Thủ tướng Malaysia tiết lộ thỏa thuận với đảng đối lập
Theo phóng viên TTXVN tại Malaysia, phát biểu trong một sự kiện về dân chủ diễn ra ở Kuala Lumpur ngày 16/2, Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad, đồng thời là Chủ tịch Liên minh Hi vọng (PH) cho biết đảng Hồi giáo Malaysia (PAS), tuyên bố sẽ không ủng hộ Tổ chức Dân tộc Malaysia thống nhất (UMNO) trong cuộc bầu cử bổ sung tại Semenyih, bang Selangor.
Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad. Ảnh: THX/TTXVN
Tiết lộ nêu trên của ông Mahathir được đưa ra khi trả lời câu hỏi liên quan tới cuộc gặp với Chủ tịch PAS Abdul Hadi Awang hôm 15/2.
Theo ông Mahathir, cuộc gặp Chủ tịch PAS diễn ra trong 45 phút với chủ đề thảo luận chính là chính trị và đã có một thỏa thuận được ký kết, nhưng không cho biết thêm chi tiết về thỏa thuận này.
Với tiết lộ này của ông Mahathir, cuộc bầu cử bổ sung sắp tới tại thị trấn Semenyih có thể sẽ xuất hiện lợi thế lớn cho PH.
Bầu cử bổ sung ở Semenyih được tiến hành sau cái chết của ủy viên hội đồng Bakhtiar Mohd Nor vì nhồi máu cơ tim.
Theo quyết định của Ủy ban Bầu cử, hoạt động bầu cử sớm sẽ diễn ra vào ngày 26/2 trong khi cuộc bỏ phiếu chính thức được ấn định vào ngày 2/3. Đây là cuộc bầu cử bổ sung thứ 6 ở Malaysia sau tổng tuyển cử lần thứ 14 (GE14) hồi tháng 5/2018.
Trong 5 lần bầu cử bổ sung trước, đặc biệt là tại cao nguyên Cameron vào 26/1 vừa qua, Mặt trận Quốc gia (BN) do UMNO lãnh đạo luôn nhận được sự ủng hộ của PAS. Lần này, PAS đứng ngoài cuộc, UMNO mất đi sự ủng hộ, đương nhiên PH sẽ đối mặt với ít áp lực hơn trong cuộc bầu cử bổ sung được cho là phép thử về sự ủng hộ của người Malaysia bản địa vốn chiếm hơn 69% cử tri tại Semenyih đối với PH.
Video đang HOT
Hà Ngọc (TTXVN)
Theo Tintuc
Malaysia công bố kế hoạch 5 năm chống tham nhũng
Malaysia vừa qua đã công bố kế hoạch nhằm tăng cường kiểm soát tham nhũng ở các cơ quan Chính phủ trong bối cảnh vụ bê bối hối lộ hàng tỷ USD tại quỹ 1MDB dẫn đến sự sụp đổ của Chính phủ trước đó.
Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad
Kế hoạch 5 năm nhằm tăng cường kiểm soát kiểm soát tham nhũng được Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad khởi xướng là những thay đổi sâu rộng với quy trình bổ nhiệm các chức vụ chủ chốt; quy định công khai tài sản đối với các nhà lập pháp và các bộ trưởng; quy định đối với việc tài trợ chính trị, vận động hành lang.
Các cử tri đã phản đối những người tiền nhiệm của Mahathir Najib Razak trong cuộc bầu cử hồi tháng Năm năm ngoái trong bối cảnh dư luận đang phẫn nộ đối với những cáo buộc rằng 4,5 tỷ USD đã bị đánh cắp khỏi quỹ Nhà nước 1MDB do cựu Thủ tướng thành lập.
Najib, vợ của ông và một số quan chức cấp cao khác đang phải đối mặt với hàng loạt các cáo buộc hình sự liên quan đến quỹ 1MDB cũng như các đối tượng chính trị khác.
Tuy nhiên, tất cả họ đều phủ đều không nhận tội.
Ông Mahathirr cho hay Malaysia yêu cầu "tất cả các chiến lược, luật pháp và quy tắc" để hạn chế tham nhũng.
"Kế hoạch này là một tuyên bố mạnh mẽ từ Chính phủ đương nhiệm, cam kết sẽ truy lùng và khởi tố những kẻ phạm tội trong quá khứ, trong khi những kẻ phạm tội hiện giờ và tương lai sẽ phải đối mặt với những hình phạt nghiêm khắc hơn" - Thủ tướng cho biết trong một bài phát biểu về cách tiếp cận mới với công cuộc đấu tranh chống tham nhũng.
Vụ bê bối Quỹ Đầu tư Nhà nước 1MDB
Ông Abu Kassim Mohamed, Tổng Giám đốc Trung tâm Chống tham nhũng, liêm chính và quản lý - người đã soạn thảo các biện pháp chống hối lộ, cho biết giới chức Malaysia đã nghiên cứu trường hợp 1MDB kỹ lưỡng để soạn ra cơ chế chống tham nhũng mới.
"Khi một nhà lãnh đạo hàng đầu của quốc gia bị cáo buộc có những hành vi sai trái trong vụ bê bối quy mô lớn như vậy thì dân chúng sẽ bị tác động nặng nề", ông Abu nói với Hãng tin Reuters vào hôm thứ Hai (28/01).
Các nhà chức trách ở Malaysia và Mỹ cáo buộc Jho Low, một nhà tài phiệt có quan hệ gần gũi với gia đình ông Najib, đã biển thủ hàng tỷ USD khỏi quỹ đầu tư Nhà nước 1MDB và chuyển một tỷ USD vào tài khoản cá nhân của ông Najib.
Vào tháng 7 năm ngoái, cảnh sát Malaysia đã tịch thu hàng loạt túi xách hàng hiệu, đồng hồ xa xỉ, trang sức và 273 triệu USD tiền mặt từ những khối tài sản có liên quan đến cựu Thủ tướng.
Quá trình này kéo dài 3 ngày, cần đến 6 máy đếm tiền và 22 nhân viên ngân hàng để đếm lượng tiền mặt, lãnh đạo bộ phận chống tội phạm kinh tế của Malaysia, Amar Singh cho biết.
Rút kinh nghiệm từ vụ bê bối trên, chương trình chống tham nhũng mới sẽ tập trung vào các hoạt động có nguy cơ tham nhũng cao như bán các hợp đồng của Chính phủ cho bên thứ 3, bổ nhiệm các quan chức chính trị vào ban lãnh đạo của các doanh nghiệp nhà nước.
Tài trợ chính trị
Những quy định mới về tài trợ chính trị có thể ảnh hưởng đến những phe phái đối lập, đặc biệt là Tổ chức Quốc gia Mã Lai (UMNO) do ông Mahathir lãnh đạo cho đến năm 2003.
Ông Najib sau đó là người đứng đầu đảng này trong khoảng một thập kỷ cho đến khi gặp thất bại trong cuộc bầu cử năm ngoái.
Sau khi kiểm soát mọi liên minh cầm quyền kể từ khi độc lập vào sáu thập kỷ trước, UMNO đã thành lập một hệ thống bảo trợ để đảm bảo sự hỗ trợ từ cộng đồng dân tộc thiểu số Mã Lai.
UMNO và PAS, một đảng Hồi giáo Malay cũng ở phe đối lập, được báo cáo là đã nhận tiền từ quỹ 1MDB khi Najib còn đương nhiệm.
Malaysia giờ đây đang ở vị trí số 62 trên 180 quốc gia về Chỉ số Nhận thức Tham nhũng công bố bởi Tổ chức Minh bạch Quốc tế vào năm ngoái.
Thu Uyên (Theo Aljazeera)
TheoThanh tra
Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia nói gì sau khi con trai bị bắt? Bộ trưởng cam kết sẽ để cơ quan chức năng tiến hành điều tra và xử lý theo pháp luật. Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia Mohamad Sabu Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia Mohamad Sabu cho biết ngày 5/1 rằng con trai ông, Ahmad Saiful Islam Mohamad, đã bị cảnh sát bắt trong một cuộc đột kích chống ma túy cùng ngày. Quan chức...