Thủ tướng Netanyahu phản ứng sau khi Mỹ trừng phạt người định cư Israel ở Bờ Tây
Sau khi có thông tin Mỹ trừng phạt 4 người định cư Israel ở Bờ Tây, Thủ tướng Benjamin Netanyahu đã nói rằng phần lớn những người sống trong các khu định cư ở Bờ Tây là những công dân tuân thủ pháp luật.
Nhiều người trong số họ đang phục vụ trong cuộc chiến của Israel ở Gaza.
Căng thẳng gia tăng giữa những người định cư Israel và người Palestine ở thị trấn Huwara phía Bắc Bờ Tây. Ảnh: Getty Images
Theo kênh Al Jazeera, ngày 1/2, tuyên bố từ văn phòng ông Netanyahu cho rằng các biện pháp trừng phạt công dân Israel là không cần thiết. Ông Netanyahu nói thêm là bất kỳ ai vi phạm luật pháp của Israel đều bị truy tố.
Tuyên bố của Thủ tướng Netanyahu được đưa ra trong bối cảnh Tổng thống Joe Biden đã ban hành lệnh hành pháp nhắm vào những người Israel định cư bạo lực ở Bờ Tây mà ông cho rằng đã làm mất ổn định trong khu vực.
Theo kênh CNN, lệnh hành pháp này dự kiến được công bố vào ngày 1/2 (giờ Mỹ), sẽ áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với một số cá nhân bị cáo buộc đã tham gia vào các hành vi bạo lực.
Một quan chức chính quyền cấp cao của Mỹ tiết lộ lệnh này trừng phạt 4 cá nhân bị cáo buộc trực tiếp gây ra bạo lực hoặc hành vi bắt nạt ở Bờ Tây, bao gồm cả những người bị cáo buộc khởi xướng và dẫn đầu một cuộc bạo loạn; đốt cháy nhà cửa, ruộng đồng và xe cộ; tấn công dân thường và hủy hoại tài sản.
Bộ Ngoại giao Mỹ đã công bố tên của những người Israel bị trừng phạt theo sắc lệnh hành pháp. Họ sẽ bị phong tỏa tài sản và cấm nhập cảnh Mỹ. Tên bốn người là David Chai Chasdai, Einan Tanjil, Shalom Zicherman và Yinon Levi.
Một quan chức nói rằng Nhà Trắng đã thông báo cho chính phủ Israel về kế hoạch trừng phạt trước khi công bố lệnh này.
Video đang HOT
Phía Mỹ đã tổng hợp bằng chứng về vai trò của các cá nhân trên trong vụ bạo lực ở Bờ Tây.
Trước đó, Tổng thống Biden đã lên án những hành động bạo lực này và đây là vấn đề mà ông đã đích thân thảo luận trong những tháng gần đây với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu.
Lệnh trừng phạt được đưa ra trong bối cảnh ông Biden phải đối mặt với phản ứng dữ dội từ nội bộ vì ủng hộ Israel trong cuộc chiến chống Hamas ở Gaza. Mặc dù lệnh này sẽ không giải quyết được tình hình ở Gaza, nhưng sẽ đánh dấu một trong những hành động đáng kể mà Tổng thống Biden đã thực hiện để chỉ trích Israel kể từ khi cuộc chiến ở Gaza bùng phát. Đây có thể là một tín hiệu từ ông Biden gửi tới các cử tri Hồi giáo và người Mỹ gốc Arab vốn không hài lòng khi ông từ chối kêu gọi ngừng bắn.
Vào tháng 12/2023, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã công bố chính sách mới nhằm cấm nhập cảnh Mỹ với những người định cư Israel cực đoan gây ra bạo lực ở Bờ Tây. Ông Blinken cho biết vào thời điểm đó rằng Bộ Ngoại giao Mỹ có thể áp dụng chính sách này đối với cả người Israel và người Palestine gây ra các cuộc tấn công ở Bờ Tây.
Bạo lực ở Bờ Tây
Bạo lực mà người định cư Israel gây ra với người dân Bờ Tây đã trở thành điểm nóng chính trong cuộc xung đột giữa Israel và Palestine kể từ rất lâu trước cuộc tấn công của Hamas ngày 7/10/2023. Khi hàng trăm người định cư Israel tràn qua thị trấn Huwara ở Bờ Tây vào tháng 2/2023, bạo lực sau đó kinh khủng đến mức chỉ huy quân đội Israel ở Bờ Tây gọi nó là cuộc tàn sát.
Bạo lực gia tăng kể từ ngày 7/10/2023 khi người Palestine lo rằng họ sẽ là đối tượng của các cuộc tấn công trả thù. Hàng chục người Palestine đã thiệt mạng ở Bờ Tây trong những tuần ngay sau vụ tấn công của Hamas.
Liên hợp quốc đưa ra một số thống kê vào cuối tháng 1, cho biết từ ngày 7/10/2023 đến ngày 28/1 đã có báo cáo về 464 vụ tấn công của những người định cư nhằm vào người Palestine.
Ước tính có khoảng 700.000 người định cư Israel sống ở Bờ Tây.
Một quan chức chính quyền cấp cao cho biết ông Biden đã nêu vấn đề bạo lực của người định cư trong hầu hết mọi cuộc trò chuyện ngoại giao với các nhà lãnh đạo Israel.
Quan chức trên nói: “Những hành động này gây ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với hòa bình, an ninh, ổn định ở Bờ Tây, Israel và khu vực Trung Đông, đồng thời chúng cũng cản trở việc thực thi một nhà nước Palestine độc lập tồn tại bên cạnh Israel, nói rộng ra là hòa bình, ổn định lâu dài cho người Palestine cũng như người Israel”.
Trước khi ban hành sắc lệnh hành pháp nói trên, Tổng thống Biden thừa nhận nỗi đau khổ của cả người Israel và người Palestine. Ông nói: “Chúng tôi không chỉ cầu nguyện cho hòa bình, mà chúng tôi còn tích cực làm việc vì hòa bình, an ninh và phẩm giá cho người dân Israel và người dân Palestine”.
Ông Biden cho biết ông ngày đêm đang tham gia đưa các con tin bị Hamas giam giữ về nhà, đồng thời cũng đang nỗ lực giảm bớt cuộc khủng hoảng nhân đạo và mang lại hòa bình cho Gaza và Israel.
Trong khi đó, người phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia John Kirby nói với các phóng viên ngày 1/2 rằng Mỹ không có kế hoạch trừng phạt các quan chức chính phủ Israel.
Mỹ cấm thị thực đối với người định cư Israel liên quan bạo lực ở Bờ Tây
Chính phủ Mỹ ngày 5/12 thông báo sẽ từ chối cấp thị thực cho những người định cư Israel tham gia các vụ tấn công người Palestine ở khu Bờ Tây.
Người Palestine trong cuộc đụng độ với các lực lượng Israel tại Jenin, Bờ Tây ngày 26/1/2023. Ảnh minh họa: THX/TTXVN
Các vụ tấn công của những người định cư Do Thái cực đoan nhằm vào người Palestine ở Bờ Tây đã gia tăng trong thời gian qua, kể từ khi xung đột giữa Phong trào Hồi giáo Hamas và Israel bùng phát ngày 7/10. Mỹ đã nhiều lần bày tỏ quan ngại về bạo lực gia tăng ở Bờ Tây và kêu gọi chấm dứt tình trạng này.
Trong một tuyên bố, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken dẫn lời Tổng thống Joe Biden nhấn mạnh những vụ tấn công này là "không thể chấp nhận được". Ông Blinken khẳng định: "Sự bất ổn ở Bờ Tây vừa gây tổn hại cả người Israel và người Palestine, vừa đe dọa lợi ích an ninh quốc gia của Israel".
Ông Blinken nêu rõ Mỹ sẽ từ chối cho nhập cảnh đối với bất kỳ cá nhân nào liên quan đến các hành vi "phá hoại hòa bình, an ninh hoặc ổn định ở Bờ Tây" hoặc những người có các hành động "hạn chế quá mức khả năng tiếp cận của dân thường đối với các dịch vụ thiết yếu và nhu cầu cơ bản".
Hạn chế nhập cảnh không áp dụng đối với những người định cư là công dân Mỹ.
Giao tranh giữa Israel và Hamas đã tái diễn ngày 1/12 vừa qua sau khi đổ vỡ thỏa thuận ngừng bắn kéo dài một tuần do Qatar, Mỹ và Ai Cập làm trung gian.
Cơ quan y tế tại Dải Gaza cho biết kể từ khi nổ ra xung đột ngày 7/10 vừa qua, hơn 16.200 người Palestine tại vùng lãnh thổ này đã thiệt mạng trong các cuộc không kích của Israel, trong đó có tới 70% là phụ nữ và trẻ em. Trong khi đó, giới chức Israel cho biết khoảng 1.200 người tại Israel thiệt mạng, chủ yếu là dân thường.
Ngày 5/12, Tổng Giám đốc Cơ quan Phát triển quốc tế Mỹ (USAID) Samantha Power đã tới thị trấn El-Arish của Ai Cập (cửa ngõ vào cửa khẩu Rafah giữa Ai Cập và Gaza) và công bố gói hỗ trợ mới cho Dải Gaza.
Theo bà Power, khoản viện trợ mới trị giá 21 triệu USD của Mỹ sẽ bao gồm cung cấp các vật tư vệ sinh, chỗ trú và thực phẩm cho người dân tại Dải Gaza - nơi đang vô cùng khan hiếm nước và các nhu yếu phẩm khác.
USAID nêu rõ khoản hỗ trợ này nằm ngoài khoản viện trợ 100 triệu USD được Tổng thống Joe Biden công bố ngày 18/10 vừa qua. Ngoài ra, quân đội Mỹ cũng đã chuyển tới Dải Gaza 16,3 tấn hàng hỗ trợ khẩn cấp đã được công bố trước đó, bao gồm vật tư y tế, quần áo mùa Đông và thực phẩm.
Phát biểu với báo giới, bà Power cho biết: "Trong thời gian tạm dừng chiến sự tuần trước, chúng tôi đã chứng kiến những tiến bộ quan trọng và đáng mong đợi trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng tại Dải Gaza. Mỹ hiện đang làm mọi thứ trong khả năng của mình để thúc đẩy tiến trình đó". Bà cũng cho biết đã trao đổi với giới chức Tổ chức Trăng lưỡi liềm Đỏ Ai Cập và các quan chức Liên hợp quốc về cách thức đẩy nhanh tốc độ viện trợ đến Dải Gaza.
Người phát ngôn Liên hợp quốc Stephane Dujarric nhấn mạnh trong ngày 4/12 chỉ có "100 xe tải chở hàng viện trợ nhân đạo và khoảng 69.000 lít nhiên liệu được chuyển đến Gaza". Theo ông Dujarric, con số này thấp hơn nhiều so với mức trung bình hằng ngày 170 xe tải và 110.000 lít nhiên liệu đã được chuyển tới trong đợt cứu trợ từ ngày 24-30/11 vừa qua.
Cuộc sống của cộng đồng người Palestine ở các quốc gia Trung Đông Người Palestine ở Trung Đông cấu thành một cộng đồng đa dạng với ước tính khoảng 7 triệu người. Họ có địa vị và mức độ hội nhập khác nhau, nhưng đa số mong muốn thực hiện giải pháp hai nhà nước và được trở về quê hương. Các em nhỏ tại trại tị nạn ở Khan Younis, Dải Gaza, ngày 28/11. Ảnh:...