Thủ tướng Nhật Bản xin lỗi các công nhân xây dựng bị phơi nhiễm amiăng
Ngày 18/5, Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide đã có cuộc gặp với các nguyên đơn trong 4 vụ kiện tập thể của các công nhân xây dựng bị ung thư phổi và các căn bệnh khác vì bị phơi nhiễm amiăng.
Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide phát biểu tại cuộc họp báo ở Tokyo. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu trong cuộc gặp tại Văn phòng Thủ tướng, ông Suga đã đưa ra lời xin lỗi, đồng thời cho biết “Theo phán quyết của Tòa án Tối cao, chúng tôi muốn đạt được thỏa thuận cơ bản hướng tới một giải pháp nhanh chóng cho dù hoàn toàn tôn trọng ý kiến của các bạn”.
Cuộc gặp trên diễn ra chỉ một ngày sau khi Tòa án Tối cao Nhật Bản ra phán quyết có lợi cho khoảng 500 nguyên đơn trong 4 vụ kiện tập thể đòi chính phủ đền bù cho các tổn hại sức khỏe do bị phơi nhiễm amiăng.
Video đang HOT
Trong phán quyết đó, Tòa án Tối cao Nhật Bản khẳng định chính phủ đã lơ là trách nhiệm trong việc bảo vệ các công nhân xây dựng khỏi bị mắc bệnh ung thư phổi và các căn bệnh khác có liên quan tới amiăng. Các nhà sản xuất các vật liệu xây dựng có chứa amiăng cũng phải chịu trách nhiệm ở mức độ nhất định.
Tòa án nhấn mạnh đáng ra các cơ quan chức năng cần phải cảnh báo về các nguy hại của amiăng vào tháng 10/1975 thông qua các nhãn hiệu trên các vật liệu xây dựng hoặc tại các công trường xây dựng, và cần phải khuyến cáo các công nhân đeo khẩu trang chống bụi.
Theo hãng tin Kyodo, để khép lại các vụ kiện này, liên minh cầm quyền của đảng Dân chủ Tự do (LDP) và đảng Công minh đã quyết định đề xuất chính phủ chi trả tiền đền bù từ 5,5 triệu yen (50.000 USD) tới 13 triệu yen cho mỗi nạn nhân bị phơi nhiễm amiăng.
Trong khi đó, theo hãng tin Jiji Press, các nguyên đơn trong vụ kiện này đã chấp thuận đề xuất của liên minh cầm quyền. Chính phủ Nhật Bản dự định sẽ lập quỹ để trả tiền đền bù cho các nạn nhân bị phơi nhiễm amiăng khác ngoài các nguyên đơn trong các vụ kiện trên.
Kể từ năm 2008, hàng loạt đơn kiện tập thể, với sự tham gia của tổng cộng 1.200 nguyên đơn (tính đến tháng 4/2021), đã được nộp lên các tòa án ở khắp Nhật Bản để đòi chính phủ và các nhà sản xuất vật liệu xây dựng phải đền bù cho những tổn hại sức khỏe vì phơi nhiễm amiăng ở các công trường xây dựng, trong đó có 4 đơn kiện mà Tòa án Tối cao Nhật Bản ra phán quyết trong ngày 17/5.
Bốn đơn kiện này được Tòa án Tối cao Nhật Bản xem xét sau khi các phiên tòa phúc thẩm ra các phán quyết khác nhau về trách nhiệm của chính phủ và các nhà sản xuất vật liệu xây dựng trong vấn đề này.
Nhật Bản: Tỷ lệ ủng hộ đối với nội các của Thủ tướng Suga thấp kỷ lục
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, kết quả thăm dò dư luận mới nhất của nhật báo Asahi cho thấy tỷ lệ ủng hộ đối với nội các của Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide đã giảm 7 điểm phần trăm so với cuộc thăm dò trước xuống còn 33%, mức thấp nhất kể từ khi ông nhậm chức vào cuối tháng 9 năm ngoái.
Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Cuộc thăm dò này do nhật báo Asahi tiến hành qua điện thoại trong các ngày 15 và 16/5, với sự tham gia của 608 thuê bao cố định và 919 thuê bao di động. Kết quả thăm dò được công bố vào ngày 17/5 cho thấy tỷ lệ phản đối đối với nội các tăng mạnh, từ 39% trong tháng 4 lên 47%. Có tới 67% những người tham gia thăm dò "đánh giá thấp" về phản ứng của chính phủ đối với dịch COVID-19, tăng mạnh so với con số 61% trong tháng trước. Ngược lại, tỷ lệ "đánh giá cao" giảm từ 29% xuống còn 23%.
Lần gần đây nhất, tỷ lệ ủng hộ đối với nội các của Thủ tướng Suga giảm xuống còn 33% là hồi tháng 1, khi làn sóng lây nhiễm thứ ba xuất hiện ở Nhật Bản. Kết quả thăm dò mới nhất cho thấy Thủ tướng Suga đang mất đi sự ủng hộ của những người cao tuổi. Tỷ lệ ủng hộ đối với nội các trong số những người ở độ tuổi 60-69 đã giảm mạnh từ 39% trong tháng 4 xuống còn 25%, và trong số những người ở độ tuổi từ 70 trở lên giảm từ 38% xuống còn 30%.
Có 66% người được hỏi cho rằng chính phủ "chịu trách nhiệm chính" vì sự tụt hậu của Nhật Bản trong việc triển khai chương trình tiêm vaccine phòng COVID-19 so với các nước phát triển khác, trong khi chỉ có 28% cho rằng chính phủ không phải chịu trách nhiệm nhiều như vậy.
Liên quan tới việc Chính phủ Nhật Bản ban bố tình trạng khẩn cấp lần thứ 3 ở Tokyo và một số tỉnh khác để khống chế dịch COVID-19, có 41% tin rằng biện pháp này có tác dụng trong việc ngăn chặn sự lây lan của virus, trong khi 59% cho rằng biện pháp này không hiệu quả.
Đối với đảng Dân chủ Tự do (LDP), tỷ lệ ủng hộ đối với đảng cầm quyền cũng giảm từ 35% trong tháng 4 xuống còn 30%, thấp nhất kể từ khi ông Suga thành lập nội các. Khi được hỏi sẽ bỏ phiếu cho đảng nào theo hình thức đại diện tỷ lệ nếu một cuộc bầu cử quốc gia được tổ chức vào thời điểm hiện nay, chỉ có 35% chọn LDP, giảm mạnh so với con số 40% trong tháng 4, trong khi tỷ lệ ủng hộ đối với đảng Dân chủ Lập hiến Nhật Bản (CDPJ) đối lập cũng chỉ tăng nhẹ từ 14% lên 17%.
Trước đó, ngày 14/5, hãng tin Jiji Press cũng công bố kết quả thăm dò dư luận tháng 5, theo đó tỷ lệ ủng hộ đối với nội các của Thủ tướng Suga đã giảm xuống mức thấp kỷ lục 32,2%, giảm 4,4 điểm so với tháng 4, trong khi tỷ lệ phản đối tăng 6,9 điểm lên 44,6%. Mức thấp kỷ lục trước đó là 34,2%, được ghi nhận trong cuộc thăm dò tháng 1, ngay sau khi chính phủ ban bố tình trạng khẩn cấp lần thứ 2. Đây là tháng thứ 5 liên tiếp tỷ lệ phản đối cao hơn tỷ lệ ủng hộ.
Nhật Bản đồng chủ trì hội nghị thượng đỉnh trực tuyến về vaccine phòng COVID-19 Nhật Bản sẽ đồng chủ trì hội nghị thượng đỉnh trực tuyến vào ngày 2/6 tới để thảo luận về vaccine phòng COVID-19, trong đó bao gồm nội dung đảm bảo phân phối công bằng cho các quốc gia đang phát triển. Vaccine ngừa COVID-19 của AstraZeneca. Ảnh: AFP/TTXVN Thông tin trên đã được Ngoại trưởng Nhật Bản Toshimitsu Motegi xác nhận ngày...