, có nguyện vọng học và thi lấy bằng tốt nghiệp THPT. Trở thành học sinh các trường nghề khi mới chỉ có bằng tốt nghiệp THCS, ngay lập tức các em đối mặt với nguy cơ bị tước mất quyền lợi được học lên đại học cho dù đã được dạy học kiến thức văn hóa THPT.
Công văn của các hiệp hội nêu: "Quan điểm này chưa đúng với quy định của luật Giáo dục năm 2019 và chỉ đạo của Phó thủ tướng Vũ Đức Đam tại hội nghị trực tuyến toàn quốc ngành giáo dục năm 2020 tổ chức vào ngày 31.10.2020, gây khó khăn cho cơ sở giáo dục nghề nghiệp và nhất là cho người học".
Các hiệp hội kiến nghị Thủ tướng có ý kiến để Bộ GD-ĐT cho phép các trường trung cấp, cao đẳng đã được sở GD-ĐT các địa phương đồng ý cho giảng dạy chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT (từ năm 2019 trở về trước - PV) thì tiếp tục giảng dạy chương trình này cho người học đến khi có quy định mới.
Bộ GD-ĐT sớm ban thành thông tư quy định khối lượng kiến thức văn hóa THPT và việc giảng dạy văn hóa THTP trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Trong đó cần quy định rõ: khối lượng kiến thức THPT để giảng dạy trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, điều kiện để cơ sở giáo dục nghề nghiệp được tham gia giảng dạy văn hóa THPT; nơi nào đủ điều kiện thì được dạy chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT; người học có bằng tốt nghiệp trình độ trung cấp (nghề nghiệp), được tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT hàng năm, được học liên thông lên trình độ đại học sau khi hoàn thành khối lượng kiến thức văn hóa THPT...
Trường ĐH Hà Nội mở rộng đối tượng xét tuyển vào đại học Năm 2021, Trường ĐH Hà Nội xét tuyển thí sinh có tổng điểm 3 môn thi Toán, Ngữ Văn, Ngoại ngữ hoặc Toán, Vật lý, Tiếng Anh trong kỳ thi tốt nghiệp THPT đạt từ 16 điểm trở lên, tính theo thang điểm 10, chưa nhân hệ số. Trường ĐH Hà Nội sẽ tuyển 2.635 chỉ tiêu cho 25 mã ngành đào tạo,...